Doanh nghiệp lao đao, người dân mất niềm tin vì hàng giả
![]() |
Quang cảnh tọa đàm |
Đây là lời nhận định của ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tại tọa đàm “Chống hàng giả, hàng gian: Làm sạch thị trường, bảo vệ niềm tin” do Báo Người Lao Động tổ chức.
Theo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, từ ngày 15-5 đến 15-6, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã kiểm tra 3.891 vụ; phát hiện, xử lý 3.114 vụ vi phạm, với tổng số tiền xử lý trên 63 tỉ đồng. Trong đó, tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 32 tỉ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu gần 31 tỉ đồng (gồm trị giá hàng hóa đã tiêu hủy hoặc buộc tiêu hủy gần 21 tỉ đồng, hàng hóa chờ xử lý gần 10 tỉ đồng); thu nộp ngân sách gần 36 tỉ đồng. Đáng chú ý, đã chuyển cơ quan điều tra 26 vụ có dấu hiệu hình sự, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2024.
Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm rất gian nan
Ông Nguyễn Thành Nam, Phó Cục trưởng Cục quản lý và phát triển thị trường trong nước khẳng định công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trên thị trường rất gian nan. “Có những lần chúng tôi đến các chợ, chưa kịp kiểm tra đã bị theo dõi. Ngay từ cổng chợ đã có người bám sát, thông báo qua Zalo, camera khắp nơi giám sát từng bước đi của lực lượng thực thi. Khi chúng tôi đến gần, các quầy lập tức đóng cửa, lực lượng bảo vệ vận hành tới 10 camera chỉ để cảnh giới”, ông Nam cho hay.
![]() |
Lực lượng quản lý thị trường xử lý hàng hóa vi phạm. Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh |
Về thủ đoạn làm giả, ông Nam cho biết có thể chia làm ba nhóm: làm giả hoàn toàn, làm nhái và nguy hiểm nhất là giả chính chất lượng sản phẩm (như đăng ký tiêu chuẩn chất lượng nhưng kiểm tra, xét nghiệm lại không đạt).
Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhất là ở các mặt hàng thiết yếu, dễ bị lợi dụng để đầu cơ, buôn lậu như sữa, thuốc tân dược, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, xăng dầu, đường, thuốc lá, phân bón, thực phẩm chế biến, thực phẩm từ động vật cùng các thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng vẫn diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thay đổi liên tục nhằm tránh bị kiểm tra, kiểm soát.
Các hành vi vi phạm không chỉ xảy ra tại kho, điểm tập kết, cửa hàng truyền thống mà còn ngày càng phổ biến trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, giao dịch xuyên biên giới, gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát.
Nhiều lỗ hổng trong quản lý
![]() |
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh. |
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, có nhiều nguyên nhân khiến hàng giả, hàng kém chất lượng tồn tại suốt thời gian dài, trong đó nổi bật là thủ đoạn của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi. Trước đây, hàng giả thường xuất hiện ở các cửa hàng nhỏ trong chợ, nay đã len lỏi lên các sàn thương mại điện tử, nơi giao dịch ẩn danh, khó truy dấu địa chỉ người bán cũng như kho hàng.
Đối tượng làm hàng giả, hàng kém chất lượng còn lợi dụng kẽ hở pháp luật, chia nhỏ lô hàng để né tránh trách nhiệm và che giấu danh tính. Bên cạnh đó, việc sử dụng quảng cáo rầm rộ, thậm chí thuê người nổi tiếng quảng bá, giúp hàng giả tiếp cận rộng rãi hơn với người tiêu dùng.
Thực tế, dù đã có luật, hàng giả vẫn tràn lan do tồn tại những lỗ hổng trong quản lý. Các đối tượng vi phạm luôn tìm cách khai thác kẽ hở, áp dụng thủ đoạn ngày càng tinh vi để qua mặt cơ quan kiểm tra. Đặc biệt, sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đang đặt ra không ít thách thức cho việc áp dụng pháp luật. Mặc dù hệ thống pháp luật đã nhận diện được phần nào các khó khăn này, nhưng vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Ngoài ra, nhiều thủ đoạn khác cũng được sử dụng, như trộn lẫn hàng thật với hàng giả, hoặc dùng mẫu tốt để đi xin giấy chứng nhận chất lượng rồi sau đó giảm chất lượng khi sản xuất hàng loạt nhằm thu lợi bất chính. Những mặt hàng như dầu nhớt, phụ tùng xe, yến sào… đều có nguy cơ bị làm giả cao, gây mất niềm tin trên thị trường và đặt ra trách nhiệm lớn cho cơ quan thực thi pháp luật.
Doanh nghiệp lao đao, người dân mất niềm tin
Trường hợp của Võng xếp Duy Lợi là một điển hình. Đây là thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam suốt hơn 20 năm qua, tuy nhiên sản phẩm này liên tục bị làm giả nhái và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đáng lo ngại, một vấn đề nóng hiện nay chính là môi trường thương mại điện tử. Đây vốn là kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng rộng rãi, nhưng lại giống như “chợ trời” trực tuyến, nơi hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan.
Việc các sàn thương mại điện tử liên tục tăng mức chiết khấu khiến chi phí bán hàng chính hãng trở nên cao hơn, trong khi hàng giả lại mang lại siêu lợi nhuận, càng tạo điều kiện cho gian thương hoành hành.
Dù có độ nhận diện thương hiệu cao, nhưng với quy mô còn nhỏ, Duy Lợi không đủ tiềm lực để chống chọi hiệu quả, dẫn đến thị phần bị thu hẹp, doanh nghiệp khó có thể mở rộng.
![]() |
Ông Lương Trọng Khoa, Sáng lập Công ty CP Sâm Việt Nam (Vinapanax), Phó Chủ tịch Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam (cũ) |
Hay như trường hợp của sản phẩm sâm Ngọc Linh, ông Lương Trọng Khoa, Sáng lập Công ty CP Sâm Việt Nam (Vinapanax), Phó Chủ tịch Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam (cũ) khẳng định, khi người tiêu dùng tìm kiếm từ khóa "sâm Ngọc Linh" trên mạng, thì có đến 90% kết quả hiện ra không phải là sâm Ngọc Linh thật.
Ông Khoa cho biết, tình trạng doanh nghiệp tự làm giả, tự pha trộn là một vấn đề nghiêm trọng. Trong lĩnh vực sâm Ngọc Linh, một số doanh nghiệp có thể trộn lẫn các loại sâm khác như sâm Lai Châu, tam thất… mà người tiêu dùng hoàn toàn không thể nhận biết, vì quy định hiện tại chỉ bắt buộc kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và hàm lượng saponin — trong khi saponin không phải là hoạt chất riêng có của sâm Ngọc Linh.
Một thực tế đáng lo ngại là trên mạng xã hội, chỉ cần nhiều người liên tục nhắc đến "sâm Ngọc Linh", thì dù họ bán hàng giả, người tiêu dùng vẫn dễ dàng tin theo.
Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh thật cũng đang gặp không ít khó khăn. Do sản lượng còn hạn chế, nhiều đơn vị chưa đủ điều kiện xây dựng nhà máy riêng mà phải thuê gia công, từ đó phát sinh lo ngại có thể bị xử phạt oan nếu sản phẩm bị phát hiện chứa thành phần ngoài nguyên liệu sâm Ngọc Linh mà họ không kiểm soát hết.
Cần sự chung tay của toàn xã hội
![]() |
Ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật – Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) |
“Trách nhiệm phòng chống hàng giả trên môi trường số là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, không thuộc riêng về bất cứ chủ thể nào”, ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật – Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nhấn mạnh.
Trước hết, các đối tượng trực tiếp sản xuất, kinh doanh hàng giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cả về hình sự lẫn dân sự. Tiếp đến, các sàn thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội đóng vai trò then chốt, cần xây dựng cơ chế kiểm soát, rà soát, gỡ bỏ sản phẩm vi phạm, khóa tài khoản người bán gian lận, đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
Các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm ban hành chính sách, hoàn thiện pháp luật, tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và đẩy mạnh phối hợp liên ngành.
Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu cũng cần chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ, như sử dụng tem chống giả, công nghệ truy xuất nguồn gốc, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng để phát hiện, tố giác, xử lý các hành vi xâm phạm.
Đặc biệt, người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng, cần nâng cao cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, mua sắm qua các kênh uy tín và mạnh dạn tố giác khi phát hiện hàng giả.
Tin liên quan

Cao điểm chống buôn lậu, Hải quan xử lý 93 vụ vi phạm trị giá hơn 1.600 tỷ đồng
19:08 | 03/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử
10:07 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

Điểm mặt nhiều “đại gia” nợ thuế khủng bị cưỡng chế
09:36 | 03/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Bài 2: Lật tẩy 2 vụ buôn lậu hơn 1 triệu bao thuốc lá giả nhãn hiệu
08:42 | 03/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"
19:32 | 02/07/2025 Hải quan

Khởi tố 19 đối tượng có hành vi sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh giả
16:31 | 02/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Khởi tố vụ buôn lậu 1.400 tấn nguyên liệu chân gà đông lạnh
15:28 | 02/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Quyết định khởi tố vụ án kinh doanh hơn 35.000 bộ quần áo giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
13:04 | 01/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Nâng cao hiệu quả chống buôn lậu “một mũi tên trúng ba đích”
10:04 | 01/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Chặn đứng 2 ô tô chở gần 17 tấn ngao không rõ nguồn gốc
08:51 | 01/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Bài 1: Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu thuốc lá, trị giá hơn 65 tỷ đồng
18:35 | 30/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực II: Chủ động ngăn chặn ma túy qua đường hàng không
09:40 | 30/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại
Tin mới

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"

Giải bài toán giá nhà leo thang với loại hình bất động sản mới "Livehouse"

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics