Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
EU hướng dẫn triển khai cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) Chủ động ứng phó, chính sách thuế carbon tạo động lực cho chuyển đổi xanh Nhiều doanh nghiệp còn mơ hồ về EUDR và CBAM |
Thép là một trong 6 ngành đầu tiên chịu tác động trực tiếp của Cơ chế carbon biên giới EU (CBAM). Ảnh: HPG |
Đó là chia sẻ của chuyên gia tại tọa đàm “Ứng phó hiệu quả với cơ chế CBAM: Vai trò của cơ quan đầu mối trong hỗ trợ doanh nghiệp”, do Tạp chí Công thương tổ chức ngày 16/9.
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được Liên minh châu Âu ban hành với mục tiêu xử lý lượng phát thải khí nhà kính trong một số hàng hóa nhất định nhập khẩu vào EU. Chính thức có hiệu lực từ 1/10/2023, CBAM trước mắt áp dụng đối với 6 nhóm mặt hàng nhập khẩu gồm: xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm và hydrogen.
Từ ngày 1/1/2026, CBAM sẽ bước vào giai đoạn chính thức vận hành. Theo đó, sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường EU, dựa trên mức độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.
Theo bà Nguyễn Hồng Loan, chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM, bên cạnh một số doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp đã có sự chuẩn bị nghiêm túc để ứng phó thì hầu hết doanh nghiệp chưa hiểu đầy đủ, chính xác về CBAM, dẫn đến những phản ứng, chuẩn bị chưa hiệu quả.
“Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hàng hóa khi xuất khẩu phải vượt trên ngưỡng phát thải do châu Âu quy định mới phải chịu tác động của CBAM, nhưng thực tế CBAM bao trùm về phát thải lên toàn bộ quy trình sản phẩm”, bà Nguyễn Hồng Loan chia sẻ.
Mặt khác lại có nhiều doanh nghiệp phản ứng thái quá, lo lắng về việc áp dụng CBAM sẽ phải chịu giá carbon bằng với giá carbon của châu Âu, hay như doanh nghiệp ngành gạo chưa thuộc diện áp dụng CBAM lại băn khoăn lo lắng về vấn đề này.
Bà Nguyễn Hồng Loan cho rằng với những quy định, yêu cầu chi tiết của CBAM thì các doanh nghiệp cần phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Bên cạnh đó, cần có kênh truyền thông chính thức để hướng dẫn chính thống các quy định của CBAM, giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức.
Thép là một trong 6 ngành đầu tiên chịu tác động trực tiếp của Cơ chế carbon biên giới EU (CBAM). Ông Đinh Quốc Thái, Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, cần thiết có cơ quan đầu mối chủ trì việc hướng dẫn ứng phó có hiệu quả với cơ chế CBAM. Đặc biệt, trước bối cảnh có các nguồn thông tin nhiều chiều, ngành thép mong muốn tiếp cận được các thông tin chính thống hướng dẫn để thích ứng với CBAM.
Theo ông Đinh Quốc Thái, thép là một ngành công nghiệp then chốt, sử dụng các công nghệ với chi phí đầu tư rất lớn. Vì vậy, ngành thép Việt Nam muốn chuyển đổi để thích ứng với cơ chế mới như CBAM hay chuyển đổi xanh thì phải có những bước đi thích hợp với một tầm nhìn tương ứng.
Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam mong muốn cơ quan quản lý nhà nước và nhất là Bộ Công Thương nhanh chóng trình Chính phủ hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 gắn với chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững và có những cơ chế đặc thù cho ngành thép Việt Nam để chuyển đổi xanh cũng như sản xuất bền vững.
Bên cạnh đó, để chuyển đổi đáp ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn mới doanh nghiệp cũng cần có sự hỗ trợ ban đầu về mặt tư vấn, công nghệ kỹ thuật cũng như vốn hỗ trợ từ các quỹ tín dụng xanh.
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 24/8, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng và triển khai các biện pháp hiệu quả ứng phó với cơ chế CBAM.
Để triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã đề xuất loạt giải pháp gồm xây dựng quy định liên quan đến giá carbon; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp hiểu đúng, chính xác về CBAM. Bên cạnh đó, Bộ đề xuất đẩy mạnh hoạt động tập huấn trực tiếp để doanh nghiệp hiểu rõ việc tuân thủ và chuẩn bị cho CBAM.
Về nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ông Khanh cho rằng trước hết cần hỗ trợ cụ thể cách giảm phát thải carbon, đẩy mạnh nguồn tài chính xanh để doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất xanh hơn, ít thải carbon hơn.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh kết nối với phía EU yêu cầu công bố những tổ chức tư vấn hợp lệ hay đàm phán lùi thời gian chuyển đổi với các ngành hàng Việt Nam tới sau năm 2026, đồng thời đấu tranh trên các diễn đàn đa phương để có những cam kết, quy định linh hoạt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK