Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế làm việc với Bộ Tài chính
Toàn cảnh buổi làm việc. |
Tinh giản 1.017 trường hợp
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Trần Xuân Hà; Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai; Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn và đại diện các đơn vị trong Bộ Tài chính đã cùng Đoàn công tác trao đổi, thảo luận, tiếp thu các ý kiến đóng góp để triển khai công tác quản lý biên chế trong thời gian tới…
Báo cáo tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, triển khai thực hiện các quy định của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã chủ động, sát sao, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, chủ động phổ biến, quán triệt tư tưởng đến các tổ chức, cá nhân.
Trong tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính luôn quán triệt nguyên tắc giao biên chế không cào bằng với tỷ lệ giảm như nhau tại các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quy mô khối lượng công việc, vị trí việc làm và quá trình sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn bộ máy gắn với thực hiện cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị. Đối với nhiệm vụ mới phát sinh, Bộ Tài chính chủ động điều chỉnh, bổ sung biên chế cho các đơn vị trong phạm vi tổng số biên chế được giao của toàn ngành.
Hàng năm, Bộ Tài chính đã thực hiện tinh giản biên chế theo kế hoạch, đến nay đã tinh giản được tổng số 1.017 trường hợp, đạt 110,4% so với kế hoạch.
Đồng thời, đã bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, trong đó, từ năm 2015 đến năm 2021, đã thẩm định, duyệt kinh phí tinh giản biên chế đối với các trường hợp với tổng số kinh phí là 139.974,848 triệu đồng.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại buổi làm việc. |
Riêng năm 2021, Bộ Tài chính được giao 66.836 chỉ tiêu biên chế công chức hành chính, giảm 7.426 chỉ tiêu so với năm 2015, tương đương 10%. Tính đến 30/6/2021, Bộ Tài chính đã sử dụng 66.274 chỉ tiêu biên chế hành chính.
Biên chế viên chức giao năm 2021 tại các đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là 2.054 chỉ tiêu (giảm 10% biên chế so với năm 2017).
Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho biết, tính đến thời điểm 30/6/2021, Bộ Tài chính đã sử dụng 1.624 biên chế tại đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã thực hiện thay thế nguồn chi thường xuyên từ NSNN bằng nguồn thu sự nghiệp, giảm chi NSNN hỗ trợ cho hoạt động thường xuyên và giải thể đối với một số đơn vị sự nghiệp. Theo đó, nguồn NSNN hỗ trợ hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ đến năm 2021 đã giảm 31,75% so với giai đoạn 2016-2020.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi làm việc. |
Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác sắp xếp bộ máy đã góp phần giảm bớt các tầng nấc trung gian gắn với cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảm chi phí đầu tư cơ sở vật chất.
Theo đó, giảm tổ chức phòng trong các vụ, cục và tương đương thuộc Cơ quan Bộ Tài chính; thực hiện cải cách cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, chuyển từ mô hình chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành chi cục thuế khu vực thuộc cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
Giai đoạn từ tháng 6/2017 đến 30/6/2021, Bộ Tài chính đã sắp xếp giảm trên 4.200 đầu mối đơn vị hành chính các cấp; giảm 10 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc. Riêng Tổng cục Thuế đã giảm 2.512 đơn vị (trong đó 85 phòng, 296 chi cục và 2.131 tổ, đội); Kho bạc Nhà nước giảm 1.535 đơn vị.
Giai đoạn 2022 – 2026 giảm ít nhất 10% đơn vị sự nghiệp công lập
Liên quan đến đề án vị trí việc làm, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho biết, đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc rà soát danh mục bản mô tả vị trí việc làm công chức, viên chức nghiệp vụ chuyên ngành, chuyên môn dùng chung, hỗ trợ phục vụ và lãnh đạo quản lý đặc thù ngành Tài chính để Bộ Nội vụ tổng hợp trình Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt.
Năm 2022, Bộ Tài chính được giao 66.836 biên chế công chức, bằng năm 2021. Với chức năng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, Bộ Tài chính có phạm vi và đối tượng quản lý lớn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế đòi hỏi việc xây dựng, hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về tài chính ngày càng minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Để tạo điều kiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng khối lượng công việc ngày một tăng, giai đoạn 2023 – 2026, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục được giao ổn định biên chế là 66.836 chỉ tiêu công chức.
Bộ Tài chính sẽ thực hiện giảm chi NSNN hỗ trợ cho hoạt động thường xuyên, để các đơn vị chủ động tăng cường tự cân đối chi từ nguồn thu sự nghiệp và thực hiện giải thể đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập nhằm thực hiện mục tiêu giai đoạn 2022 – 2026 giảm ít nhất 10% so với năm 2021.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn công tác đánh giá cao công tác quản lý biên chế giai đoạn 20216 – 2021 của Bộ Tài chính. Đại diện lãnh đạo các Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế đã làm rõ thêm một số nội dung, đồng thời đề xuất, kiến nghị một số vấn đề về công tác tổ chức bộ máy, biên chế trong thời gian tới.
Tăng cường mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã đề nghị Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ đề xuất với Đảng, Chính phủ xem xét giao biên chế giai giai đoạn 2022 – 2026 cho Bộ Tài chính đảm bảo bố trí biên chế cần thiết cho các đơn vị chuyên xây dựng chính sách, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo định hướng giải pháp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW; những đơn vị tác nghiệp trực tiếp, có tính đặc thù do phải bố trí cán bộ triển khai nhiệm vụ 24/7 để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, mà hiện tại, công chức ở những bộ phận này đang phải làm thêm giờ, số giờ làm thêm cao hơn nhiều so với mức 200 giờ/năm quy định trong Bộ Luật Lao động.
Đồng thời duy trì cấp Phòng trong một số Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính để đảm bảo yêu cầu công việc vì công tác chuyên môn hóa cao nên nếu giao cho từng cá nhân sẽ không đảm bảo được hiệu quả.
Trong năm 2022, Bộ Tài chính dự kiến chuyển Học Viện Tài chính từ đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên, đồng thời, bổ sung biên chế hưởng lương từ NSNN cho một số đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ quản lý nhà nước nhưng có số lượng biên chế chưa đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ.
Theo đó, tổng số biên chế đề xuất giao cho các đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên và ngân sách đảm bảo chi thường xuyên là 2.049 chỉ tiêu, trong đó: 1.282 chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ NSNN (giảm 772 chi tiêu, tương đương 37% so với biên chế Bộ Tài chính thực hiện giao năm 2021 tại Quyết định số 2452/QĐ-BTC ngày 28/12/2018, đồng thời, giảm 1,7% so với kế hoạch biên chế Bộ Tài chính báo cáo Bộ Nội vụ năm 2021), theo đó, đảm bảo vượt hơn 3 lần so với định mức tối thiểu (10%) của định hướng đề ra.
Trong năm 2023 – 2026, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, qua đó, thực hiện giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn NSNN theo mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng dự kiến sẽ thực hiện một số giải pháp trong công tác quản lý biên chế giai đoạn 2022- 2026.
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương đánh giá cao trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết 39-NQ/TW. Việc áp dụng CNTT vào công việc đã giúp cho Bộ Tài chính mặc dù giảm biên chế nhưng công việc vẫn được triển khai hiệu quả.
Tuy nhiên, việc tinh giản biên chế của Bộ Tài chính hiện cũng giống các Bộ khác là đa số rơi vào người đến tuổi về hưu, người kém năng lực, người có năng lực xin thôi việc để chuyển ra doanh nghiệp làm để được hưởng lương cao hơn…
Đồng chí Trương Thị Mai cho rằng, nếu tới đây triển khai theo Đề án vị trí việc làm sẽ hạn chế được tình trạng "chảy máu chất xám" tại các bộ, ngành hiện nay, vì những người có năng lực, mặc dù thâm niên ít hơn nhưng có thể hưởng lương cao hơn những người có thâm niên nhưng kém năng lực.
Ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của Bộ Tài chính về quản lý biên chế trong thời gian tới, đồng chí Trương Thị Mai cho biết sẽ kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền xem xét.
Tin liên quan
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics