Đo lường tác động của EVFTA đến các ngành niêm yết trên thị trường chứng khoán
Cơ hội từ thị trường EU
Hiện nay, EU là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với khu vực thị trường châu Âu. Từ năm 2000 đến 2018, giá trị thương mại giữa Việt Nam và EU tăng hơn 13 lần, từ mức 4,1 tỷ USD lên 56,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng hơn 15 lần, từ 2,8 tỷ USD lên 42,5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân CAGR của giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2012 - 2018 đạt 12,7%/năm. Trong đó, mức tăng trưởng xuất khẩu sang EU năm 2018 chỉ đạt 3,1%.
Xuất khẩu Việt Nam sang EU 5T2019 (Đơn vị: triệu USD). |
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, đóng góp chính vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang EU là ngành gỗ (+73%), hàng dệt may (+15%), phương tiện vận tải và phụ tùng (+41%), thủy sản (+0,17%). Ðây cũng là các ngành sẽ được hưởng lợi nhất từ Hiệp định EVFTA.
Nhập khẩu của Việt Nam từ EU 5T2019 (Đơn vị: triệu USD). |
EVFTA ngay lập tức gỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, tương đương với 70,3% kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU, đây sẽ là cơ hội gia tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường quan trọng này.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU |
Trong các nhóm ngành chịu ảnh hưởng từ EVFTA, các ngành dệt may, thủy sản, cảng biển sẽ được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp, một số ngành khác được xóa bỏ thuế quan nhưng không được hưởng lợi nhiều như ngành gỗ.
Nhìn chung, EVFTA sẽ là động lực giúp các doanh nghiệp chủ động thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang các nước thuộc nhóm EU.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng lên các nhóm ngành nói chung và các cổ phiếu nói riêng sẽ có tính phân hóa rõ rệt dựa vào mức thuế suất của ngành và cơ cấu thị phần xuất khẩu các doanh nghiệp trong ngành.
Ngành dệt may - Tích cực trong dài hạn
EVFTA sẽ có tác động tích cực đến ngành dệt may Việt Nam trong dài hạn, bởi 42,5% dòng thuế áp dụng đối với các sản phẩm dệt may giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, còn lại sẽ giảm về 0% sau 3 - 7 năm, giúp dệt may Việt Nam cạnh tranh hơn với các sản phẩm từ Bangladesh và Campuchia đang được hưởng thuế GSP = 0%.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp trong nước và các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, EVFTA đối với ngành dệt may sẽ là một cú huých với các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang EU. Một số doanh nghiệp dệt may có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang thị trường EU là TNG (>50%), GMC (41%), MSH (30%), VGG (14%), TCM (3,64%).
Trong ngắn hạn, tác động tích cực của EVFTA sẽ chưa đáng kể do các doanh nghiệp và đối tác đặt hàng cần thời gian để tìm kiếm nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển các dự án dệt nhuộm nhằm đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp định, trong đó có quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” (có tính nguồn gốc xuất xứ cộng gộp từ nước thứ 3 đã có cam kết thương mại tự do với cả Việt Nam và EU, ví dụ Hàn Quốc).
Ngành thủy sản - Tôm có triển vọng tích cực nhất
EU đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 17% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), EU chiếm 22% tỷ trọng sản phẩm tôm, 11% cá tra, 30 - 35% các mặt hàng hải sản khác.
Khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất nhập khẩu giảm sẽ đem lại ích lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam: các sản phẩm hải sản (hàu, sò điệp, mực...) sẽ được giảm ngay về 0% từ mức 20%; các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh đang có mức thuế 6 - 8% sẽ giảm ngay về 0%, cá cờ kiếm từ 7,5% về 0%...
Hiệp định cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp sẽ phải tập trung nâng cao và cải thiện các yếu tố về xuất xứ, tiêu chuẩn về lao động và môi trường, vệ sinh an toàn để đáp ứng các quy định khắt khe.
Với sản phẩm cá tra, theo thống kê của VASEP, tính đến giữa tháng 5/2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 105,2 triệu USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ðây là dấu hiệu tăng trưởng quay trở lại trạng thái tích cực rõ nét sau vài năm giảm sút gần đây. EVFTA sẽ giúp các sản phẩm cá tra đang chịu mức thuế 9% giảm về 0% với lộ trình 3 năm.
Ngành gỗ - Không có tác động nhiều
Hiện nay, do ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam không chịu nhiều thuế xuất khẩu (mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đồ gỗ thành phẩm, thuế suất từ 0 - 2%), do đó EVFTA sẽ không có tác động quá nhiều đến ngành này.
Những doanh nghiệp xuất khẩu lớn như GDT (sản phẩm xuất khẩu vào châu Âu chiếm 3 - 5%), PTB (10 - 15%) có thể tận dụng lợi thế về việc sản phẩm gỗ có xuất xứ để tăng tỷ trọng xuất khẩu.
Ngoài ra, việc giảm thuế về 0% cho các sản phẩm máy móc giúp các doanh nghiệp gỗ có thể tiếp cận được máy móc tân tiến với giá cả thấp hơn, từ đó nâng cao năng lực ngành gỗ của Việt Nam.
Ngành cảng biển - Hưởng lợi gián tiếp
EVFTA được ký kết giữa Việt Nam và khối kinh tế châu Âu sẽ góp phần tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước, đồng thời làm gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói chung và lượng hàng hóa thông cảng Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, ngành cảng đang trong tình trạng dư thừa công suất. Năm 2018, tổng lượng hàng thông cảng năm 2018 ước đạt 4,9 triệu TEU (+9,1%) so với tổng công suất thiết kế của ngành là 7,8 triệu TEU (đến năm 2020, tổng công suất thiết kế ngành dự kiến tăng lên 8,6 triệu TEU).
Do đó, mức độ tác động của EVFTA đến ngành cảng biển Việt Nam sẽ không nhiều. Việc hưởng lợi chủ yếu là một số cảng có vị trí thuận lợi và khả năng tăng thêm công suất.
Tin liên quan
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics