Định hình chiến lược kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới
Gói kích thích kinh tế: Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt | |
Thúc đẩy mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc | |
Việt Nam tiếp tục trong nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới |
Sẽ có nhiều cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới Ảnh: S.T |
2 Kịch bản cho kinh tế Việt Nam 2021
Theo Báo cáo "Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng" của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2020 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19. Các tổ chức quốc tế đã cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020 và 2021 với đánh giá lạc quan hơn so với hồi giữa năm 2020, dù còn giữ sự thận trọng. Dù vậy, một rủi ro hiện hữu là các nền kinh tế chủ chốt có thể phục hồi không đồng thời, do thời điểm ra khỏi dịch Covid-19 có thể khác nhau.
Chuyên gia kinh tế Những cơ hội đang ngày càng rõ nét đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, ký kết hàng loạt FTA với các nền kinh tế hàng đầu thế giới... sẽ là cơ hội để Việt Nam có được bước phát triển mới. Tuy nhiên, để trở thành quốc gia phát triển chắc chắn là nhiệm vụ không hề dễ dàng với Việt Nam. Hiện tại, GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt gần 2.800 USD/năm, trong khi muốn trở thành quốc gia phát triển thì con số này phải đạt từ 10.000 - 12.000 USD. Điều đó có nghĩa, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt từ 7 - 8%/năm trong 20 năm tới. Ngay từ nội địa, các thị trường trong nước cần phải kết nối với các thị trường. Trong khi thị trường thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu tăng trưởng chậm và chưa thể phục hồi nhanh ở các thị trường lớn, như: Mỹ, EU… thì việc khai thác thị trường trong nước là rất quan trọng. Đồng thời, cần đẩy nhanh việc đầu tư công, khai thác khu vực kinh tế tư nhân, liên kết doanh nghiệp nhỏ và vừa vào các chuỗi giá trị để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển nông nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0… |
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho rằng, hiện nay, số ca nhiễm Covid-19 cũng như các biến thể của Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp. Đây sẽ là trở lực lớn đối với tăng trưởng kinh tế năm 2021. Chính vì vậy, dù lạc quan nhưng Chính phủ vẫn cần hết sức thận trọng khi đề ra những mục tiêu tăng trưởng cho năm 2021 và giai đoạn tiếp theo.
Nhận định về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021, CIEM dự báo 2 kịch bản. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1 và 6,46% trong kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong kịch bản 1 và tăng 5,06% trong kịch bản 2.
Trong kịch bản 1, GDP của thế giới tăng 4% trong năm 2021. Giá hàng nông sản xuất khẩu tăng 12,6%. Giá dầu thô thế giới tăng 11,4%. Về phía Việt Nam, tỉ giá VND/USD của ngân hàng thương mại giảm 0,5%. Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%. Tín dụng tăng 12%. Giá nhập khẩu hàng hóa giảm 0,5%. Dân số tăng 1,08%/năm và việc làm tăng 0,86%. Lượng dầu thô xuất khẩu giả thiết giữ nguyên so với năm 2020. Tỉ giá hữu hiệu thực giả thiết giảm 1%. Trên cán cân thanh toán, chuyển giao của Chính phủ và khu vực tư nhân (ròng) đều giảm 5% và giảm 5%. Vốn thực hiện của khu vực FDI (bao gồm cả phía nước ngoài và phía Việt Nam) tăng 2% so với năm 2020. Giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức 420.000 tỷ đồng.
Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết giả thiết như trong kịch bản 1, chỉ điều chỉnh giá hàng nông sản xuất khẩu tăng 15%; giá dầu thô thế giới tăng 20%; tổng phương tiện thanh toán tăng 14%; tín dụng tăng 13%; vốn thực hiện của khu vực FDI (bao gồm cả phía nước ngoài và phía Việt Nam) tăng 5% và giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức 477.300 tỷ đồng.
Phân tích kĩ hơn về 2 kịch bản trên, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) cho biết, các kịch bản này chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: kinh tế thế giới còn bất định, rủi ro; dịch Covid-19 và các biến thể diễn biến phức tạp, khó lường; nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu; cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước. Bên cạnh đó, xu hướng nới lỏng tiền tệ và giảm giá đồng nội tệ ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á trong bối cảnh Covid-19, cùng với việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước nhập khẩu cũng là những rủi ro được đưa ra.
“Ở trong nước, khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài; nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, và doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước… Và dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ... không chỉ ở thị trường Mỹ”, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh.
Rà soát lại các trụ cột
Theo Viện trưởng Viện CIEM, đại dịch Covid-19 là "một lời cảnh tỉnh" quan trọng để Việt Nam lưu tâm hơn tới các cải cách đủ chất lượng cho phát triển bền vững. Diễn biến phức tạp và kéo dài của đại dịch Covid-19 buộc chúng ta phải nhìn nhận các yêu cầu cải cách đủ sâu rộng trong thời gian tới, thay vì tư duy "chờ qua dịch rồi mọi thứ sẽ bình thường trở lại”. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% cho năm 2021, Chính phủ cần tiếp tục duy trì tốc độ giải ngân vốn đầu tư công như quý 4/2020 bởi đây là động lực tăng trưởng rất lớn cho nền kinh tế. Cũng theo bà Trần Thị Hồng Minh, để đón được làn sóng đầu tư nước ngoài, nắm bắt được các cơ hội hiện hữu từ xu hướng dịch chuyển sản xuất trên toàn cầu, Chính phủ cũng cần sớm đưa ra những giải pháp căn cơ như: thúc đẩy cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là tiếp tục cải cách thể chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.
Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng, chúng ta đang hơi chủ quan và quá lạc quan. Bởi cần nhìn nhận xem nền kinh tế thực sự có đổi mới so với năm trước không, bởi lẽ, chủ yếu chúng ta mới làm rào chắn tốt, nên nền kinh tế chịu tác động ít hơn so với các nền kinh tế khác, còn về cơ bản thì cấu trúc kinh tế, năng lực cạnh tranh chưa có thay đổi căn bản về chất. Nếu như chúng ta không kiểm soát được dịch Covid-19 thì sẽ rơi vào khủng hoảng như năm 2020. Vì vậy phải xác định năm 2021 vẫn là giai đoạn khủng hoảng khi vaccine nhập về Việt Nam chưa đủ. Chúng ta vẫn phải đối mặt với Covid-19. Vì vậy, vừa phải có giải pháp đặc biệt đối mặt với khủng hoảng, vừa phải có giải pháp chiều sâu dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong chiến lược phát triển kinh tế. Chính phủ không nên chủ quan, thỏa mãn với việc Việt Nam đã lọt vào nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Phải rất thận trọng, nếu không sẽ rơi vào tình trạng không muốn xem xét khiếm khuyết, hạn chế đẩy mạnh cải cách.
Thừa nhận năm 2021 còn nhiều rủi ro, khó đoán định, Viện trưởng Bùi Quang Tuấn cho rằng, phải rà soát lại các trụ cột giúp chúng ta thành công trong năm 2020 xem yếu tố nào đóng vai trò quyết định, liệu có tiếp tục phát huy trong năm 2021, nếu có cần duy trì, đẩy mạnh thêm. “Chỉ trong hoàn cảnh của dịch bệnh, khủng hoảng mới thấy sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, từ kiểm soát dịch bệnh đến cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính… Đây là yếu tố quan trọng, cần đẩy mạnh trong giai đoạn tới”, ông nói.
Mặt khác, Việt Nam có nhiều cơ hội về chuyển đổi số. Tuy vậy, cần có giải pháp cụ thể, bởi chuyển đổi số hiện nay mới chỉ mang tính chất kêu gọi, khơi gợi, chỉ có 2% startup sống sót. Ông Tuấn đề xuất phải có giải pháp cụ thể, chính sách đặc biệt để thu hút đầu tư của khu vực ngoài nhà nước vào lĩnh vực này. Đặc biệt, “do chưa có vaccine nên trong năm 2021 cùng với giải pháp phải đối mặt với khủng hoảng thì cần có giải pháp mang tính chiều sâu ở tầm nhìn 10 năm và lâu hơn, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo - tạo trụ cột mới cho cả giai đoạn tới”, ông Tuấn nói.
Trong bối cảnh khủng hoảng thì tăng đầu tư công để duy trì mục tiêu tăng trưởng qua việc ồ ạt giải ngân đầu tư công cũng là điều tốt, nhưng đó là giải pháp mang tính thời điểm. Về lâu dài, không phải dựa vào giải pháp căn cơ, mà dựa vào nguồn lực tư nhân, khu vực ngoài nhà nước.
Ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Để đạt mục tiêu tăng trưởng đầu tư tư nhân phải phục hồi Để đảm bảo kịch bản kinh tế lạc quan tăng trưởng 6,5% - 6,7% trong năm 2021, Việt Nam cần phục hồi lại sức mua của thị trường trong nước, phục hồi đầu tư doanh nghiệp tư nhân và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng. Song song đó, Việt Nam phải giữ được chính sách tiền tệ, tài khoá cùng đồng hành cùng bổ trợ cho nhau ở trạng thái hỗ trợ tăng trưởng, nhưng không làm mất đi các cân đối lớn vĩ mô. Năm 2021, để có được tăng trưởng 6,7-7% đầu tư tư nhân phải phục hồi. Duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ là động lực chính thúc đẩy đầu tư doanh nghiệp tư nhân năm 2021 và những năm sau. Năm 2021 là năm đầu của nhiệm kỳ mới, vẫn trong bối cảnh phục hồi từ năm 2020, đầu tư tư nhân có thể phục hồi nhưng để đảm bảo tăng trưởng chúng ta vẫn phải tăng đầu tư cơ sở hạ tầng trong năm 2021. Việt Nam đã từng có những lo ngại dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ suy giảm trong năm 2020. Kết quả cho thấy vốn đầu tư nước ngoài đăng ký năm 2020 có giảm về tăng trưởng, nhưng số tuyệt đối vẫn lớn. Đây là tín hiệu tích cực cho năm 2021. Tuy nhiên, dòng vốn nước ngoài phục hồi và thách thức cho cơ quan điều hành chính sách đó là đảm bảo nền kinh tế Việt Nam vẫn hấp thu được dòng vốn nước ngoài vào mạnh vẫn giữ được ổn định vĩ mô. Ông Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM: Tiếp tục “xây tổ để cho đại bàng về” Tôi cho rằng, những thành tựu đạt được trong năm 2020 là không thể phủ nhận, nhưng cũng đừng quá chủ quan, thỏa mãn, nếu không nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt. Chỉ cần một chính sách sai khiến dịch bệnh bùng phát trở lại, kinh tế có thể phải đánh đổi nhiều lần để khắc phục hậu quả, do vậy, không nên “tham bát bỏ mâm”. Về các biện pháp cho năm nay, tôi cho rằng, vẫn phải thực hiện “mục tiêu kép” như Thủ tướng Chính phủ đã phát động, đó là vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều biện pháp đã được các chuyên gia kinh tế đưa ra để phục hồi và phát triển kinh tế như đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu dùng, du lịch, đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân… Tuy nhiên, tôi cho rằng giải pháp căn cơ nhất vẫn là cải cách thể chế với việc ban hành luật pháp, chính sách kịp thời, phù hợp; tinh gọn bộ máy Nhà nước và đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Thực hiện được điều này sẽ góp phần thực hiện tốt tất cả các biện pháp trên. Một điểm đáng chú ý nữa đó là khu vực FDI đóng góp rất lớn vào kinh tế Việt Nam, do đó, cần tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài “xây tổ để cho đại bàng về”. Tuy nhiên, cũng cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, hình thành những “đại bàng” của Việt Nam. Đồng thời, bên cạnh chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải tạo điều kiện hình thành phát triển doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, Việt Nam nên tìm cách để duy trì và mở rộng thị trường truyền thống, tránh để thu hẹp lại, tránh để bị mất, cùng với đó là phát triển thị trường mới. Song song với đó, Chính phủ cũng cần chú trọng phát triển nông nghiệp, vì đây là lĩnh vực căn cơ trong khi giai đoạn hiện nay và tới đây khi tình hình thế giới vẫn bất định. Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê: Đầu tư công vẫn là trụ cột của nền kinh tế Sự nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp Việt và chính sách đầu tư công của Chính phủ cùng với những giải pháp của Chính phủ ứng phó với dịch Covid-19 là những yếu tố quan trọng đã tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, vai trò của đầu tư công vô cùng quan trọng bởi đó chính là trụ cột của nền kinh tế, đầu tư công kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn và cả dài hạn. Theo Tổng cục Thống kê, 1 đồng đầu tư công có tác động và lan tỏa đến 4,2 đồng đầu tư tư nhân. Nếu cứ tăng giải ngân 1% đầu tư công thì GDP tăng thêm 0,06%. Trong năm 2020 vừa qua, tiến độ giải ngân đầu tư công nhanh đã tác động rất tốt đến sự phát triển của nền kinh tế. Một ví dụ cụ thể hơn là nếu giao thông phát triển sẽ giảm chi phí logistics cho nền kinh tế, giảm thời gian luân chuyển hàng hóa, từ đó tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright: Nhìn nhận đúng các xu thế trong tương lai cho giai đoạn 5, 10, 20 năm tới Tăng trưởng dương năm 2020 sẽ là thành công đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đây là vấn đề ngắn hạn và không nên được xem là mục tiêu chính. Việc phục hồi, phát triển dài hạn hậu dịch Covid-19 mới là quan trọng. Muốn làm tốt, chúng ta cần nhìn nhận đúng các xu thế trong tương lai cho giai đoạn 5, 10, 20 năm tới. Đối với vấn đề tăng trưởng năm 2021, sự tăng trưởng trong thay đổi, trong cải cách; tăng trưởng phải thích ứng với xu thế mới, lối sống và cách tiêu dùng xanh, bền vững; tăng trưởng gắn với quản trị rủi ro bất định trong một thế giới còn nhiều điều khó lường. Tăng trưởng về lượng đi kèm với sự chuyển biến rõ rệt về chất là điều đang được nhiều chuyên gia kỳ vọng. 2021 được dự báo sẽ là một năm phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Đó sẽ là sự phục hồi gắn với thương mại, đầu tư, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, tăng trưởng xanh, sẽ là sự phục hồi trong thay đổi, phục hồi trong bất định, phục hồi trong thích ứng… Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK