Điều hành chặt bội chi ngân sách, chống lãng phí đạt nhiều kết quả
Trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn bội chi ngân sách hơn 216 nghìn tỷ đồng | |
Chủ động có định hướng chính sách phù hợp trong điều hành quản lý giá | |
Bội chi ngân sách giai đoạn 2022-2024 khoảng 3,8% GDP |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo quyết toán NSNN năm 2020 trước Quốc hội. |
Trình phê chuẩn bội chi ngân sách hơn 216 nghìn tỷ đồng
Liên quan tới “Báo cáo quyết toán NSNN năm 2020”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, về quyết toán thu NSNN, dự toán là 1.539.052,8 tỷ đồng; quyết toán là 1.510.579,2 tỷ đồng, giảm 1,9% (28.473,6 tỷ đồng) so với dự toán. Về quyết toán chi NSNN, dự toán là 1.773.766,2 tỷ đồng; quyết toán là 1.709.523,7 tỷ đồng, bằng 96,4% (giảm 64.242,5 tỷ đồng) so với dự toán.
Về bội chi NSNN, dự toán Quốc hội quyết định đầu năm là 234.800 tỷ đồng, bằng 3,44% GDP. Tại Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020, Quốc hội cho phép tăng bội chi ngân sách Trung ương (NSTW) thêm tối đa 133.500 tỷ đồng. Khi đó, số bội chi NSNN Quốc hội cho phép là 368.300 tỷ đồng, tương đương 5,41% GDP kế hoạch. Quyết toán số bội chi NSNN là 216.405,6 tỷ đồng, bằng 3,44% GDP thực hiện, giảm 18.394,4 tỷ đồng so với dự toán đầu năm theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 và giảm 151.894,4 tỷ đồng so với mức Quốc hội cho phép theo Nghị quyết số 128/2020/QH14.
Sáng 23/5, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV long trọng khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: trong 19 ngày làm việc (từ ngày 23/5 đến ngày 16/6), Quốc hội sẽ xem xét, quyết định những nội dung quan trọng như: các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020. Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến lần đầu 6 dự án luật, gồm: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Dầu khí (sửa đổi)... Về xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia: Quốc hội sẽ xem xét, quyết định Chủ trương đầu tư 05 Dự án hạ tầng giao thông quan trọng: Đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Đường bộ cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu; Đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. |
“Với kết quả quyết toán NSNN năm 2020 như trên, tổng thu NSNN 5 năm 2016-2020 đạt 6,918 triệu tỷ đồng, bằng 100,8% kế hoạch; tỷ lệ huy động đạt 25,3% GDP (mục tiêu là 23,5% GDP); cơ cấu thu chuyển biến tích cực, theo hướng bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 đạt 85,6% tổng thu NSNN (mục tiêu là 84-85%)”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành Tài chính nêu rõ: công tác phân bổ, sử dụng NSNN có nhiều đổi mới; đã triển khai Kế hoạch tài chính 5 năm, kiểm soát chi ngân sách trong phạm vi khả năng thu; đã quản lý, điều hành chặt chẽ bội chi NSNN, bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,37% GDP (mục tiêu là không quá 3,9% GDP), giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 5,4% GDP.
Trên cơ sở các nội dung đã báo cáo, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán thu, chi NSNN năm 2020 như sau: Tổng số thu cân đối NSNN là 2.279.735,6 tỷ đồng. Trong đó, số thu NSNN theo dự toán là 1.510.579,2 tỷ đồng, thu chuyển nguồn năm 2019 sang năm 2020 là 592.648,8 tỷ đồng, thu từ kết dư năm 2019 là 173.819,1 tỷ đồng và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN là 2.688,5 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối NSNN là 2.352.929,8 tỷ đồng. Trong đó, chi NSNN theo dự toán là 1.709.523,7 tỷ đồng, chi chuyển nguồn sang năm 2021 là 643.406,1 tỷ đồng. Bội chi NSNN 216.405,6 tỷ đồng, bằng 3,44% GDP, bao gồm: bội chi NSTW là 213.088,6 tỷ đồng, bội chi ngân sách địa phương (NSĐP) là 3.317 tỷ đồng.
Kịp thời điều chỉnh chính sách tài khóa
Trình bày “Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021”, người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định: kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội (KTXH), góp phần quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KTXH, kiểm soát và hạn chế được tác động của dịch bệnh Covid-19, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát và nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra.
Cụ thể, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán quản lý sử dụng kinh phí NSNN góp phần thực hiện thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, kéo dài ở nhiều địa phương, Chính phủ kịp thời điều chỉnh về chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN, hộ gia đình và người dân (năm 2021 đã thực hiện miễn, giảm, giãn ước khoảng 119,4 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất), góp phần từng bước khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống cho người dân trong trạng thái bình thường mới. Qua đó, kết quả thu NSNN đạt 1,568 triệu tỷ đồng, vượt 16,8% so với dự toán.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổ chức điều hành dự toán NSNN chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách; cải cách công tác kiểm soát chi NSNN; thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021. Tổng số chi NSNN năm 2021 ước đạt 1.854,9 nghìn tỷ đồng, bằng 110% dự toán.
Nội dung đáng chú ý trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được người đứng đầu ngành Tài chính nhắc tới còn là thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong đầu tư công, quản lý tài sản công. Ngay từ đầu năm 2021, Chính phủ xác định đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Lũy kế giải ngân năm 2021 là khoảng 383 nghìn tỷ đồng, đạt 83,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ước thanh toán từ đầu năm đến hết 31/1/2022 là 431 nghìn tỷ đồng, đạt 93,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao...
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK