Điểm vào đại học: Ngành tăng "chót vót", ngành “vét" thí sinh
Sinh viên Trường Đại học Bách khoa đóng học phí qua ViettelPay | |
Khối ngành Công an công bố điểm trúng tuyển đại học | |
9 điểm/môn vẫn trượt những đại học nào? |
Điểm tuyển sinh đại học năm nay có sự biến động ở nhiều ngành. Ảnh: ST |
Một số ngành điểm tăng đột biến
Nhìn vào thực tế điểm chuẩn tuyển sinh các năm trước cho thấy, điểm chuẩn chỉ tăng mạnh ở nhiều ngành “hot”, nhu cầu xã hội lớn, được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên năm nay có một điểm khác, bên cạnh các ngành “hot” truyền thống đã xuất hiện thêm nhiều ngành có điểm chuẩn rất cao.
Nhắc tới các ngành “hot” năm nay phải kể tới ngành Hàn Quốc học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có điểm chuẩn đầu vào khối C00 là 30 điểm (thang điểm 30). Như vậy, để trúng tuyển thí sinh phải đạt 3 điểm 10 hoặc được cộng điểm ưu tiên để tròn 30.
Hay ngành Luật của Đại học Kiểm sát Hà Nội xét tuyển khối C00 (Văn, Sử, Địa) có điểm chuẩn là 29,67 với nữ ở khu vực miền Bắc. Như vậy, nếu không có điểm cộng ưu tiên, thí sinh đạt mỗi môn 9 điểm vẫn chưa có “vé” vào trường.
Theo lý giải của các trường, sở dĩ điểm chuẩn ngành này đặc biệt cao là do số lượng tuyển sinh ít nhưng số thí sinh đăng ký thi vào lại quá đông. Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho biết, lượng chỉ tiêu vào ngành Hàn Quốc học không cao, chỉ với 50 chỉ tiêu, trong đó đã có 30 tuyển thẳng, 20 còn lại dành cho xét dựa theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, do mặt bằng điểm chuẩn năm nay khá cao do vậy chỉ cần trường lấy ở mức 9 điểm hay 9,5 điểm/môn, lượng thí sinh đủ điểm vượt chỉ tiêu sẽ rất lớn.
Một số ngành khác cũng có điểm chuẩn tăng cao như ngành Khoa học máy tính của trường Đại học Bách khoa Hà Nội có mức điểm chuẩn là 29,94 điểm. Đây cũng là mức điểm chuẩn cao nhất của trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Các ngành cùng thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin của trường cũng đều lấy điểm chuẩn từ 25 điểm trở lên. Tương tự, nhóm ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Công nghệ- Đại học Quốc gia Hà Nội cũng lấy điểm chuẩn ở mức 28,1 điểm. Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ngành Robot và trí tuệ nhân tạo có điểm chuẩn cao nhất với mức 27 điểm.
Giải thích điểm chuẩn tăng mạnh lãnh đạo một số trường đại học cho rằng có nhiều nguyên nhân trong đó phải kể tới độ khó của đề thi năm nay có phần giảm bớt. Cụ thể, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT các môn năm nay cao hơn năm 2019 từ 1- 2 điểm, phổ điểm trung bình các khối thi cũng đều cao hơn năm 2019 khoảng 20%.
Nếu tình hình giống như năm trước, điểm trúng tuyển về mặt nguyên tắc cũng sẽ cao hơn khoảng 20%. Điều này có nghĩa, những ngành năm 2019 có điểm chuẩn là 21, năm nay sẽ ở mức 24, 25 điểm, những ngành năm trước 24 điểm, năm nay sẽ tăng lên 27, 28 điểm. Những thí sinh năm nay thi đạt 26 điểm, cũng chỉ tương đương 21, 22 năm 2019.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT trường ĐH FPT cho rằng, điểm chuẩn đại học năm nay tăng vọt so với những năm trước xuất phát từ nguyên nhân dịch bệnh Covid-19 kéo dài, đề thi giảm về độ khó. Bên cạnh đó, các trường được quyền tự chủ tuyển sinh, nên sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau dẫn đến giảm chỉ tiêu dành cho xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, dẫn đến điểm chuẩn bị đẩy lên cao hơn so với những năm trước.
“Trước khi công bố kết quả lọc ảo, nhiều trường đã tuyển được một số lượng lớn thí sinh bằng thi đánh giá năng lực, xét tuyển dựa vào học bạ... Điều này có nghĩa là chỉ tiêu xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT còn rất ít. Số chỉ tiêu ít sẽ đẩy điểm trúng tuyển lên cao hơn. Yếu tố thứ hai do điểm thi cao, phổ điểm cao hơn khá nhiều so với năm trước”, ông Lê Trường Tùng nhận định.
Điểm thấp vẫn khó tuyển
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong đợt 1 xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT (tính theo kết quả chạy lọc ảo), cả nước có 161 trường đại học tuyển đủ chỉ tiêu, còn lại 83 trường (chủ yếu là trường ngoài công lập, trường thuộc các tỉnh, trường ở vùng sâu, vùng xa, trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục mầm non) có tỷ lệ trúng tuyển dưới 50% sẽ thực hiện xét tuyển bổ sung.
Sau khi thí sinh trúng tuyển đợt 1 đang xác nhận nhập học, nhiều trường đại học đã thông báo xét tuyển bổ sung do chưa đủ chỉ tiêu như Học viện Quản lý giáo dục, Đại học Thăng Long, Đại học Phenikaa, Đại học Điện lực, Đại học Nguyễn Tất Thành, Học viện Quản lý giáo dục… thông báo tuyển sinh bổ sung với hàng nghìn chỉ tiêu.
Ông Lê Hiếu Học, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phenikaa cho biết, trường đang thiếu gần 500 chỉ tiêu của 19 ngành đào tạo nên đã thông báo xét tuyển bổ sung để thí sinh tìm hiểu, chuẩn bị hồ sơ để nộp ngay sau khi kết thúc tuyển sinh đợt 1 vào ngày 15/10. Điểm chuẩn các ngành dao động từ 15 đến 20 điểm, tùy theo các ngành đào tạo.
Do thiếu chỉ tiêu nên Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho tất cả các ngành bậc đại học theo hai phương thức xét học bạ THPT và điểm thi THPT.
Theo đó, những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1, trúng tuyển mà không nhập học hoặc những thí sinh không đăng ký xét tuyển đợt 1 đều có thể đăng ký xét tuyển bổ sung trong lần này.
Theo nhà trường, căn cứ vào tình hình thực tế, trường quyết định dành 30% chỉ tiêu xét tuyển bổ sung cho 44 chuyên ngành đào tạo bậc Đại học thuộc các khối ngành Sức khỏe; Kinh tế, kỹ thuật công nghệ; Nghệ thuật- Mỹ thuật; Xã hội- nhân văn ở cả hai phương thức điểm thi THPT và phương thức học bạ.
Được biết, điểm chuẩn của Đại học Nguyễn Tất Thành năm nay, hầu hết các ngành đều ở mức 15 điểm, cao nhất chỉ có ngành sức khỏe với 24 điểm.
Dù đưa ra mức điểm chuẩn chỉ từ 15 đến 18 điểm song trường Đại học Điện lực vẫn không xét tuyển đủ chỉ tiêu nguyện vọng 1 phải thông báo xét tuyển bổ sung cho 8 ngành theo hai phương thức là xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ. Mỗi ngành với 30 chỉ tiêu, thời gian nhận hồ sơ xét tuyển bổ đến 17 giờ ngày 16/10.
Còn tại TPHCM, theo đại diện trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM, trước khi công bố điểm chuẩn, trường buộc phải dừng tuyển sinh hai ngành là khoa học thủy sản và công nghệ vật liệu. Lý do là cả hai ngành này hai năm nay khó tuyển sinh. Với những thí sinh trúng tuyển, trường sẽ vận động các em chuyển sang ngành khác học. Các giảng viên cũng sẽ chuyển dạy chuyên môn tương tự ở các ngành khác.
Đặc biệt, tình trạng khó tuyển sinh đại học thuộc về các trước Đại học vùng. Nguyên nhân chính của tình trạng này bắt nguồn từ tâm lý “chuộng” đi học tại các thành phố lớn, thay vì học ngay tại địa phương.
Tin liên quan
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn về giáo dục cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10:35 | 25/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trên 81% sinh viên tốt nghiệp Học viện Tài chính có việc làm đúng chuyên ngành
08:25 | 26/07/2024 Tài chính
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics