Dịch Covid-19 khiến giáo viên càng trở nên áp lực hơn
Vượt trở ngại dạy, học online | |
Thầy cô, những người 'bình thường vĩ đại' | |
Dồn việc lên vai giáo viên |
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội). |
Khi phương pháp dạy và học trong các nhà trường thay đổi, giáo viên đang phải chịu những áp lực nào từ công việc, thưa ông?
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của giáo viên. Trong một thời gian ngắn giáo viên phải chuyển từ dạy trực tiếp sang trực tuyến, công việc giảng dạy kéo theo nhiều hơn thường ngày, lịch sinh hoạt cũng bị đảo lộn do họ phải tìm khung giờ dạy phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Dạy học trực tuyến đòi hỏi giáo viên làm việc nhiều hơn và trau dồi thêm nhiều kiến thức, phương pháp giảng dạy mới để đảm bảo chất lượng dạy và học. Ngoài học sinh, giáo viên còn chịu sự "giám sát" của phụ huynh và xã hội nên công việc cũng trở nên áp lực hơn.
Hiện các trường đang tính toán đến phương án mở cửa trường học trở lại, tới đây giáo viên có thể đối diện với những thay đổi mới. Khi đó, giáo viên vừa làm vai trò giảng dạy vừa làm tư vấn tâm lý cho học sinh và phải làm nhiều công việc liên quan đến công tác phòng, chống dịch khác.
Cùng với những thay đổi trong công việc, rào cản về đạo đức nghề nghiệp cũng tạo nên những khó khăn, bất ổn trong gia đình giáo viên, làm tăng thêm phần gánh nặng tinh thần cho họ. Trong khi đó, thu nhập của giáo viên không được cải thiện nhiều để họ trang trải cuộc sống.
Ngoài vất vả từ công việc, dịch bệnh cũng khiến cho giáo viên lo lắng về sự ổn định trong công việc, sự an toàn của người thân, đồng nghiệp...
Những áp lực trong công việc của giáo viên, thu nhập, cuộc sống đã tạo nên những áp lực về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên. Tính chất, môi trường, công việc ảnh hưởng đến giáo viên, nhiều người cảm thấy stress vì không cân đối được thời gian cho công việc và thời gian cho gia đình, dần dần sức khỏe của họ cũng bị bào mòn.
Hiện nay thu nhập của giáo viên chưa đảm bảo để họ trang trải cuộc sống nên cũng đã tạo nên những áp lực nhất định và làm ảnh hưởng đến công việc, thưa ông?
Nhà nước cũng đang có chiến lược cải cách tiền lương, nâng cao đời sống cho giáo viên. Để giáo viên chuyên tâm vào giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực nhà nước cần có chính sách đãi ngộ cho giáo viên giống như lực lượng quân đội, công an.
Bên cạnh đó, giáo viên là những người được đào tạo bài bản, nhà nước và ngành Giáo dục cần tạo điều kiện cho họ dạy thêm để nâng cao thu nhập, giảm bớt gánh nặng cuộc sống.
Tuy nhiên, việc dạy thêm của giáo viên cần phải có những quy định cụ thể và rõ ràng, như dạy thêm những chương trình phù hợp với nhu cầu của học sinh và nội dung kiến thức dạy thêm nằm ngoài yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông.
Thưa ông, ngoài áp lực từ công việc, kinh tế, hiện vị thế của giáo viên đang giảm dần trong xã hội đã tạo nên áp lực nhất định công việc của họ như thế nào?
Trước kia, người thầy là trung tâm của tri thức, được cả xã hội coi trọng. Tuy nhiên, khi công nghệ thông tin phát triển vai trò của người thầy trong xã hội không còn là vị trí độc tôn để truyền thụ kiến thức cho học trò. Dường như xã hội đã và đang đánh giá không đúng vai trò của người thầy. Chúng ta cần phải lấy lại vị thế của người thầy.
Chúng ta cần phải hiểu rằng, với xã hội hiện đại người thầy không phải là người truyền kiến thức mà người truyền phương pháp, cảm hứng học tập, thậm chí truyền đạo làm người cho học sinh. Khi xã hội tiến lên công nghiệp, con người làm việc gần giống như một cái máy thì giáo dục phải trở lại với mô hình nông nghiệp trồng người, có phương pháp chăm sóc cho từng cá nhân cụ thể. Lúc này, người thầy có vai trò trao truyền cho thế hệ sau những giá trị vô hình là dưỡng chất tâm hồn, tâm lý của học sinh phát triển.
Theo ông, giáo viên cần phải làm gì để vượt qua những áp lực, khó khăn đang gặp phải?
Tôi cho rằng, ngành Giáo dục cần phải có chương trình nâng cao nhận thức sức khỏe tâm thần của cộng đồng cũng như nhà trường và giáo viên. Giáo viên cũng cần phải biết chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bản thân. Theo đó, giáo viên phải biết cân bằng 4 trụ cột, bao gồm: sức khỏe - cảm xúc - xã hội - nhận thức. Tức là giáo viên phải có kế hoạch rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thể chất; biết cân bằng cảm xúc trong công việc và cuộc sống; cần sự hỗ trợ của đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy, chia sẻ những khó khăn trong công việc…; liên tục cập nhật những giá trị, kiến thức mới để có cái nhìn tích cực về cuộc sống. Để làm được việc này, giáo viên phải nhận thức được sức khỏe tâm thần là vốn quý để hành nghề.
Để giảm gánh nặng cho giáo viên, ngành Giáo dục cần giảm thiểu tất cả nhiệm vụ không liên quan đến việc dạy người như sổ sách, công việc sự vụ… để họ chuyên tâm vào công việc giảng dạy.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn về giáo dục cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10:35 | 25/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
18:58 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK