Đề xuất tháo gỡ vướng mắc liên quan đến tài chính cho dự án PPP
Sự đóng góp của nguồn vốn tư nhân tại các dự án PPP sẽ giúp đẩy nhanh các công trình giao thông trọng điểm. Ảnh minh họa: ST |
Đầu tư PPP có dấu hiệu chững lại
Theo báo cáo “Đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện và công bố vào đầu tháng 11/2023, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam rất lớn. Bình quân mỗi năm Việt Nam đầu tư khoảng 25 tỷ USD cho giai đoạn 2016-2020 và cần khoảng 30 tỷ USD cho đến năm 2030. Nguồn kinh phí đầu tư cho hạ tầng giao thông dự kiến gồm 2/3 từ ngân sách nhà nước và 1/3 đến từ các nguồn vốn ngoài ngân sách.
Nhưng theo báo cáo, từ năm 2016, việc đầu tư vào lĩnh vực giao thông thông qua phương thức PPP có dấu hiệu chững lại. Chẳng hạn, các dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến được đầu tư theo phương thức PPP đã phải chuyển sang đầu tư công. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp có năng lực không còn hào hứng thực hiện các dự án này. Theo đánh giá của một số doanh nghiệp tham gia khảo sát tại báo cáo của VCCI, Nhà nước đưa ra phương án rất hấp dẫn, nhưng vẫn không thể thu hút được nhà đầu tư tư nhân.
Chẳng hạn, liên quan đến vướng mắc về lãi suất vốn vay, nhiều ý kiến cho biết, hiện số lượng ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam tương đối nhiều; các ngân hàng thương mại có chính sách cho vay và mức lãi suất cho vay giữa các ngân hàng khác nhau (chênh lệch giữa lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và các ngân hàng thương mại không có vốn nhà nước ở mức 1-3%/năm). Vì vậy, một số ý kiến cho rằng quy định về lãi suất vốn vay tại điểm d khoản 2 Điều 4 Nghị định 28 chưa cụ thể dẫn đến khó khăn cho các cơ quan nhà nước khi tham khảo lãi suất vốn vay trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
Ngoài ra, bên cạnh hình thức huy động vốn thông qua vay vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại, nhà đầu tư được huy động vốn vay thông qua phát hành trái phiếu riêng lẻ; do vậy, việc Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án PPP chỉ căn cứ lãi suất cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại là chưa đầy đủ.
Do đó, các ý kiến đề nghị nghiên cứu sửa đổi quy định lãi suất vốn vay theo hướng bổ sung quy định tham khảo chi phí huy động vốn vay của các nguồn vốn hợp pháp khác; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tham khảo lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước; lãi suất vốn vay của dự án tương tự để làm cơ sở lập phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có).
Cần bảo đảm phù hợp với đặc thù về khả thi tài chính
Về vấn đề nêu trên, tại công văn gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây về rà soát vướng mắc liên quan đến Nghị định số 28/2021/NĐ-CP, Bộ Tài chính cho rằng, trái phiếu doanh nghiệp được các doanh nghiệp PPP phát hành chưa phổ biến tại Việt Nam; đồng thời, các dự án PPP (ngoại trừ các dự án BOT nhiệt điện) chủ yếu vay vốn tại các ngân hàng thương mại trong nước. Do đó, tại thời điểm hiện nay, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp PPP chưa phản ánh được xu hướng chung của mặt bằng lãi suất vốn vay của các dự án PPP.
Bộ Tài chính cũng nêu, lãi suất vốn trái phiếu Chính phủ so với lãi suất cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại trong nước khá cao (7-9%/năm), chênh lệch lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và các ngân hàng thương mại khác khoảng 1-3%/năm. Do vậy, việc đề xuất sửa đổi Nghị định 28 theo hướng sử dụng lãi suất cho vay của các ngân hàng có vốn nhà nước hoặc trái phiếu chính phủ sẽ dẫn đến hạn chế quyền tham khảo các lãi suất cho vay của tất cả các ngân hàng thương mại hợp pháp được hoạt động tại Việt Nam, đồng thời, mức lãi suất áp dụng cho dự án có thể thấp hơn nhiều so với thực tế nhưng vẫn khó thu hút được nhà đầu tư. Vì vậy, Bộ Tài chính kiến nghị tiếp tục áp dụng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Nghị định 28.
Một trong những vướng mắc đang được bàn luận nhiều nhất trên các diễn đàn kinh tế và nghị trường Quốc hội là tỷ lệ vốn nhà nước trong các dự án PPP. Theo quy định của Nghị định 28 thì tỷ lệ vốn nhà nước không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án thành phần.
Do đó, các chuyên gia của VCCI cho rằng, để thu hút đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng, Nhà nước cần chia sẻ rủi ro nhiều hơn với khu vực tư nhân. Việc chia sẻ rủi ro có thể được thực hiện thông qua các biện pháp bảo lãnh và bảo đảm phù hợp với đặc thù về khả thi tài chính và thương mại của từng dự án. Hơn nữa, nhu cầu hỗ trợ tài chính của Nhà nước phụ thuộc vào mức độ khả thi tài chính của mỗi dự án PPP. Nhiều ý kiến đề nghị, để tăng cường tính minh bạch, giá trị phần hỗ trợ của Nhà nước cần được xác định thông qua đấu thầu cạnh tranh.
Hay một vấn đề khác đang gây vướng là quy định xác định giá trị tài sản công tham gia dự án PPP. Nhiều ý kiến cho hay, việc thẩm định giá đối với các tài sản công là khó thực hiện. Đồng thời, theo quy định của pháp luật về giá, cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá tài sản nhà nước nhưng đối với quyền sử dụng đất thì thẩm quyền xác định giá đất là Hội đồng thẩm định giá. Hơn nữa, quy định thời điểm phát hành chứng thư thẩm định giá 6 tháng tính đến thời điểm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án PPP là ngắn.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định xác định giá trị tài sản công tham gia dự án PPP trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công, đảm bảo thống nhất với quy định pháp luật về giá, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Luật PPP.
Tin liên quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK