Facebook Twitter youtube Tiktok

Đề xuất cắt giảm hàng hóa kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

(HQ Online) - Trong 7 nội dung cải cách của Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đang được Bộ Tài chính trình Chính phủ, vấn đề áp dụng đồng bộ ba phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm đóng vai trò quan trọng nhằm giảm số lô hàng phải kiểm tra.
Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng sẽ tạo dư địa rất lớn cho tăng trưởng
Mô hình mới cắt giảm nhiều bước kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
Hoàn thành cắt giảm, đơn giản hóa danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành trong quý 4
Đề xuất cắt giảm hàng hóa kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
Công chức Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh

Kỳ vọng mô hình mới

Theo bà Bùi Kim Thùy - đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), USABC đại diện 165 tập đoàn thành viên Hoa Kỳ đang có hoạt động kinh doanh tại ASEAN và Việt Nam rất ủng hộ chủ trương của Chính phủ tại Điểm 8 Nghị quyết 99/NQ-CP. Trong đó Chính phủ đã có chỉ đạo rất rõ ràng giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án Cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch...), bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.

Với nội dung cải cách đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ, theo đánh giá của dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ sẽ tiết kiệm được cho doanh nghiệp về nguồn lực, chi phí cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Trong một năm chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp xấp xỉ 37,8 triệu USD; cắt giảm 86.166 tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; tổng số ngày kiểm tra tiết kiệm được khi áp dụng mô hình mới so với mô hình hiện tại là hơn 2,4 triệu ngày. Theo bà Thùy, chỉ nghe con số đã vô cùng mừng nếu đề án được thực hiện. Tuy nhiên để triển khai được các nội dung cải cách đó đòi hỏi sự chung tay chung sức của nhiều bộ, ngành, hiệp hội và cơ quan có liên quan.

Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, cần nhìn trên lợi ích tổng thể của cộng đồng DN. Chính vì vậy 7 giải pháp đề án đưa ra là giải pháp quan trọng, hy vọng sớm hiện thực hóa và các nội dung cải cách được chuyển tải đầy đủ. Qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân.

Một trong 7 nội dung cải cách của Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu mà Bộ Tài chính trình Chính phủ là áp dụng đồng bộ ba phương thức kiểm tra để cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra. Hiện nay các phương thức kiểm tra: chặt, thông thường, giảm đã được quy định trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm). Trong lĩnh vực chất lượng thì các văn bản quy phạm pháp luật chưa được quy định các phương thức kiểm tra mà chỉ quy định về miễn giảm kiểm tra.

Ba phương thức kiểm tra quyết định mặt hàng giảm

Kế thừa quy định và thực tiễn tốt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Đề án đề xuất áp dụng đồng bộ ba phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực chất lượng nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra. Cụ thể về kiểm tra an toàn thực phẩm tại khoản 2 Điều 40 Luật An toàn thực phẩm quy định các phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm quy định: “Phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu bao gồm: Kiểm tra chặt; Kiểm tra thông thường; Kiểm tra giảm”.

Tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm như sau: Kiểm tra an toàn thực phẩm gồm 3 phương thức: Kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm. Theo đó sau 3 lần liên tiếp kiểm tra chặt đạt yêu cầu sẽ chuyển sang kiểm tra thông thường, 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng kiểm tra thông thường đạt yêu cầu sẽ chuyển sang kiểm tra giảm (Điều 17 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP). Đối với phương thức kiểm tra giảm, chỉ kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm (Điều 16 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

Về kiểm tra chất lượng, tại khoản 4 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định: “Việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực”.

Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP) quy định việc áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu: “Đối với hàng hóa nhập khẩu có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 2 năm”.

Theo Bộ Tài chính, qua nghiên cứu Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật An toàn thực phẩm cơ bản thống nhất về trình tự thủ tục kiểm tra (Điều 40 Luật An toàn thực phẩm quy định trình tự thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa). Đây là cơ sở quan trọng để thống nhất về quy trình thủ tục trong mô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu. Luật An toàn thực phẩm có quy định thêm so với Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là phương thức kiểm tra.

Đây là một điểm mới tiến bộ so với Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhưng không mâu thuẫn với Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Do vậy, trong khâu tổ chức thực hiện thi hành luật có thể áp dụng quy định này cho cả hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng.

Cụ thể: Phương thức kiểm tra chặt: Là việc kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu chứng nhận, giám định, kiểm nghiệm. Phương thức kiểm tra thông thường: Là việc kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Phương thức kiểm tra giảm: Là việc kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên không quá 5% trên tổng số lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm của năm liền kề trước đó.

Việc áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra: Kiểm tra chặt; Kiểm tra thông thường; Kiểm tra giảm đối với cả lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm là một trong trong những nội dung cải cách mà Đề án hướng tới, từ đó làm giảm đáng kể số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

N.Linh

Tin liên quan

Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự kiến dự thảo Nghị định sẽ được hoàn thiện và trình Chính phủ trong tháng 5/2025.
Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

Gần 5.000 sản phẩm áo thun dài tay, dép có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hàng nổi tiếng như: Crocs Chanel, Dior, Loewe và dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam, Thái Lan vừa bị Đội 1 (Chi cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan) phối hợp với lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn.
Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Việc ghi nhãn hàng hoá và ghi xuất xứ hàng hoá được thực hiện theo cơ sở pháp lý là Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021.
Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Sự chủ động hỗ trợ của Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả (Chi cục Hải quan khu vực VIII) đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần tạo nền tảng pháp lý và điều kiện thực tế thuận lợi cho hoạt động XNK, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phát sinh sai phạm.
Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

Chi cục Hải quan khu vực III vừa tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng, thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống thông quan điện tử phiên bản 6 (Ecus6) nhằm nâng cao năng lực công chức để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng

6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng

Thống kê từ Cục Hải quan, tính đến ngày 30/6/2025, toàn ngành Hải quan thu nộp NSNN đạt 222.749 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

6 tháng đầu năm 2025, Đội Phúc tập và Kiểm tra sau thông quan (Chi cục Hải quan khu vực VIII) đã thực hiện 16 cuộc kiểm tra sau thông quan với tỷ lệ phát hiện vi phạm 88% và tổng số thu nộp ngân sách hơn 5,329 tỷ đồng.
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Trong ngày đầu hoạt động theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (ngày 1/7/2025), toàn ngành Hải quan đã giải quyết thủ tục cho 50.300 tờ khai.
Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực XVI tổ chức Hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và tương đương thuộc Chi cục.
Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực VI tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị.
Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Ngày 1/7/2025, được ủy quyền của Cục trưởng Cục Hải quan, Bí thư Đảng ủy, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II Nguyễn Hoàng Tuấn đã chủ trì Hội nghị triển khai các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và công bố các Quyết định về công tác cán bộ của đơn vị.
Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực III tổ chức Hội nghị triển khai quyết về định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị và công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

Thời gian qua, Cục Hải quan đã triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp đề thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và hải quan số.
Hải quan khu vực XVI quản lý địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang

Hải quan khu vực XVI quản lý địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang

Chi cục Hải quan khu vực XVI có trụ sở tại tỉnh Cao Bằng, quản lý nhà nước về hải quan tại địa bàn 2 tỉnh Cao Bằng và Tuyên Quang mới (sáp nhập giữa tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang).
(PHOTO): Hải quan Thái Nguyên hoạt động thông suốt trong ngày đầu triển khai mô hình mới

(PHOTO): Hải quan Thái Nguyên hoạt động thông suốt trong ngày đầu triển khai mô hình mới

Trong ngày đầu triển khai mô hình tổ chức mới, trong sáng nay 1/7/2025, hoạt động nghiệp vụ tại các điểm thông quan thuộc Hải quan Thái Nguyên (Chi cục Hải quan khu vực V) diễn ra thông suốt.
(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI

Quyết định 2019/QĐ-BTC ngày 11/6/2025 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26/2/2025 quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan, các chi cục hải quan khu vực.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Nửa đầu 2025, ngành sản xuất Việt đối mặt đơn hàng giảm, chi phí tăng nhưng niềm tin kinh doanh đã le lói hồi phục, đặt câu hỏi lớn: giữ đà hay gãy đà trong nửa cuối năm?
Doanh nghiệp lao đao, người dân mất niềm tin vì hàng giả

Doanh nghiệp lao đao, người dân mất niềm tin vì hàng giả

Không thể chỉ yêu cầu người tiêu dùng phải "tỉnh táo", vì thực tế họ không chủ động mua hàng giả mà chính là bị lừa khi mua phải sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Với sự phối hợp chặt chẽ từ các công chức Hải quan chuyên quản, các doanh nghiệp đã tiếp cận các yêu cầu về pháp lý, từng bước rà soát, hoàn thiện hồ sơ và xây dựng phương án tổ chức sản xuất.
Công chức thuế cần chủ động đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng tinh thần cầu thị

Công chức thuế cần chủ động đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng tinh thần cầu thị

Ngay sau khi vận hành mô hình tổ chức mới, Cục trưởng Mai Xuân Thành và đoàn công tác của Cục Thuế đã tới làm việc tại Đội Thuế Gia Lâm nay là Thuế cơ sở số 12
Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Sự cộng hưởng của dòng vốn FDI sau sáp nhập, lực lượng lao động chất lượng cao và nhu cầu sống hiện đại tạo đà cho thị trường bất động sản (BĐS) Hải Phòng mới bứt phá mạnh mẽ.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động