ĐBQH: Cần tăng nặng, bổ sung hình phạt tội danh xâm hại trẻ em
Quốc hội thảo luận 1 ngày về pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em | |
Tăng số vụ xâm hại trẻ em do xử lý chưa mạnh? | |
Quốc hội thông qua Nghị quyết lập đoàn giám sát phòng, chống xâm hại trẻ em |
Quốc hội dành nguyên 1 ngày để thảo luận về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em |
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, ngày 27/5, Quốc hội đã dành nguyên ngày để thảo luận trực tuyến về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Theo đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam), qua giám sát cho thấy còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là những hành vi gây tổn hại về thể chất, tinh thần cho trẻ em.
Mặt khác, công tác theo dõi, thống kê số trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến số vụ xâm hại trẻ em bị phát hiện xử lý nghiêm chưa phản ánh đầy đủ tình hình trẻ em bị xâm hại trên thực tế.
Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành đồng bộ chỉ tiêu thống kê về xâm hại trẻ em mặc dù nhiệm vụ này đã được xác định trong chương trình bảo vệ trẻ am giai đoạn 2011 – 2020.
"Do đó, cần thiết quy định trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội nội dung yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải hoàn thành chỉ tiêu thống kê về xâm hại trẻ em trong năm 2020 làm nền tảng quản lý", đại biểu Trần Thị Hiền nói.
Liên quan tới vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cho biết, thời gian qua. có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em với 83 văn bản của Trung ương (18 luật, 30 nghị định, quyết định, chị thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 35 thông tư của các bộ) và rất nhiều văn bản của địa phương.
Các văn bản trên đều đã có một số quy định cụ thể về phòng, chống xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, ở tầm quốc gia chưa có chính sách thống nhất, rõ ràng thể hiện đầy đủ trong một chương trình kế hoạch hành động với mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện cụ thể trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, thiếu một thiết kế tổng thể về hệ thống phòng ngừa và xử lý trong vấn đề này.
Phải đến ngày 23/12/2019, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 1863/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025.
"Điều này dẫn đến trong tổ chức thực hiện đã thiếu thiết chế điều phối đủ mạnh, thiếu sự phân công trách nhiệm cho từng chủ thể tham gia, việc bố trí nguồn lực, kinh phí, nhân sự, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cấp, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em", đại biểu Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh.
Trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cần yêu cầu Chính phủ khẩn trương lồng ghép kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống xâm hại trẻ em như là một hợp phần quan trọng của chương trình quốc gia, trong đó, đưa ra chỉ tiêu cụ thể trong việc giảm thiểu số lượng trẻ em bị xâm hại cùng các giải pháp theo lộ trình và có phân công trách nhiệm cụ thể cho cơ quan tổ chức hữu quan.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), thực tế, đối tượng xâm hại trẻ em hầu hết là những người thân quen, lợi dụng sự ngây thơ của trẻ em để lạm dụng; có những tội phạm tái phạm nhiều lần… khiến dư luận xã hội hết sức bức xúc.
"Thời gian tới, Chính phủ, các cơ quan liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ trẻ em; nghiên cứu, đề xuất Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng và bổ sung hình phạt đối với các tội danh xâm hại trẻ em; mở rộng hình thức phạt như thiến hoá học, nâng mức xử phạt hành chính, lao động công ích, công khai danh tính kẻ xâm hại… để răn đe đối tượng xâm hại, tránh đối tượng tái phạm", vị đại biểu tỉnh Quảng Bình nói.
Ngoài ra, một số ĐBQH bày tỏ quan điểm, các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu để có cơ chế phối hợp trong quá trình lấy lời khai của trẻ bị xâm hại, cần có mặt của bác sĩ tâm lý, người giám hộ, có thể ghi hình để làm bằng chứng trước khi tòa xét xử; cần bố trí các phòng xử án thân thiện, bảo đảm giữ kín danh tính cho trẻ em bị xâm hại.
Báo chí cũng cần cẩn trọng trong quá trình đưa tin nhằm tránh làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ...
Theo Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, tình hình trẻ em còn những vấn đề đáng quan tâm, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại vẫn còn rất lớn, như: Có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng hiện không đi học (7,7% đã thôi học và 0,6% chưa bao giờ đi học). Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn nhiều: 1.773.112 trẻ, chiếm 7,16% tổng số trẻ em; số lượng trẻ em có cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật còn lớn.... Còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Nhiều vụ xâm hại trẻ em xảy ra nơi kín đáo, biệt lập; nhiều vụ xảy ra tại gia đình, ít có tố giác; nhiều vụ xâm hại xảy ra trong thời gian dài mới bị phát hiện; có vụ cha mẹ biết con bị xâm hại nhưng không tố giác vì lý do khác nhau... |
Tin liên quan
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics