Facebook Twitter youtube Tiktok

“Đảo Hồi Sinh”

Khi bước chân lên đảo Song Tử Tây, một hòn đảo lớn ngự phía cực bắc quần đảo Trường Sa, điều đầu tiên khiến tôi reo lên một cách ngỡ ngàng là bởi ngay cạnh bến xuồng là một âu tàu khá lớn, có thể chứa được hàng trăm tàu cá về đây neo đậu. Và cái điều đầu tiên làm tôi khó hiểu là rất nhiều cây bàng vuông có hàng rào bao quanh? Chẳng nhẽ lại rào để lính khỏi hái quả? Quả bàng vuông đâu có ăn được kia chứ?
dao hoi sinh
Xanh mát đảo Song Tử Tây - ảnh TL.

- Không phải rào người mà rào bò - người lính thủy đánh bộ đi cùng tôi giải thích - Đảo Song Tử Tây của chúng em duy trì đàn bò từ lâu rồi. Đàn bò bao giờ cũng trên dưới mười con. Như thời điểm này là chín con. Theo như em biết, toàn bộ quần đảo Trường Sa thì chỉ đảo Song Tử Tây mới nuôi được đàn bò, vì đảo Song Tử Tây có nhiều cỏ hơn các đảo khác!

Tôi nhìn xuống dưới chân và nhìn ra xung quanh: đúng là có cỏ thật, phần lớn là cỏ gà, cỏ gà mật và một số loại cỏ mà tôi chưa biết tên, nhưng cỏ đã bị bò gặm sát gốc, thỉnh thoảng nhìn thấy một ngọn cỏ còn sót thì cũng đỏ sậm, lá quắt queo vì cháy nắng.

- Cỏ về mùa khô nó xấu xí thế đấy - anh lính thủy đánh bộ nói tiếp - Cho nên phải rào những gốc cây bàng vuông lại. Không rào là bò xơi hết lá non, gặm hết vỏ cây. Phần lớn những cây bị bò gặm hết vỏ ngoài đều bị rơi vào thân phận “chết đứng như Từ Hải”. Ba lô, túi xách của anh để đâu phải coi chừng đấy. Nếu để ngoài sân hay ngoài vườn, chỉ trong nháy mắt là bò nó sơi sạch mọi thứ, kể cả quần áo, khăn mặt, tất chân...

- Khiếp! Bò như thế là thành tinh thành quái rồi! Nên cân nhắc xem có thể tiếp tục nuôi chúng nữa hay không? - tôi nói.

- Ấy chết, anh chưa nên vội tỏ thái độ ghét lũ bò - anh lính thủy đánh bộ có vẻ không hài lòng với câu nói của tôi, rồi nói tiếp - Bây giờ đang cuối mùa khô, trông cỏ cằn cỗi thế. Giỏi chịu hạn như cây phong ba, cây bão táp mà ngọn lá còn héo quắt lại. Nhưng chỉ sang tháng sau, mùa mưa đến, cả hòn đảo này như một cô nàng Lọ Lem lột xác, bừng lên một màu xanh mướt mát của cỏ cây. Khi ấy mà không có đàn bò mới thấy tiếc ngơ tiếc ngẩn. Ở đảo này, trời cho một chút gì lính cũng như dân phải tận dụng triệt để nhằm mang lại lợi ích cho con người. Thế mới sống được. Đến mùa mưa, tuy lắm bão giông, nhiều sóng dữ, nhưng đảo lại sinh sôi nhiều thức ăn cho vật nuôi. Không chỉ bò có nhiều cỏ, mà lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, mèo cũng dễ kiếm được những côn trùng trong thảm cỏ, lại còn hải sản kiệt sức vì bão gió từ ngoài khơi dạt lên bãi cát nữa. Đó là những món ăn bổ béo mà biển cả ban tặng cho lũ vật nuôi ở đảo. Chưa ở đâu mà súc vật có tinh thần đoàn kết như ở đảo đâu anh. Chẳng hiểu các đảo khác thế nào chứ đảo Song Tử Tây này bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, mèo thường đi kiếm ăn cùng nhau và ít khi thấy chúng chạo choẹt nhau lắm. Khi nhìn thấy một con sứa dạt vào bãi cát là cả bầy đoàn thê tử cùng nhau hành quân xuống. Ngan, ngỗng, vịt không sợ nước thì đi trước. Bò, lợn, chó, mèo theo sau. Nhiều khi có cả mấy chú chim hải âu cũng hạ cánh xuống cùng góp vui. Chúng chia nhau lộc trời, không hề giành giật cãi cọ. Hình như chúng cũng ý thức được rằng, ở nơi trùng khơi cô quạnh này đoàn kết chính là sức mạnh để tồn tại. Vào mùa cỏ sinh sôi mà đến đây, anh sẽ thấy, những con vật như cũng có thêm sức sống mới…

- Cỏ sinh sôi. Súc vật có sức sống mới. Thế còn con người ở đảo thì sao? - tôi hỏi có vẻ đùa nhưng cái tình bên trong câu nói thì rất thật.

- Đương nhiên là người cũng mang một diện mạo mới - người lính nói và hướng cái nhìn về phía cái âu tàu khổng lồ, nói tiếp - Anh biết không, ở đảo này, muốn trồng một cây xanh, chúng em phải dùng búa chim, xà beng đào hai mét khối đá san hô, sau đó đổ cát pha đất mùn xuống, như thế trồng cây mới sống được. Đào đá san hô thì kinh khủng lắm. Hai người lính khỏe mạnh đục choang choang cả ngày chỉ được nửa mét khối. Để trồng được một cây hai người lính phải đào bốn ngày. Từ đó suy ra, để đào được cái âu tàu rộng hàng hec-ta kia, những người lính công binh Hải quân phải đổ vào đấy bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt, và cả máu nữa. Nhưng hạnh phúc nào mà chẳng có cái giá phải trả. Nhờ cái âu tàu ấy mà hòn đảo này đã cứu sống cho bao nhiêu kiếp người. Hàng ngày tàu của ngư dân đánh cá quanh vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa thường về đây neo đậu. Tàu cá của ngư dân vào âu được hưởng các dịch vụ như: Cung ứng nhiên liệu, lương thực, thực phẩm theo giá quy định của nhà nước như trong đất liền; chăm sóc y tế, cung cấp nước ngọt, sửa chữa miễn phí; cứu hộ, cứu nạn khi tàu gặp sự cố... Dịp mưa bão , có ngày vài chục tàu về đây lưu trú. Trận siêu bão Haiyan tháng 11 năm 2013 đi vào quần đảo Trường Sa, cán bộ - chiến sĩ đảo Song Tử Tây chúng em đã tổ chức cứu hộ, cứu nạn, lai dắt 64 tàu cá với 736 ngư dân vào âu tàu tránh trú an toàn. Người đi biển làm nghề đánh cá rất vất vả, hay gặp những tai ương, rủi ro. Mỗi khi gặp tai ương, rủi ro, tàu vào âu này, đưa người bệnh lên Trạm xá của đảo là sẽ được cứu giúp…

Tôi đã đến thăm Trạm xá của đảo. Trạm xá được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đỡ đầu, cử các tổ quân y luân phiên ra đảo làm nhiệm vụ. Họ thực hiện công tác bảo đảm y tế cho bộ đội và nhân dân trên đảo. Ngoài ra, họ còn đảm trách việc cấp cứu, điều trị cho ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng biển Trường Sa - Hoàng Sa nếu không may mắc bệnh hay bị tai nạn lao động.

Theo đánh giá của huyện đảo, so với toàn quần đảo Trường Sa,Trạm xá đảo Song Tử Tây tổ chức cấp cứu cho ngư dân nhiều nhất, cũng là nơi gặp những ca bệnh hiểm nghèo nhất như: nhồi máu cơ tim cấp, viêm phúc mạc toàn thể do thủng dạ dày, viêm ruột thừa cấp, vết thương chi thể mức độ nặng, hội chứng giảm áp do lặn sâu…vv…

Tôi mở tập hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân đã được cấp cứu, điều trị tại Trạm xá thì thấy trong vòng 10 năm qua, họ đã cấp cứu và điều trị cho hàng nghìn trường hợp. Trong quá trình điều trị, có nhiều bệnh nhân phải phẫu thuật, trong đó có phẫu thuật loại I và phẫu thuật loại II. Với trách nhiệm và sự cẩn trọng của những y bác sĩ quân đội, hầu hết các trường hợp đưa đến Trạm xá này đều được xử lý kịp thời, đúng phương pháp, bệnh nhân sớm phục hồi sức khỏe. Chỉ có một trường hợp bị tử vong do đuối nước. Nạn nhân khi đưa đến Trạm xá đã bị ngừng tim, ngừng hô hấp.

Ông Nguyễn Thanh Dũng , 54 tuổi, quê ở Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm việc trên tàu cá QNg 90188-TS, được đưa vào Trạm xá đảo cấp cứu lúc 10 giờ 15 phút ngày 21/7/2012. Ông Dũng bị đau thắt khắp vùng ngực, lan lên bả vai, khó thở, môi tím ngắt, nhịp tim nhanh. Bệnh nhân được xử trí theo phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Sau 16 ngày điều trị, ông Dũng đã dần hồi phục sức khỏe, được bàn giao cho tàu cá để đưa vào đất liền trong tình trạng sức khỏe ổn định. Trước khi rời đảo, ông Dũng cảm động nói: “Tấm lòng của các thầy thuốc ở đảo Song Tử Tây đúng như tấm lòng mẹ hiền”. Ông xin được nhận bác sĩ Vinh, Trạm xá trưởng, là ân nhân.

Anh Tiêu Viết Hoàng, 35 tuổi, quê huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, làm việc trên tàu cá QNg 90181, được đưa vào bệnh xá cấp cứu trong tình trạng khó thở, da và môi tím tái, liệt hai chân, mất hoàn toàn cảm giác từ ngang rốn trở xuống, bí tiểu. Sau khi khám xét, anh Hoàng được chẩn đoán hội chứng giảm áp do lặn sâu. Việc cấp cứu, điều trị được tiến hành khẩn trương và chỉ sau ít ngày bệnh nhân đã qua khỏi tình trạng nguy kịch, cho chuyển vào đất liền an toàn.

Anh Trần Văn Thông, 35 tuổi, quê ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, làm việc trên tàu cá PY 92122. Thông bị tai nạn do sơ ý đưa cả bàn tay phải vào máy nghiền đá lạnh trong lúc ướp cá. Bàn tay bị giập nát gần như toàn bộ cả xương và phần mềm. Khi đó tàu của Thông đang ở khu vực khơi xa, để quay về Song Tử Tây, tàu phải chạy hơn một ngày mới tới. Khi vào Trạm xá, khám thấy vết thương khá nặng, tay của anh Thông không thể điều trị bảo tồn được, các bác sĩ buộc lòng phải cắt cụt bàn tay phải, sau đó tạo hình mỏm cụt theo chỉ đạo chuyên môn (qua điện thoại trực tuyến) của các chuyên gia từ Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Anh Lê Bá Quốc, 25 tuổi, quê ở Hoài Hương, Hoài Nhơn, Bình Định, làm việc trên tàu cá BĐ 96614-TS, là một trường hợp bị tai nạn đặc biệt. Trong khi thả lưới, Quốc bị dây lưới quấn vào ngang khe khớp gối trái, lưới kéo chân lôi cả người Quốc xuống biển. Khi được bạn tàu cứu lên thì cẳng chân trái chỉ còn lại duy nhất đoạn xương chầy. Quốc được các thuyền viên sơ cứu tạm thời, vết thương đã garô nhưng không đủ chặt, máu vẫn chảy rỉ rả. Kíp mổ của Trạm xá đã tiến hành phẫu thuật tháo khớp gối trái để cứu sống bệnh nhân. Vết thương được cầm máu. Tuy nhiên, do bệnh nhân bị mất máu quá nhiều nên thể trạng rất yếu. Một chiến sĩ hải quân đảo Song Tử Tây đã tình nguyện hiến tặng Quốc 350ml máu. Sau khi truyền máu, tình trạng bệnh nhân tiến triển rất tốt. Quốc được tàu Hải quân đưa vào đất liền an toàn.

dao hoi sinh
Đổi thay ở Song Tử Tây - ảnh: Báo Khánh Hòa.

Cũng vào dịp ấy, tàu cá QNa 91964 -TS đưa ngư dân Ngô Văn Sang, quê ở Quảng Nam, vào trạm xá đảo cấp cứu vì đau bụng nặng. Rồi cấp cứu cho Trần Đình Hội, trung úy chuyên nghiệp, thuộc Trạm rada 21 trên đảo. Rồi đến Hồ Văn Hiệp, thiếu úy chuyên nghiệp, nhân viên phục vụ đoàn công tác của Vùng 4 Hải quân ra kiểm tra toàn diện đảo Song Tử Tây cũng đã được Trạm xá cứu sống…

Những người thấy thuốc ở đây hầu như không kể giờ giấc. Đang giữa đêm khuya hay đang trong cơn giông bão, cứ có bệnh nhân là lao vào công việc cứu chữa. Có hôm họ còn đi theo tàu vượt sóng gió trùng khơi giúp người bị nạn. Có bác sĩ khi đang săn sóc cho bệnh nhân ngoài đảo thì ở trong đất liền người vợ thân yêu của anh cũng phải đi cấp cứu…

Và còn rất nhiều điều có thể nói về họ nhưng khi tôi đặt vấn đề muốn tìm hiểu thêm về tâm tư tình cảm của họ thì từ bác sĩ Trạm xá trưởng cho đến các y bác sĩ khác đều nói đại ý: “Nếu anh muốn viết về chúng tôi thì anh cứ gọi chung là Tổ quân y Bệnh viện 108 đang công tác tại đảo Song Tử Tây thế là được rồi. Bởi tất cả những gì chúng tôi làm được ở đây đều là sự cộng hưởng trí tuệ của cả một ê-kíp, chứ không thuộc về riêng một ai. Cá nhân mỗi người chúng tôi chẳng có gì đặc biệt đâu. So với những người lính đảo, chúng tôi còn đỡ vất vả hơn họ nhiều. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, ở giữa nơi bốn bề sóng nước và thiếu thốn nhiều thứ này, con người với con người sống với nhau có tính người hơn. Những ngày tháng công tác trên đảo, có thể phải thầm lặng hy sinh nhiều thứ, nhưng bù lại, chúng tôi được thử thách tay nghề, được ngộ ra nhiều điều về giá trị nhân văn…”.

Vào thời điểm tôi đang lục hồ sơ bệnh nhân thì có một chiếc tàu cá cập vào âu tàu. Những ngư dân khiêng lên một thanh niên tên là Phạm Ngọc Phú, 20 tuổi, quê huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Anh ta bị cá mặt quỷ đâm vào mu bàn tay phải, gây nhiễm độc nặng, trong tình trạng vết thương sưng to, nhịp thở, nhịp tim, huyết áp rối loạn. Cá mặt quỷ thường sống trong rạn san hô. Nó phải mang hình dáng kỳ quái thế là để mỗi khi có kẻ thù là lẩn trốn vào rạn san hô, kẻ thù rất khó phát hiện. Cá mặt quỷ có 13 tia vây lưng chứa độc tố và chất độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Theo các nhà chuyên môn, khi đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim, rất nguy kịch, nạn nhân có thể tử vong. Cá mặt quỷ xấu xí và độc địa thế, nhưng thịt nó ngon nên được nhiều người ưa thích, tìm cách đánh bắt. Nhìn người thanh niên nằm mê man trong đau đớn, tôi rất lo cho tính mạng của anh.

Nhưng sau bốn ngày, khi con tàu HQ 996 đã đưa chúng tôi đến đảo Sinh Tồn, tôi gọi điện cho anh lính thủy đánh bộ, thì biết Phạm Ngọc Phú đã được cứu sống. Tôi reo lên trong điện thoại:

- Tuyệt vời! Anh cho tôi gửi lời chia vui với những bác sĩ, y sĩ, y tá của Trạm xá nhé. Họ chính là những nhân tố mang lại sức sống cho Song Tử Tây. Song Tử Tây xứng đáng là một hòn đảo luôn luôn được hồi sinh. Tôi xin gọi Song Tử Tây là “Đảo Hồi Sinh!”

- Đúng rồi! Gọi là “Đảo Hồi Sinh!” Hôm nay những hạt mưa đầu mùa đã bắt đầu rơi xuống. Thấy mưa rơi bò, lợn, chó, mèo, gà, vịt, ngan, ngỗng… nó nhảy cẫng lên, hân hoan lắm. Mùa hồi sinh của đảo đã bắt đầu, anh ạ.

Người lính thủy đánh bộ nói thế rồi nói lời chia tay, chúc tôi chuyến đi thành công, nhiều may mắn.

(Baodulich.net.vn)
baodulich.net.vn/Dao-Hoi-Sinh-0703-18991.html

Tin liên quan

Ngành Du lịch đang hồi sinh mạnh mẽ

Ngành Du lịch đang hồi sinh mạnh mẽ

(HQ Online) - Trải qua 2 năm “đóng băng”, ngành du lịch trong thời gian gần đây đang cho thấy nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực.
Bão số 9 còn cách Song Tử Tây 220km, giật cấp 17

Bão số 9 còn cách Song Tử Tây 220km, giật cấp 17

Hồi 10 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 220km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.
Bệnh viện Tâm Anh “hồi sinh” cho đôi bàn tay bị biến dạng, không co duỗi được suốt 20 năm

Bệnh viện Tâm Anh “hồi sinh” cho đôi bàn tay bị biến dạng, không co duỗi được suốt 20 năm

Ca phẫu thuật thay và tạo hình cùng lúc 8 khớp cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, tay biến dạng không gấp duỗi suốt 20 năm đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thực hiện thành công. Ngay sau khi mổ, bàn tay của bệnh nhân đã có thể gấp duỗi thụ động gần như bình thường.
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh

Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh

Nằm ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm tỉnh khoảng 10km về phía Nam, thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Cố đô Huế.
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"

Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"

Chìm trong màn sương mờ bí ẩn bao phủ, núi Fanjing nằm ở phía Đông Bắc Quý Châu, Trung Quốc được mệnh danh là “thành phố bầu trời, ” nổi tiếng với hai ngôi chùa Phật có lịch sử hơn 500 năm.
Nét đặc trưng kiến trúc cổ  nhà thờ Domain de Marie

Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie

Nhà thờ Domaine de Marie nằm trên ngọn đồi Mai Anh, còn có tên gọi là nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các sơ Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), hay nhà thờ Mai Anh (do trước đây từng là khu vực có rất nhiều hoa mai anh đào). Đây là điểm du lịch nổi tiếng về kiến trúc và cảnh quan của Đà Lạt.
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím

Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím

Nếu bạn chưa biết làm gì trong 2 ngày cuối tuần, hãy rời đô thị chật chội để thử sức bản thân, đắm mình trong núi rừng và biển mây trên đỉnh Tà Chì Nhù.
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới

Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới

Sự ra đời của những điểm đến rực rỡ sắc màu trên thế giới thường gắn liền với truyền thống lịch sử của thành phố đó.
Mê đắm sắc hoa Tam giác mạch nở rộ ở Hà Giang

Mê đắm sắc hoa Tam giác mạch nở rộ ở Hà Giang

Những ngày này, mảnh đất Hà Giang trở nên thơ mộng hơn với những triền hoa tam giác mạch nở hồng rực trong nắng.
Chiêm ngưỡng 5 hồ nước đẹp nhất phố núi

Chiêm ngưỡng 5 hồ nước đẹp nhất phố núi

Điều gì đã khiến cho Đà Lạt được mệnh danh là một trong những thành phố đẹp và thơ mộng bậc nhất tại Việt Nam? Không chỉ bởi nhiều mùa hoa đẹp quanh năm, sương mù mờ ảo, rừng thông xanh ngát, thành phố này còn sở hữu những hồ nước đẹp làm say lòng biết bao du khách.Nếu bạn là người yêu Đà Lạt cùng nét bình yên, thơ mộng của những thắng cảnh nơi đây, hẳn sẽ không muốn bỏ qua những hồ nước đẹp nhất tại phố núi.
Khám phá vụng Kênh

Khám phá vụng Kênh

Thênh thang, kỳ vĩ cảnh quan núi đá vôi, nước biển xanh ngắt, góc nhìn ngoạn mục từ giữa các vách đá… là những gì bạn cảm nhận khi thăm khu vực vụng Kênh trên Vịnh Hạ Long.
Phú Quốc - "Chạm vào nguyên sơ"

Phú Quốc - "Chạm vào nguyên sơ"

Phú Quốc là điểm đến đầu tiên trong cả nước được lựa chọn để tổ chức riêng một chương trình kích cầu du lịch nội địa mang tên “Chạm vào nguyên sơ".
Hành trình khám phá Bãi Cọi, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa

Hành trình khám phá Bãi Cọi, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa

Thông qua nhiều lần khai quật, các chuyên gia bước đầu nhận định Bãi Cọi (Hà Tĩnh) là di tích khảo cổ học đặc biệt, mang đặc trưng của cả hai nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh nổi tiếng.
Nà Tu - Điểm du lịch về nguồn đầy ý nghĩa

Nà Tu - Điểm du lịch về nguồn đầy ý nghĩa

Khu di tích lịch sử Nà Tu thuộc xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, cách Tp. Bắc Kạn 9km về phía Bắc. Đây từng là nơi đóng quân của đội TNXP 312 làm nhiệm vụ bảo về cầu Nà Cù (cây cầu trọng yếu trên tuyến Quốc lộ 3) để đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ cho tiền tuyến. Nà Tu giờ đây là điểm du lịch về nguồn đầy ý nghĩa đối với lực lượng TNXP, là điểm hẹn đối với Tuổi trẻ Việt Nam và du khách trong chuyến khám phá vùng đất Bắc Kạn.
Mùa vàng rực rỡ trên rẻo cao Bình Liêu

Mùa vàng rực rỡ trên rẻo cao Bình Liêu

Lúa chín vàng ươm trên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn cùng sắc màu văn hóa rực rỡ của người Dao, Sán Chỉ, Tày là những điểm nhấn ấn tượng thu hút du khách đến với Bình Liêu (Quảng Ninh) mỗi dịp thu về.
“Đệ nhất động” trên Cao nguyên đá Hà Giang

“Đệ nhất động” trên Cao nguyên đá Hà Giang

Động Lùng Khúy nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ trên 10km, thuộc thôn Lùng Khúy, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Từ khi được phát hiện và đưa vào khai thác năm 2015 đến nay, động Lùng Khúy được người dân Hà Giang tự hào coi là “Đệ nhất động” trên vùng Cao nguyên đá.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Hải quan An Giang đối thoại với hơn 50 doanh nghiệp XNK

Hải quan An Giang đối thoại với hơn 50 doanh nghiệp XNK

Ngày 28/3, tại hội nghị đối thoại với hơn 50 doanh nghiệp XNK, Cục Hải quan An Giang đã hướng dẫn, giải đáp nhiều câu hỏi về thủ tục hải quan XNK hàng hóa cho doanh nghiệp.
Tài khoản tiết kiệm tiền tỷ “bốc hơi", lỗ hổng từ nhân viên ngân hàng

Tài khoản tiết kiệm tiền tỷ “bốc hơi", lỗ hổng từ nhân viên ngân hàng

Vụ việc liên tiếp khách hàng phản ánh tiền trong tài khoản tiết kiệm bỗng dưng “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng tại MSB đang gây xôn xao dư luận.
Doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước

Doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước

Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 6,1 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Dừng kinh doanh, rút giấy phép nếu doanh nghiệp cố tình không xuất hóa đơn điện tử xăng dầu

Dừng kinh doanh, rút giấy phép nếu doanh nghiệp cố tình không xuất hóa đơn điện tử xăng dầu

Bộ Công Thương ban hành công điện chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tuấn giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM

Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tuấn giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM

Chiều ngày 28/3/2024, tại trụ sở Cục Hải quan TPHCM, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị công bố Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

Năm 2023, trong điều kiện khó khăn của nhiều “cơn gió ngược”, ngành Hải quan đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã dành thời gian chia sẻ với Tạp chí Hải quan về những kết quả nổi bật của ngành Tài chính trong năm 2023 cũng như những định hướng lớn của Ngành trong năm 2024.
Phiên bản di động