Đại dự án ngành hóa chất vẫn ngập nợ nần
Dự án Nhà máy đạm Ninh Bình hiện chưa giải quyết được các tranh chấp hợp đồng tổng thầu (EPC), chưa quyết toán được dự án. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nợ hàng chục nghìn tỷ đồng
4 “cục nợ” mà Vinachem đang mang nằm trong danh sách 12 dự án, DN “đắp chiếu” ngành Công Thương gồm: Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty CP DAP-Vinachem; Công ty CP DAP số 2-Vinachem, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình. Đến nay, chỉ duy nhất Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng (Công ty cổ phần DAP - Vinachem làm chủ đầu tư) dù còn lỗ lũy kế song đã có lãi 3 năm gần đây. Hướng xử lý thời gian tới là Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định về việc đưa dự án ra khỏi danh sách các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương. Cả 3 dự án còn lại đều khá bết bát.
Báo cáo của Chính phủ gửi tới đại biểu Quốc hội khóa XIV cách đây vài ngày do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký nêu rõ: Dự án Nhà máy đạm Ninh Bình (Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình làm chủ đầu tư) khởi công tháng 5/2008, đến tháng 9/2012 được bàn giao tạm thời và đưa vào vận hành thương mại. Tháng 7/2016 nhà máy dừng sản xuất do không đủ vốn lưu động và thua lỗ kéo dài. Đến ngày 19/1/2017, nhà máy tiếp tục vận hành trở lại ở mức 85% công suất và đến ngày 30/1/2017 đã có sản phẩm hợp cách, được tiêu thụ hoàn toàn sau khi sản xuất.
Đến hết năm 2019, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình có vốn chủ sở hữu -3.392 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.837 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 13.184 tỷ đồng, lỗ lũy kế -5.706 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chi phí tài chính lớn, chiếm trên 30% giá thành sản phẩm, không cân đối được nguồn tiền để trả các khoản nợ đến hạn; chưa giải quyết được các tranh chấp hợp đồng tổng thầu (EPC), chưa quyết toán được dự án.
Tương tự đạm Ninh Bình, Dự án Nhà máy phân đạm Hà Bắc (Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc làm chủ đầu tư) cũng đang “còng lưng” gánh những khoản nợ khổng lồ. Dự án này khởi công tháng 11/2010 và tháng 4/2015 được bàn giao tạm thời, đưa vào vận hành thương mại; tháng 12/2015, chính thức nghiệm thu và đưa vào sử dụng (chậm 36 tháng so với phê duyệt lần đầu). Đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu là -523,3 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.166 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 9.689 tỷ đồng, lỗ lũy kế -3.245 tỷ đồng. Công ty thiếu vốn lưu động, chi phí tài chính cao (30% tổng doanh thu). Áp lực trả nợ gốc, lãi, lãi phạt lớn dẫn đến dự án bị mất cân đối tài chính nghiêm trọng; chưa giải quyết được tranh chấp hợp đồng EPC, chưa hoàn thành quyết toán hợp đồng EPC.
Không khá hơn tình trạng của 2 dự án nêu trên là câu chuyện của Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai (Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem làm chủ đầu tư). Khởi công tháng 12/2011, dự án chạy thử nghiệm thu vào ngày 30/6/2016 đạt yêu cầu cơ bản về công suất và chất lượng sản phẩm (199/200 chỉ tiêu). Tháng 7/2015, Nhà thầu EPC đã bàn giao tạm thời cho chủ đầu tư đưa vào vận hành thương mại. Đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu là -731,7 tỷ đồng, tổng tài sản là 4.417,8 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 5.164 tỷ đồng, lỗ lũy kế -2.230 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chi phí tài chính chiếm trên 20% giá thành. Do áp lực trả nợ gốc, lãi, lãi phạt lớn nên dẫn đến dự án bị mất cân đối tài chính nghiêm trọng. Đến nay, dự án cũng chưa giải quyết được tranh chấp hợp đồng EPC, chưa hoàn thành quyết toán hợp đồng EPC.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương nhận định, nguyên nhân khiến các dự án, DN ngành Công Thương nói chung, lĩnh vực hóa chất nói riêng rơi vào tình cảnh chậm tiến độ, kém hiệu quả, trước hết bởi đây đều là các dự án đầu tư công, có đặc điểm chung là yếu kém từ khâu xây dựng dự án, thẩm định dự án đến kiểm tra, giám sát tiến độ.
“Bên cạnh đó, trong số các dự án này có nhiều dự án thuộc lĩnh vực phân bón, nhiên liệu sinh học, đóng tàu…, có liên quan tới lĩnh vực xăng dầu. Khi bắt đầu xây dựng dự án cách đây khoảng 10 năm, giá xăng dầu thế giới cao. Dự án xây dựng sản phẩm đầu ra giá cao. Tuy nhiên, từ năm 2014, giá xăng dầu thế giới sụt giảm mạnh tới một nửa làm cho các dự án này bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Ngoài ra, kinh tế thế giới không khởi sắc cũng kéo theo giá hàng hoá sụt giảm. Điều này làm cho thiết kế ban đầu của các dự án cho đến khi hoàn thành khác hẳn nhau”, chuyên gia Lê Quốc Phương nói.
Đe dọa an toàn của Vinachem
Trên thực tế, tình trạng thua lỗ, nợ nần của các dự án nêu trên không chỉ gây ảnh hưởng tới từng dự án riêng lẻ mà đang tạo áp lực khá lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinachem. Báo cáo mới đây của Vinachem cho thấy, quý I/2020 doanh thu Vinachem ước đạt hơn 9.000 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 4 DN thua lỗ, yếu kém kể trên tiếp tục lỗ khoảng hơn 800 tỷ đồng, tăng tới 246% so với cùng kỳ 2019. Còn lại các DN khác của Vinachem có kết quả kinh doanh khá ổn định, đem lại số lợi nhuận là 363 tỷ đồng, tăng 32%.
Vinachem tính toán, tình hình 4 DN, dự án yếu kém kể trên sẽ còn tiếp tục khó khăn nếu dịch Covid-19 không sớm kết thúc. Cụ thể, trường hợp dịch bệnh kết thúc trong quý II/2020, 4 DN yếu kém trên sẽ lỗ tới 3.444 tỷ đồng, tăng 33,9% so với kế hoạch. Trong khi, lợi nhuận của các DN còn lại cũng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, chỉ đạt khoảng 1.150 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra. Điều đó khiến doanh thu cả năm của Vinachem chỉ ước đạt hơn 39.200 tỷ đồng, giảm gần 15% so với kế hoạch năm 2020. Còn trường hợp dịch bệnh kết thúc trong quý III/2020, 4 DN yếu kém kể trên lỗ tới hơn 3.600 tỷ đồng, tăng 41,7% so với kế hoạch. Các DN còn lại lợi nhuận ước đạt 962 tỷ đồng, giảm gần 1 nửa so với kế hoạch. Do đó, Vinachem sẽ phải gánh lỗ nặng.
Về phương hướng giải quyết 3/4 dự án kể trên (trừ Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng), tại Phiên họp lần thứ 9 mới đây của Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, Phó Thủ tướng Thường trực - Trưởng Ban chỉ đạo Trương Hòa Bình đã giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN chỉ đạo Vinachem hoàn thiện phương án xử lý đối với từng dự án, phân tích rõ ưu nhược điểm, chỉ đề xuất các giải pháp thực sự khả thi, có thể triển khai ngay (có tính đến khả năng được giảm lãi suất vay, cơ cấu lại các khoản vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam) báo cáo Ban Chỉ đạo để họp chuyên đề cho ý kiến.
Được biết, Ủy ban đã làm việc với Vinachem, yêu cầu Vinachem đánh giá kỹ nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ để xây dựng phương án xử lý phù hợp. Hiện nay, Vinachem đang triển khai xây dựng phương án theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban.
Tin liên quan
Nông nghiệp tuần hoàn mang đến “mùa vàng” cho ngành hóa chất nông nghiệp
09:32 | 28/11/2024 Kinh tế
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM: Kiểm tra trọng điểm 4 nhóm hàng hóa chứa chất độc hại
17:41 | 01/11/2024 An ninh XNK
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics