Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng cường công tác dự báo trong lĩnh vực xuất khẩu
Quốc hội thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 31/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2023.
Lo ngại sự “mong manh” về sức khỏe doanh nghiệp
Theo đó, các đại biểu Quốc hội đều cơ bản tán thành với nội dung các báo cáo của Chính phủ và cho rằng trong bối cảnh nhiều khó khăn, những kết quả đạt được là hết sức tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn, trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tập trung làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội…
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc thúc đẩy đầu tư công và làm sống lại nhiều dự án trọng điểm; đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các chính sách giãn, hoãn, giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp; cũng như Ngân hàng Nhà nước đã đi “ngược chiều” khi 3 lần thực hiện giảm lãi suất điều hành, cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp…
Do đó, theo đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), so với mặt bằng những năm phát triển cao thì rõ ràng tăng trưởng GDP 5 tháng đầu năm chỉ đạt 3,32% là thấp, nhưng nhìn trong nền tảng và bối cảnh bên ngoài thì nền kinh tế đã có những phục hồi tích cực. Ngay trong lúc bức tranh kinh tế ảm đạm thì đánh giá của các tổ chức nước ngoài cho thấy tỷ lệ tăng trưởng trung bình của Việt Nam vẫn thuộc top đầu thế giới.
“Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp vô vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang cố thoi thóp để tồn tại khi khó khăn đang bủa vây. Doanh nghiệp nội địa đang đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản hoặc bị thâu tóm. Ví như hiện nay các tập đoàn Thái Lan đã sở hữu rất nhiều doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam và thu hàng tỷ USD tiền cổ tức từ các doanh nghiệp đứng đầu này khiến cho nền kinh tế, nền sản xuất vốn đã ốm yếu của doanh nghiệp Việt Nam trở nên rất mong manh. Khi và chỉ khi chúng ta thực sự quyết liệt tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới có cơ may phục hồi và phát triển”, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu. |
Tuy nhiên, bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả đạt được, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những thách thức, hạn chế. Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) cho rằng, những khó khăn và yếu tố bất lợi xuất hiện những tháng đầu năm 2023 tác động đến mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu của năm 2023, như đầu tư công triển khai chậm; thị trường xuất khẩu và đơn đặt hàng bị thu hẹp; thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản gặp khó khăn; nguồn lực và sức chịu đựng của doanh nghiệp suy giảm nhiều do phải trải qua một giai đoạn có thể gọi là suy thoái dài.
Nói về khó khăn của doanh nghiệp, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, nhiều địa phương có vị trí quan trọng lại sụt giảm tăng trưởng, có địa phương tăng trưởng âm, nguyên nhân chính là do doanh nghiệp ở các địa phương đó đang gặp nhiều khó khăn. Còn theo đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TPHCM), các gói hỗ trợ của Chính phủ, tăng trưởng tín dụng còn thấp, chậm, 5 đối tượng ưu tiên được ưu đãi về tín dụng thì các doanh nghiệp trong đối tượng này chưa cảm nhận được sự hỗ trợ của chính sách…
Hỗ trợ mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu
Thẳng thắn nhìn nhận vào những vấn đề còn hạn chế của nền kinh tế - xã hội, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp. Trong đó, đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) cho rằng, 3 giải pháp mang tính định lượng trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đó là gói hỗ trợ giảm lãi suất 2% thuế giá trị gia tăng, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng và chỉ tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đang được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân kỳ vọng và mong đợi.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) đề nghị rà soát những vướng mắc để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Quochoi.vn |
Tương tự, đại biểu Lê Thanh Vân đánh giá, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, đơn đặt hàng giảm tác động đến sản xuất trong nước. Để thúc đẩy sản xuất trong nước, theo đại biểu cần nhìn vào 3 động lực là xuất khẩu, đầu tư công và đầu tư nước ngoài. Vì thế, để thúc đẩy xuất khẩu, một mặt phải tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn để làm sao các doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính chống đỡ khó khăn, đồng thời bám sát nhu cầu thị trường thế giới và khu vực để duy trì đẩy mạnh tăng trưởng trong xuất khẩu.
Đối với giải ngân đầu tư công, theo đại biểu Lê Thanh Vân, phải khắc phục bằng cách là rà soát lại thủ tục, cắt giảm những khâu trung gian, giấy phép con. Về thu hút đầu tư nước ngoài thì phải đối mặt với “luật chơi mới” của các nước là thuế tối thiểu toàn cầu. Việt Nam phải khẩn trương sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan, từ đó giúp điều tiết các quan hệ đối tác, thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Cũng nhấn mạnh về thúc đẩy xuất khẩu, đại biểu Khang Thị Mào (đoàn Yên Bái) kiến nghị phải tăng cường công tác dự báo trong lĩnh vực xuất khẩu để tránh tình trạng mất cân đối cung cầu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Đại biểu Triệu Quang Huy (đoàn Lạng Sơn) cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất lao động, thực hiện quyết liệt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất, tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường tiêu dùng trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, khai thác hiệu quả các thị trường và mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
Cùng với những vấn đề trên, các đại biểu Quốc hội đề xuất về quan tâm, chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tin liên quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
12:22 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics