“Cuộc chiến” bảo vệ động vật hoang dã hiệu quả cần có Chỉ thị từ Thủ tướng
Toàn cảnh tọa đàm |
Vi phạm diễn biến phức tạp
Phát biểu tại tọa đàm “Ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 và hoàn thiện pháp luật về quản lý động vật hoang dã” diễn ra sáng nay 27/3, tại Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) cho hay, thời gian qua, tình hình vi phạm về buôn bán ĐVHD quý hiếm trên toàn quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Số lượng các vụ vi phạm vi phạm trong mua bán, vận chuyển, tiêu thụ ĐVHD có xu hướng giảm dần qua các năm. Nhiều đối tượng “đầu nậu”, đường dây buôn bán ĐVHD quý hiếm quy mô lớn, xuyên biên giới đã được phát hiện và triệt phá, đưa ra xét xử trước pháp luật.
Theo thống kê, từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/5/2019, lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý 560 vụ vi phạm về ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm; xử lý hình sự 41 vụ với 38 bị can, đã xét xử 27 vụ với 27 bị cáo, mức án cao nhất là 7 năm 6 tháng tù giam; xử lý hành chính 519 vụ vi phạm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hiệu cũng nhấn mạnh, tình trạng săn bắt, buôn bán, sử dụng, tiêu thụ ĐVHD bất hợp pháp vẫn xảy ra và diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, đặc biệt là hoạt động rửa nguồn gốc, trà trộn ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp từ tự nhiên với ĐVHD gây nuôi sinh sản hợp pháp để buôn bán, từ đó đã đẩy nhiều loài ĐVHD ngoài tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng, gây ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và hiệu lực thực thi pháp luật.
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra có diễn biến phức tạp ở nước ta, để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, Cục Kiểm lâm đã tham mưu, đề xuất Tổng cục Lâm nghiệp ban hành một số văn bản về tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ ĐVHD.
Tuy nhiên, hiện nay khó khăn, vướng mắc là quy định xử lý các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất, giết, vận chuyển mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh trái phép động vật rừng và các sản phẩm bộ phận của chúng căn cứ vào giá trị tang vật vi phạm.
Trong khi đó, các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm bị cấm lưu hành trên thị trường (nhóm IB) nên không có giá thị trường, do đó việc định giá tang vật vi phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính gặp vướng mắc khi không có căn cứ để xác định giá trị.
Theo luật sư Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD), hiện nay (tháng 3/2020), Việt Nam chưa ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đặc thù quy định chi tiết về việc nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ ĐVHD.
Các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ ĐVHD hiện nay vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế, còn rải rác trong nhiều văn bản luật chuyên ngành. Do vậy, để tiếp cận với các quy định về bảo vệ ĐVHD, cần phải tiếp cận nhiều văn bản luật khác nhau như Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Luật Quản lý ngoại thương…
“Luật Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015 đã tăng mức xử phạt dành cho tội phạm liên quan đến ĐVHD, với định khung hình phạt tù lên đến 12 năm và định khung mức phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng. Tuy vậy, mức xử phạt trên vẫn chưa tương xứng với lợi nhuận tài chính thực tế mà cá nhân hay pháp nhân thương mại thu về từ hoạt động mua bán, tiêu thụ trái phép ĐVHD”, ông Bách nói.
Cần Chỉ thị từ Thủ tướng
Nhiều ý kiến cho rằng, để “cuộc chiến” bảo vệ ĐVHD đạt được hiệu quả tốt hơn, trước mắt, cần phải có Chỉ thị của lãnh đạo cao nhất Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát quản lý, thanh kiểm tra xử phạt hành vi săn bắt, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển, giết thịt động vật hoang dã.
Về lâu dài cần có Nghị quyết Quốc hội hoặc Nghị định Chính phủ đủ mạnh trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam, tiến tới cấm việc kinh doanh, giết thịt và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
Ngà voi vận chuyển trái phép do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ tháng 1/2019. Ảnh: T.Bình. |
Luật Sư Đặng Đình Bách nhấn mạnh, đứng trước các vấn đề vền bảo tồn đa dạng sinh học và bảo đảm sức khỏe, dịch vụ y tế cho người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lây lan rộng trên toàn thế giới hiện nay, việc ban hành Chỉ thị của Thủ tướng về nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ trái phép ĐVHD thể hiện sự đúng đắn và kịp thời trong công tác lãnh đạo, điều hành quốc gia trước vấn đề cấp thiết của xã hội.
Do đó, các bộ, ban, ngành liên quan cần phối hợp trong công tác xây dựng và thực thi Chỉ thị này của Thủ tướng với mục tiêu cấp bách trước mắt và xây dựng, ban hành, bảo đảm thực thi các văn bản quy định chi tiết về bảo vệ ĐVHD nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững dài hạn.
Xung quanh câu chuyện bảo vệ ĐVHD, bác sỹ Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cộng đồng (RTCCD) kiến nghị Chính phủ xây dựng luật hoặc ban hành văn bản pháp luật về bảo vệ ĐVHD, đảm bảo hài hòa với công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp.
“Trước mắt, cần bổ sung vào các văn bản pháp luật hiện hành các chế tài mạnh và nghiêm khắc về việc kiểm soát việc buôn bán, trao đổi các loài động thực vật hoang dã để tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn đến tình trạng tuyệt chủng”, bác sỹ Nguyễn Trọng An nhấn mạnh.
Tin liên quan
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
09:21 | 05/11/2024 An ninh XNK
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
08:59 | 05/11/2024 An ninh XNK
Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc người nước ngoài
16:27 | 04/11/2024 An ninh XNK
Quảng Ninh: Ngăn chặn vận chuyển giống vật nuôi nhập lậu
16:11 | 04/11/2024 An ninh XNK
Đột kích tụ điểm sản xuất tất chân giả nhãn hiệu nổi tiếng
15:26 | 04/11/2024 An ninh XNK
Hải quan thu nộp ngân sách hơn 745 tỷ đồng từ công tác chống buôn lậu
13:58 | 04/11/2024 An ninh XNK
Xử lý gần 7.600 tấn bột đạm động vật là vật chứng vụ án buôn lậu
15:32 | 03/11/2024 An ninh XNK
Ba giám đốc doanh nghiệp TPHCM bị tạm hoãn xuất cảnh
10:11 | 03/11/2024 An ninh XNK
Nhiều "đại gia" nộp thuế sau cưỡng chế
09:52 | 03/11/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Thách thức mới trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
07:01 | 03/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
19:33 | 02/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố đối tượng bán hàng qua sàn thương mại điện tử thu trăm tỷ nhưng trốn thuế
12:36 | 02/11/2024 An ninh XNK
Hải quan TPHCM: Kiểm tra trọng điểm 4 nhóm hàng hóa chứa chất độc hại
17:41 | 01/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK