“Cực" như giáo viên dạy hợp đồng
Hà Nội: Giáo viên hợp đồng phải viết cam kết "tự nguyện" nghỉ việc nếu thi trượt viên chức? | |
Xót xa phận giáo viên hợp đồng |
Giáo viên hợp đồng đang chịu nhiều thiệt thòi. Ảnh: ST. |
Thôi việc với "hai bàn tay trắng"
Năm 1998, cô Nguyễn Thị Quý nhận được Quyết định về việc tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức. Theo quyết định này, cô Quý dạy hợp đồng ngắn hạn 1 năm tại trường THCS Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) với mức lương 180.000 đồng/tháng. Sau một thời gian công tác, cô Quý đã chuyển sang công tác tại trường THCS Đốc Tín (Mỹ Đức, Hà Nội). Từ thời điểm đó đến năm 2017, cô Quý không nhận được bất kỳ văn bản ký tiếp hợp đồng lao động của UBND huyện Mỹ Đức, tuy nhiên, công việc giảng dạy ở trường vẫn diễn ra bình thường. Đến năm 2018, cô Quý tiếp tục được ký quyết định hợp đồng 3 tháng/lần của trường THCS Đốc Tín.
Điều đáng nói, đến nay cô Quý đã công tác trong ngành Giáo dục được 21 năm nhưng vẫn chỉ là giáo viên hợp đồng ngắn hạn 3 tháng/lần, với mức lương 1.210.000 đồng/tháng, dưới mức lương cơ bản và không được nhận bất kỳ một chế độ bảo hiểm nào. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, cô Quý bức xúc: "Điều tôi cảm thấy bất công là bản thân tôi công tác 21 năm nhưng chưa một năm nào được đóng bảo hiểm. Đến nay, chúng tôi đứng trước nguy cơ chấm dứt hợp đồng lao động, nếu bị chấm dứt hợp đồng tôi sẽ ra về với 2 bàn tay trắng. Chúng tôi mong muốn sẽ được huyện giải quyết những vấn đề về chế độ lương và bảo hiểm vì từng ấy năm cống hiến nay chỉ nhận lại trái đắng như thế này".
Không chỉ riêng cô Quý, tại huyện Mỹ Đức còn rất nhiều giáo viên hợp đồng cũng đang phải nhận trái đắng. Cô Nguyễn Thị Phương Anh, giáo viên hợp đồng tại trường Tiểu học Hợp Tiến B đã có 11 năm công tác, nhưng đến nay vẫn chỉ được ký hợp đồng 3 tháng/lần, với mức lương hơn 1,2 triệu đồng. Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, cô Phương Anh chỉ một lần được cầm tờ quyết định ký hợp đồng. Theo đó, khi hết hạn hợp đồng thì UBND huyện sẽ tự động gia hạn quyết định ký hợp đồng tiếp.
“Nhiều huyện khác của Hà Nội, giáo viên đã được ký hợp đồng dài hạn hoặc chí ít cũng là hợp đồng một năm, nhưng riêng huyện Mỹ Đức, giáo viên chúng tôi chỉ được ký hợp đồng 3 tháng. Không những thế, ngoài mức lương tối thiểu, chúng tôi không nhận được thêm bất kỳ chế độ nào khác, không được đóng bảo hiểm. Nếu muốn tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể, chúng tôi cũng phải tự bỏ tiền túi ra mua, nhà trường không có bất cứ sự hỗ trợ nào”, cô Phương Anh cho biết.
So với giáo viên biên chế, giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức phải chịu nhiều phần thua thiệt. “Nếu như giáo viên trong biên chế được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, được hưởng bảo hiểm thì giáo viên hợp đồng chỉ được nghỉ 3 tháng và không được hưởng bất kỳ chế độ bảo hiểm thai sản. Có lần tôi sinh mổ, vết thương bị nhiễm trùng, cơ thể vẫn còn rất yếu nhưng vẫn không được nghỉ thêm bất kỳ ngày nào và phải đi dạy sau 3 tháng. Nhiều lúc nghĩ cũng tủi thân, giáo viên hợp đồng cũng áp lực không kém gì so với giáo viên trong biên chế nhưng lại luôn bị thiệt thòi”, cô Phương Anh tâm sự.
Cố bám trụ vì yêu nghề
Với đồng lương ít ỏi, không được hưởng chế độ bảo hiểm, nhiều giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức phải tìm kiếm công việc làm thêm để trang trải cuộc sống.
Kể lại quá trình hưởng lương sau 11 công tác trong ngành Giáo dục, cô Phương Anh cho biết: “Năm 2008, tôi được hưởng mức lương 450.000 đồng/tháng, sau đó là 730.000 đồng/tháng, rồi tăng lên 830.000 đồng/tháng và đến hiện tại mức lương là 1.210.000 đồng/tháng. Trong khi đó, trường học cách nhà tôi 15km, thực sự với mức lương đó cũng chỉ đủ để tôi chi tiền xăng xe”.
Khi phóng viên đặt câu hỏi, với mức lương như vậy tại sao chỉ có thể gắn bó với nghề và có thể đủ trang trải cuộc sống, cô Phương Anh nghẹn ngào: “Hàng trăm giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức vẫn có thể sống được với mức lương đó, thì tôi cũng phải cố gắng. Với mức lương đó, làm sao đủ sống chứ đừng nói là kiếm tiền nuôi con. Mọi chi tiêu trong gia đình dựa vào thu nhập của chồng tôi”.
Theo nhiều giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức, để đủ tiền trang trải cuộc sống các cô phải bán hàng online hoặc tìm kiếm công việc làm thêm vào những khoảng thời gian rảnh rỗi. “Hầu hết kinh tế của gia đình đều đổ dồn lên người chồng, chúng tôi cũng chẳng phụ giúp gì được nhiều. Chúng tôi phải có sự hậu thuẫn rất lớn từ phía gia đình mới có thể gắn bó với nghề trong thời gian dài như vậy”, cô Nguyễn Thị Ngọc Hà, giáo viên hợp đồng tại trường Tiểu học Đại Hưng (Mỹ Đức, Hà Nội) tâm sự.
Vất vả là vậy, nhưng do yêu nghề mà nhiều giáo viên hợp đồng vẫn quyết tâm bám trụ với lớp học, nhưng công sức họ bỏ ra lại không được đền đáp xứng đáng. Trong đợt thi tuyển viên chức ngành giáo dục tại Hà Nội sắp tới, nhiều giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức cũng đứng trước nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng lao động. Hiện nay, giáo viên hợp đồng tại huyện này đang rất hoang mang, lo lắng.
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
20:16 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình
20:35 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
18:30 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
14:22 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Xây "bệ đỡ" hút doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo
09:57 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhu cầu di chuyển dịp Tết tăng vọt: Vé tàu, xe và máy bay có đủ đáp ứng?
07:53 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng diện tích quảng cáo cho báo in, siết quảng cáo mạng
18:32 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
Những chính sách thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
10:25 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Một năm đầy biến động của thế giới qua lăng kính của hãng AFP
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp về thuế
“Văn hóa số” trong chuyển đổi số doanh nghiệp
Hải quan Hà Tĩnh phối hợp chặn bắt đối tượng vận chuyển 4 kg ma túy đá
Hàng Việt trước “cơn lốc” thương mại điện tử xuyên biên giới
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics