CPTPP tròn 5 tuổi
Doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác có hiệu quả cơ hội tại thị trường CPTPP Thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP còn khiêm tốn |
Cùng với việc Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, CPTPP đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam cũng như các nền kinh tế thành viên.
Cùng nhắc lại vài điều nhân dịp CPTPP tròn 5 tuổi.
CPTPP được phát triển từ TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). TPP ban đầu do 4 nước gồm Brunei, Chile, New Zealand và Singapore khởi xướng. Mỹ, dưới thời Tổng thống Obama tuyên bố tham gia vào năm 2009, thu hút thêm một loạt nền kinh tế khác như Peru, Australia, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Mexico và Canada tham gia. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đã nộp đơn xin gia nhập TPP trước khi Mỹ rút lui dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, vào tháng 9/2021. (Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay vẫn chưa phải là thành viên của CPTPP).
Sự rút lui của Mỹ từng khiến giới quan sát cho rằng thành quả của các cuộc đàm phán TPP trong nhiều năm đã “trôi theo dòng nước”. Thế nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại. Nhật Bản đã đứng lên đảm nhận trọng trách tiếp tục thúc đẩy các trình tự của TPP. Qua nhiều vòng đàm phán và tham vấn, tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP (ngoại trừ Mỹ) đạt được hiệp định khung và chính thức đổi tên thành CPTPP. Tháng 3/2018, 11 nước thành viên chính thức ký CPTPP ở San Diego, Chile. TPP đã “sống” ngay cả khi không có sự tham gia của Mỹ, chỉ là dưới một cái tên khác.
Ngay sau khi CPTPP được ký kết (tháng 3/2018), nhiều nền kinh tế đã bày tỏ nguyện vọng được gia nhập Hiệp định. Vương quốc Anh đã chính thức trở thành thành viên mới nhất của CPTPP, đưa CPTPP trở thành thị trường của hơn 500 triệu dân với tổng GDP ước tính hơn 13.600 tỷ USD.
Sức hút của CPTPP không chỉ thể hiện ở các lợi ích về xuất khẩu cũng như giúp các thành viên tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu dễ dàng hơn, mà còn tạo cơ hội cho nhiều ngành kinh tế. Với Việt Nam, đó là các ngành như thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác. Việc tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, cũng sẽ là cơ hội để tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo.
Tin liên quan
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
30 tỷ đồng/m2 đất
14:59 | 08/12/2024 Người quan sát
Chợ Giáng sinh
07:36 | 08/12/2024 Người quan sát
Người nước ngoài sống trong... nhà ở xã hội
08:30 | 04/12/2024 Người quan sát
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics