Corona đè nặng ngành Du lịch
Các DN lữ hành đang chịu tác động nặng nề bởi dịch corona. |
Ảnh hưởng nặng nề
Những thiệt hại của ngành Du lịch do dịch bệnh đã được các địa phương khẳng định, dựa trên số lượng khách hủy tour, hủy đặt phòng. Tại Huế, hoạt động du lịch giảm 10%. Tại Quảng Ninh, hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long chỉ thu hút được 3.000 khách, giảm 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Du lịch Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề khi lượng khách sụt giảm chưa từng thấy, hoạt động khách sạn chỉ đạt 30% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, theo ý kiến của nhiều DN lữ hành, tình trạng khách hoàn hủy dịch vụ, hủy phòng khách sạn, vé máy bay, hủy tour… và đòi lại tiền mặt đang diễn ra trên cả nước nhưng các đối tác đầu vào không chấp nhận chính sách hoàn hủy. Ví dụ như các hãng hàng không không đồng ý hoàn hủy, thậm chí không cho lùi vì máy bay vẫn bay. Nếu hoàn, phải mất phí như bình thường. Đặc biệt, hiện nay đang còn mắc kẹt ở một số điểm đến của nước ta như Khánh Hòa, Đà Nẵng… khiến các DN du lịch vừa phải gồng mình phòng chống dịch, vừa phục vụ khách, vừa giải quyết các tình huống phát sinh.
Ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt cho biết, không chỉ thiệt hại về tour Trung Quốc, ngay cả các tour đi đi nước ngoài (outbound) hoặc đi trong nước (inbound) cũng bị hủy. “Hiện số lượng khách hủy tour đã lên tới hơn 50%. Nhiều khách đã đặt tour trước đó, song giờ đã hủy và đòi lại hết tiền cọc trong khi đó một số tour cận ngày DN đã thanh toán chi phí cho phía đối tác khiến DN gặp khó”, ông Long chia sẻ.
Còn theo ông Nguyễn Trung Quân, Giám đốc Công ty Du lịch Avitour, các tour quốc tế du khách hủy 100%, tour nội địa từ nay đến tháng 4 hầu như không có khách đặt mới, khách đã đặt trước đó thì hủy từ 80-100%.
Tình trạng ảm đạm cũng diễn ra tại Công ty Aza Travel khi số tour nước ngoài cũng bị hủy toàn bộ, tour trong nước thì hơn 50% khách đặt trước đó đã hủy, hầu như không có du khách đặt tour thời điểm hiện tại.
Từ phía nhà hàng khách sạn, ông Nguyễn Xuân Quỳnh, Chủ tịch Hội những nhà quản lý ẩm thực Việt Nam chia sẻ, từ khi có thông tin về dịch corona, lượng khách sụt giảm khoảng 30% và dự báo tiếp tục còn giảm với đối tượng khách quốc tế. Thậm chí thay vì đến nhà hàng, hiện xuất hiện xu hướng đặt hàng qua online và yêu cầu ship đến nhà để phòng bệnh.
Về phía Sở Du lịch Hà Nội, ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở ước tính, đến ngày 4/2 có khoảng 8.000 lượt khách ở Hà Nội hủy tour outbound tập trung chủ yếu ở thị trường Trung Quốc và hơn 8.000 lượt khách hủy tour inbound vào Hà Nội. Ngoài ra, có trên 3.000 khách cũng hủy các tour tham quan lễ hội du xuân trên địa bàn. “Thời gian tới nếu dịch bệnh còn kéo dài thì chắc chắn thiệt hại với ngành du lịch nói chung và du lịch Hà Nội sẽ rất khó lường”, ông Hiếu đánh giá.
Chuẩn bị kế hoạch hút khách khi đỉnh dịch đi qua
Để ứng phó và giảm tối đa tác hại do dịch corona gây ra, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, với DN, sau khi đỉnh điểm của dịch đi qua các DN cần lựa chọn điểm đến phù hợp nhất; có thể xem xét lựa chọn các điểm đến mới, nơi không bị dịch hoặc không có khả năng tái phát dịch để thu hút khách du lịch nội địa phù hợp với điều kiện, năng lực, sở trường của DN; cần đầu tư các tuyến du lịch nội địa mới, chú trọng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch gắn với bảo vệ môi trường.
Đối với thị trường nước ngoài, theo ông Vũ Thế Bình, ngay bây giờ, các DN du lịch cần xây dựng và chuẩn bị triển khai kế hoạch xúc tiến mạnh mẽ tại các thị trường tiềm năng của Du lịch Việt Nam. “Các DN du lịch Việt Nam cần sẵn sàng tham gia tích cực các sự kiện xúc tiến trong và ngoài nước để thu hút khách du lịch ngay khi dịch bệnh được khống chế, không chờ dịch hết mới triển khai”, ông Bình nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các DN du lịch cũng cần có kế hoạch giữ gìn lực lượng nhân sự của DN trong giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công tác quản lý và kinh doanh trên cơ sở áp dụng công nghệ 4.0…, coi đây như điểm dừng cần thiết để nâng cao chất lượng nhân lực DN.
“Thời gian tới Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ đại diện cho 7.000 DN thành viên, tổng hợp ý kiến của các Sở Du lịch và DN du lịch trên cả nước đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ DN thiết thực như miễn, giảm tiền điện nước, tiền thuê đất, thuế GTGT, thuế Thu nhập DN, miễn visa và các ngân hàng giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất”, ông Bình nêu.
Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc HanoiRedtour cho hay hiện rất nhiều khách quốc tế ngỡ ngàng khi đến các điểm di tích trong ngày 4 -5/2 bị đóng cửa và phản hồi không tốt về việc này.
“Thực tế là chúng ta hạn chế tụ tập đông người, tổ chức lễ hội theo khuyến cáo của ngành Y tế, không đón khách từ thị trường Trung Quốc và vùng có dịch là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, các đoàn khách của thị trường khác, chúng ta không cấm. Khách lẻ và khách đoàn tuân thủ các quy định về phòng chống dịch nCoV thì hoàn toàn có thể tham quan như bình thường”, ông Hoan nêu.
Còn ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc AZA travel cho rằng, Việt Nam mới chỉ thông báo có dịch và cấm việc đón khách từ vùng có dịch. Các DN du lịch cũng đang chung tay với cả nước chủ động phòng chống dịch nhưng việc đóng cửa các di tích và danh thắng là có phần cực đoan. “Ở Thái Lan, quốc gia này có số người nhiễm nCoV cao hơn nhưng đến nay các hoạt động đón khách vẫn được diễn ra bình thường bên cạnh phòng chống dịch hiệu quả”, ông Đạt nêu.
Cùng với kiến nghị sớm mở lại cửa các điểm di tích, danh thắng, các DN du lịch cũng kiến nghị đối tác hàng không có những chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ hủy, hoàn vé hoặc lùi thời hạn khởi hành. Với cơ quan chức năng thì hỗ trợ miễn giảm thuế GTGT, giãn nợ ngân hàng.
Tin liên quan
Thu hút du khách quốc tế, tạo đà bứt phá cho ngành du lịch
11:13 | 19/03/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau Covid-19, nạn thất nghiệp đe doạ gây bất ổn xã hội Trung Quốc?
14:59 | 12/05/2020 Nhìn ra thế giới
Nghịch lý về phòng chống đại dịch Covid-19 giữa Đông và Tây Âu
15:13 | 06/05/2020 Nhìn ra thế giới
Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận
10:43 | 31/12/2020 Ẩm thực
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh
09:57 | 30/12/2020 Điểm đến
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá
13:15 | 29/12/2020 Ẩm thực
5.000 suất du lịch khám phá TPHCM dành cho thiếu nhi, hộ nghèo
16:08 | 26/12/2020 Du lịch
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"
13:20 | 24/12/2020 Điểm đến
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà
09:00 | 23/12/2020 Ẩm thực
Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie
11:59 | 21/12/2020 Điểm đến
Canh thưng mồng tơi
09:07 | 18/12/2020 Ẩm thực
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím
07:41 | 16/12/2020 Điểm đến
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
14:13 | 11/12/2020 Ẩm thực
Ra mắt chuỗi khách sạn SOJO Hotels
14:07 | 11/12/2020 Tour - KS
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới
07:44 | 11/12/2020 Điểm đến
Google ra mắt công cụ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam
13:21 | 09/12/2020 Du lịch
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics