Facebook Twitter youtube Tiktok

Công ước Viên 1980- CISG: Bệ đỡ pháp lí cho DN mua bán hàng hóa quốc tế

(HQ Online)- Tại hội thảo “Việt Nam gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU - Mutrap) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức tại TP.HCM ngày 1-11, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên sớm trang bị cho DN một nền tảng luật pháp vững vàng, để tự tin ngồi vào bàn đàm phán các hợp đồng mua bán hàng hóa với DN nước ngoài.

cong uoc vien 1980 cisg be do phap li cho dn mua ban hang hoa quoc te

CISG sẽ là hành lang an toàn cho các DN trong thương mại quốc tế. Ảnh: NGUYỄN HUẾ

Việc gia nhập CISG không chỉ giúp các DN tiết kiệm thời gian đàm phán, không còn ở thế bị động trong đàm phán mà còn giúp Toà án và Trọng tài Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí để xem xét và giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo kết quả điều tra gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có đến trên 80% DN tham gia điều tra cho biết không lựa chọn luật để áp dụng vào các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và không nghiên cứu các điều khoản của hợp đồng khi xảy ra tranh chấp. Khi chọn luật áp dụng hợp đồng phần lớn các DN lại chọn luật nước ngoài thay vì luật của Việt Nam.

Theo nhận định của ông Nguyễn Trung Nam- đại diện VCCI, nguyên nhân của tình trạng trên là do tâm lí hoạt động thương mại của DN Việt Nam chủ yếu dựa trên niềm tin và xây dựng mối quan hệ lâu dài. Do vậy, các DN không những không nắm nhiều về luật của các nước, mà ngay cả luật ở Việt Nam cũng nắm không vững.

Nhiều DN còn tâm lí sính ngoại, thích sử dụng luật nước ngoài hơn luật của Việt Nam. Ngoài ra, 90% DN Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, không có bộ phận pháp lí chuyên trách dẫn đến phần giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán đều bỏ trống. Thời gian qua, tỉ lệ tranh chấp liên quan đến mua bán quốc tế rất cao, trong đó 80% là không quy định luật áp dụng.

Do không có ngân sách cho tư vấn pháp lý, nên hợp đồng giao dịch của các DN Việt Nam thường sơ sài, thiếu chặt chẽ hay bị áp đặt theo điều kiện của đối tác. Bên cạnh đó, phần lớn các hợp đồng của DN Việt Nam chỉ có giá trị từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn USD. Do vậy, khi xảy ra tranh chấp, DN thường bỏ không theo kiện vì chi phí theo kiện có khi còn lớn hơn cả giá trị hợp đồng.

“Không nắm vững luật pháp, DN không chỉ phải chịu thiệt thòi trong các vụ tranh chấp thương mại mà còn gây tâm lí ngại mở rộng sang các thị trường có nhiều rủi ro dẫn dến thị trường xuất khẩu bị bó hẹp. Đơn cử như trường hợp, của một DN XK gạo sang thị trường Ghana.

Do không có các điều khoản ràng buộc với đối tác trong hợp đồng nên khi hàng đã chuyển tới cảng mà phía đối tác không đến nhận hàng, DN đành phải bỏ chi phí để chở hàng vì không chịu nổi chi phí lưu kho bãi. Sau vụ việc này, DN này đã bỏ luôn thị trường Ghana vì e ngại rủi ro”, ông Nam cho biết.

Theo nhận định của các chuyên gia, Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980-CISG) là một Công ước có tầm phủ rộng, công bằng cho cả bên người bán và người mua, giải quyết được sự xung đột giữa các luật trong giao dịch thương mại. Tiến sĩ Nguyễn Minh Hằng, Giảng viên Luật, Đại học Ngoại Thương cho biết, CISG là một trong các Công ước quốc tế về thương mại thành công nhất và đang điều chỉnh 80% giao dịch thương mại hàng hóa của thế giới. Hiện đã có 80 nước tham gia CISG, trong đó có tất cả các nền kinh tế lớn thế giới.

Tuy vậy, mức độ tiếp cận với CISG của DN Việt Nam vẫn còn hạn chế. Trong khi, phần lớn các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam hiện đã là thành viên của CISG. Hội nhập quốc tế càng sâu, hoạt động thương mại của các DN sẽ càng gặp nhiều rủi ro nếu không được trang bị hệ thống pháp luật vững vàng. Thời gian qua, DN Việt Nam luôn chịu thiệt thòi, lép vế trước đối tác khách hàng do không am hiểu luật pháp về mua bán hàng hóa quốc tế

Do vậy, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải gia nhập CISG để áp dụng luật chơi toàn cầu. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Mơ, Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC), DN Việt Nam buộc phải nghiên cứu CISG để không bị động trong đàm phán thương mại vì khi phát sinh tranh chấp trong mua bán hàng hóa quốc tế sẽ bắt buộc phải dựa và luật áp dụng. Trong trường hợp này tất cả các tòa án và trọng tài dù là Tòa án và trọng tài của Việt Nam hay Tòa án, trọng tài nước ngoài sẽ cố gắng áp dụng luật của nước mình.

Trong khi đó khung pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam còn nhiều bất cập. Các DN nước ngoài thường chèn ép bắt các DN Việt Nam áp dụng luật nước họ hoặc luật nước ngoài và DN Việt Nam rất dễ rơi vào rủi ro. Do vậy, những quốc gia đã là thành viên của CISG thì việc giải quyết tranh chấp sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản, ngược lại sẽ rất phức tạp.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Mơ, việc gia nhập CISG không chỉ giúp các DN tiết kiệm thời gian đàm phán, không còn ở thế bị động trong đàm phán mà còn giúp Toà án và Trọng tài Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí để xem xét và giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Gia nhập CISG sẽ giúp Việt Nam tham gia bình đẳng với các quốc gia không trong sân chơi về mua bán hàng hóa quốc tế.

Đây cũng là cơ sở để Việt Nam rà soát khung pháp luật hiện hành về mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Đồng thời có đội ngũ thẩm phán, trọng tài viên giỏi đủ năng lực tranh tụng ở phạm vi quốc tế liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa…

Nguyễn Huế

 

Tin liên quan

Quyết liệt đấu tranh với tội phạm trên biển

Quyết liệt đấu tranh với tội phạm trên biển

Theo nhận định của lực lượng Cảnh sát biển, thời gian gần đây, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng tội phạm trên biển ngày càng tinh vi, liều lĩnh và manh động.
Lạng Sơn: Thu giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lạng Sơn: Thu giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện và thu giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ thuộc khu vực xã Lộc Bình.
Tội phạm ma túy phức tạp tuyến biên giới miền Trung

Tội phạm ma túy phức tạp tuyến biên giới miền Trung

Nửa đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực IX đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng đấu tranh, bắt giữ 19 vụ/24 đối tượng vận chuyển trái phép các chất ma túy.
Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

Trưởng Thuế tỉnh Hưng Yên vừa ban hành quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng.
Nửa năm, triệt phá 11.687 vụ thu giữ hơn 3 tấn và 1,7 triệu viên ma túy

Nửa năm, triệt phá 11.687 vụ thu giữ hơn 3 tấn và 1,7 triệu viên ma túy

Kết quả được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C04, Bộ Công an) ngày 15/7.
Xác lập chuyên án đấu tranh quyết liệt với tội phạm buôn lậu

Xác lập chuyên án đấu tranh quyết liệt với tội phạm buôn lậu

Thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tăng cường xúc tiến thương mại, bảo đảm cân đối cung cầu trong nước; nước; đẩy mạnh xuất khẩu; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới được đề cập tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025.
Thanh Hóa: Điều tra, khởi tố 170 vụ buôn lậu, hàng giả

Thanh Hóa: Điều tra, khởi tố 170 vụ buôn lậu, hàng giả

Lực lượng chức năng ở Thanh Hóa đã đấu tranh triệt phá nhiều vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại…; thu nộp ngân sách 93 tỷ đồng.
Hải quan khu vực II: Nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu qua cửa khẩu

Hải quan khu vực II: Nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu qua cửa khẩu

Trong số gần 1.300 vụ vi phạm bị phát hiện, Chi cục Hải quan khu vực II đã khởi tố và đề nghị khởi tố 17 vụ việc; thu nộp ngân sách nhà nước gần 72 tỷ đồng từ xử phạt vi phạm hành chính, tăng 244% so với cùng kỳ năm 2024.
Lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 9.919 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm

Lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 9.919 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm

Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã kiểm tra 11.568 vụ, xử lý 9.919 vụ vi phạm, thu về 266 tỷ đồng từ xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, đã chuyển 76 vụ có dấu hiệu hình sự sang cơ quan điều tra.
Vụ 235 kg bạc ở Lào Cai: Hồi chuông cảnh báo việc lợi dụng phương tiện xuất nhập cảnh để buôn lậu

Vụ 235 kg bạc ở Lào Cai: Hồi chuông cảnh báo việc lợi dụng phương tiện xuất nhập cảnh để buôn lậu

Việc lợi dụng phương tiện vận tải xuất nhập cảnh để buôn lậu, vận chuyển hàng cấm là thủ đoạn không mới, nhưng qua vụ việc vận chuyển trái phép 235 kg bạc vừa bị bắt giữ ở Lào Cai cho thấy tình trạng này vẫn còn nhức nhối.
Chuyển Công an vụ kinh doanh xe máy điện có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIJIA

Chuyển Công an vụ kinh doanh xe máy điện có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIJIA

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ việc kinh doanh xe máy điện có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIJIA cho Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội tiếp tục xác minh, làm rõ hành vi vi phạm.
Doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế - Nhiều người nổi tiếng bị khởi tố

Doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế - Nhiều người nổi tiếng bị khởi tố

Trong bối cảnh nền kinh tế số và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thay đổi toàn diện phương thức kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên tận dụng các nền tảng TMĐT, mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube... nhiều người nổi tiếng (KOLs), influencer (người có tầm ảnh hưởng) đã kinh doanh và có doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai nộp thuế. Điều này đang tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hải quan khu vực VIII tham mưu hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu

Hải quan khu vực VIII tham mưu hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu

Phát huy vai trò cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Hải quan khu vực VIII tham mưu cho UBND tỉnh triển khai hiệu quả công tác đấu tranh, không để hình thành điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Quyết liệt đấu tranh với tội phạm trên biển

Quyết liệt đấu tranh với tội phạm trên biển

Theo nhận định của lực lượng Cảnh sát biển, thời gian gần đây, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng tội phạm trên biển ngày càng tinh vi, liều lĩnh và manh động.
(INFORGRAPHICS): Ông Phạm Chí Thành làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực V

(INFORGRAPHICS): Ông Phạm Chí Thành làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực V

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức các Chi cục Hải quan khu vực.
Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Khẳng định vai trò trong cải cách hành chính

Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Khẳng định vai trò trong cải cách hành chính

Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Chi cục Hải quan khu vực VI) đã tập trung nguồn lực, cải thiện chất lượng phục vụ và ứng dụng CNTT hiệu quả không ngừng bứt phá trong CCTTHC.
Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử  và kinh doanh trên nền tảng số

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Trong bối cảnh TMĐT và kinh doanh trên nền tảng số bùng nổ, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
Ép khách hàng vay kèm bảo hiểm: "Luật ngầm" cần loại bỏ

Ép khách hàng vay kèm bảo hiểm: "Luật ngầm" cần loại bỏ

Ép khách vay kèm bảo hiểm là “luật ngầm” không còn chỗ đứng trong thị trường tài chính minh bạch. Hành vi này đang bị siết chặt với mức phạt tới 500 triệu đồng.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
Phiên bản di động