Facebook Twitter youtube Tiktok

Công nghệ thông tin - “chìa khóa” thực hiện mục tiêu cải cách, hiện đại hóa hải quan

(HQ Online) - Trong quá trình cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan, công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực đóng vai trò then chốt, đặc biệt trong giai đoạn tới khi ngành Hải quan thực hiện chỉ đạo từ các Nghị quyết của Trung ương cũng như Chính phủ về việc thực hiện chuyển đổi số. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành đã có những chia sẻ về dấu ấn công nghệ thông tin thời gian qua.
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan quyết tâm thực hiện thành công Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh
Cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan: Ghi nhận nhiều cách làm hay, sáng tạo
Đẩy mạnh hoạt động cải cách hiện đại hóa hải quan
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành

Trong tiến trình thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, ngành Hải quan đã đạt rất nhiều thành tựu, trong đó có vai trò rất lớn của công nghệ thông tin (CNTT). Xin ông chia sẻ về những dấu ấn nổi bật của lĩnh vực CNTT?

Cơ quan Hải quan đã có thay đổi rất nhiều trong việc giúp cho người dân, DN tiếp cận thông tin cũng như hỗ trợ tạo ra các dịch vụ để người dân thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách, cũng như đối với quá trình thương mại, XNK.

Riêng trong lĩnh vực CNTT là một trong những lĩnh vực đóng góp rất nhiều để giúp cho sự thành công của ngành Hải quan.

Đáng chú ý trong khoảng 15 năm qua, lĩnh vực CNTT đã đóng góp tiền đề để giúp cho quá trình thay đổi nghiệp vụ được thuận lợi.

Như dấu ấn của những năm 2005, lĩnh vực CNTT đã giúp cơ quan Hải quan lần đầu tiên thực hiện khái niệm về quản lý rủi ro, xác định được trọng điểm, tập trung nguồn lực xử lý, trong khi đó vẫn tạo ra kênh tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.

Năm 2010, lĩnh vực CNTT có bước thay đổi lớn, lần đầu tiên cơ quan Hải quan đã thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tại hai chi cục thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Hà Nội. Đây là những tiền đề đầu tiên để ngành Hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử 100%. Cũng trong giai đoạn này, song song thực hiện thủ tục hải quan điện tử, lĩnh vực CNTT cũng giúp cho ngành Hải quan có bước tiến rất xa, đó là khai hải quan điện tử. Vào những năm 2010 khai hải quan điện tử đã được khoảng 97%.

Dấu ấn của giai đoạn 2010- 2014, toàn ngành Hải quan đã hoàn thành toàn bộ các quan điểm chỉ đạo về thực hiện 5 e gồm: e- Declaration (khai hải quan điện tử); e-Payment (thanh toán điện tử), e- C/O (xác nhận xuất xứ hàng hóa điện tử), e-Permit (cấp giấy phép các bộ, ngành điện tử). E-Clearance (thông quan điện tử).

Đến năm 2014, cơ quan Hải quan đã tiến từ việc thủ tục hải quan điện tử lên một bước mới mạnh mẽ hơn, đó là lần đầu tiên cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục hải quan thông quan tự động. Với quy trình thủ tục hải quan thông quan tự động, trong vòng 3 giây với luồng Xanh doanh nghiệp đã nhận được kết quả thông quan hàng hóa.

Suốt từ năm 2014-2020, quá trình thông quan tự động đã được triển khai mạnh mẽ trên mọi phương diện với tất cả đối tượng doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn đến DN vừa và nhỏ, khoảng 60.000 DN XNK đã được tiếp nhận, thụ hưởng thành quả của quá trình thông quan tự động.

Bên cạnh thông quan tự động thì giải pháp công nghệ nào cũng mang lại nhiều lợi ích giúp cho việc lưu thông hàng hóa tại cảng biển được thuận lợi, nhanh chóng, thưa ông?

Bên cạnh thông quan tự động để tăng thời gian lưu thông hàng hóa các cửa khẩu cảng biển, ngành Hải quan được Chính phủ giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối cùng với các bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN.

Với Cơ chế một cửa quốc gia giúp cho các bộ, ban ngành thực hiện các thủ tục hành chính về cấp phép như giấy phép xuất nhập khẩu trên môi trường điện tử. Điều này giúp cho quá trình thông quan hàng hóa trên cảng biển thuận lợi hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng phối hợp với cơ quan Hải quan các nước thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, cho phép trao đổi thông tin về tờ khai hàng hóa, về giấy xác nhận xuất xứ điện tử với các nước ASEAN.

Cho đến thời điểm hiện nay Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đang từng bước được triển khai rộng rãi, giúp cho người dân, doanh nghiệp có một điểm tiếp cận giấy phép của các bộ, ngành một cách nhất quán, tương tự như cơ chế một cửa trong hành chính. Ngày nay việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN đang được triển khai rộng rãi.

Trong giai đoạn tiếp theo, ngành Hải quan sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030, trong bối cảnh đó, CNTT sẽ được phát triển như thế nào, thưa ông?

Trong kế hoạch giai đoạn 2021- 2025 cũng như tầm nhìn đến năm 2030, ngành Hải quan đang thực hiện chỉ đạo từ các Nghị quyết của Trung ương, cũng như Chính phủ về việc thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số là bước tiến cao hơn của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, cho phép thực hiện tất cả các thủ tục hải quan, thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan, cũng như các thủ tục khác có liên quan trên môi trường số. Người dân hạn chế tối đa việc tiếp cận, tiếp xúc trực tiếp với công chức hải quan và thực hiện gửi hồ sơ, nhận kết quả trên môi trường số.

Cơ quan Hải quan thông qua việc chuyển đổi số sẽ có nhiều thông tin hơn, từ đó có các đánh giá chính xác hơn về việc phân loại rủi ro, tập trung nguồn lực của ngành để xử lý các rủi ro cao, trong khi đó vẫn tạo thuận lợi tối đa cho kênh rủi ro thấp. Từ đó giúp cho việc luân chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu được thuận lợi.

Xin cảm ơn ông!

Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 đưa ra những chỉ tiêu cụ thể:

Đến năm 2025:

Hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đảm bảo: 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bị mật nhà nước); kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 80% hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan; 100% thủ tục hành chính cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, đồng thời được tích hợp liên Cổng dịch vụ công quốc gia…

Đến năm 2030:

100% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các loại hình cơ bản được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử, tiến tới được số hóa; 100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan; 100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan; 100% cửa khẩu đường bộ triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin khai trước về hàng hóa xuất nhập khẩu trước khi phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới…

N.Linh (thực hiện)

Cùng chủ đề: Hải quan số

Tin liên quan

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện  trong lĩnh vực Hải quan

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan

(HQ Online) - Những tồn tại, bất cập liên quan đến Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) vệ tinh đã được Tổng cục Hải quan sớm nhận diện. Do đó, một mặt ngành Hải quan đã và đang tích cực tìm các giải pháp để xử lý, mặt khác tập trung nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực hải quan đáp ứng theo chủ trương của Chính phủ.
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới

(HQ Online) - Với sự phát triển mạnh mẽ của quy mô nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh, hiện nằm trong Top 20 thế giới, do đó “chiếc áo” VNACCS/VCIS đã chật, đòi hỏi rất khẩn trương nâng cấp hoặc xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) mới để đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới!
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS

(HQ Online) - Hiện đại hóa hải quan là một tiến trình được ngành Hải quan tập trung triển khai liên tục nhiều năm qua, nhằm tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Trong tiến trình đó, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS mang một dấu ấn đậm nét, mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

(HQ Online) - Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan có nhiệm vụ định hướng xây dựng những nội dung, kế hoạch, chiến lược lớn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có quyết định triển khai nhiệm vụ là đơn vị đầu mối thực hiện Kế hoạch triển khai nhiệm vụ tại Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 17/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 – 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

(HQ Online) - Chuyển đổi số trong ngành Hải quan không chỉ đơn thuần là một bước đi tất yếu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà còn là một yêu cầu cấp bách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng không thiếu những thách thức, từ việc thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng cho đến áp lực tài chính.
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

(HQ Online) - Hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, song vẫn tồn tại nhiều bất cập về quy hoạch và hạ tầng. Việc quy hoạch tổng thể khu vực cửa khẩu biên giới đất liền gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan sẽ góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực biên giới.
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

(HQ Online) - Thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh là yêu cầu quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính về công tác chuyển đổi số; phù hợp với xu thế và tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

(HQ Online) - Ngày 27/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Quyết định 1550/QĐ-TCHQ về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

(HQ Online) - Công ty Hewlett Packard Enterprise (HPE) vừa phối hợp với Công ty HiPT có buổi trình bày về thông tin, giải pháp chuyển đổi số liên quan đến công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải quan.
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

(HQ Online) - Trong 214 thủ tục hành chính do cơ quan Hải quan thực hiện, có 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

(HQ Online) - Để giám sát hiệu quả hàng hóa ra, vào hệ thống kho, bãi, cảng trên địa bàn quản lý, Cục Hải quan TPHCM đã chủ động ứng dụng giám sát bằng hệ thống camera, tăng tỷ lệ soi chiếu.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Vượt qua điện thoại và linh kiện, những năm gần đây, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện liên tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng Khách hàng cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động