Cộng đồng DN đánh giá cao nỗ lực cải cách, đồng hành của ngành Hải quan
Hải quan đứng đầu chỉ số cải cách hành chính ngành Tài chính năm 2018 | |
Hơn 80 doanh nghiệp đánh giá qua Hệ thống CERM của Hải quan Móng Cái | |
Ngành Hải quan triển khai Chỉ số cải cách hành chính |
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Ông đánh giá như thế nào về những cải cách trong việc hỗ trợ doanh nghiệp của ngành Hải quan trong gần một năm đã qua?
- Trong năm qua, ngành Hải quan có những bước tiến rất dài, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế đất nước và sự phát triển của doanh nghiệp. Ngành Hải quan đã áp dụng bộ công cụ hiện đại vào công tác quản lý, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp. Tôi rất ấn tượng khi ngành Hải quan đã thông qua cơ sở là các cục, chi cục để có những chương trình hướng dẫn doanh nghiệp, trao đổi cởi mở với doanh nghiệp, từ đó phát hiện ra các vấn đề còn vướng mắc, các vấn đề mà hai bên chưa hiểu nhau… để có hướng dẫn, thậm chí tổ chức thành những buổi tập huấn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, một điều ấn tượng nữa là hiện 100% hoạt động thông quan đã áp dụng công nghệ thông tin, áp dụng hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS), triển khai Chương trình quản lý giảm sát hải quan tự động cảng biển, cảng hàng không (VASSCM), áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồng hàng hóa… từ đó giúp giảm thời gian thông quan và chi phí cho doanh nghiệp. Vì thế, trong quá trình tìm hiểu, đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2018 của VCCI đã chỉ ra khoảng 80% doanh nghiệp đánh giá sự hỗ trợ của ngành Hải quan là kịp thời và hiệu quả. Báo cáo năm 2019 đang được chúng tôi hoàn thiện và sẽ công bố trong thời gian sớm nhất, nhưng về cơ bản, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đánh giá cao nỗ lực cải cách, chia sẻ, đồng hành của ngành Hải quan.
Với những thay đổi nêu trên, xin ông cho biết những điểm tích cực của hoạt động tham vấn Hải quan – doanh nghiệp cũng như mối quan hệ đối tác giữa Hải quan và doanh nghiệp hiện nay như thế nào?
- Tham vấn là công cụ hữu hiệu để hai bên lắng nghe và trao đổi về các vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc hoặc những vấn đề cụ thể chưa đồng nhất giữa Hải quan và doanh nghiệp. Đây là giải pháp rất khoa học, sát với thực tiễn và đã được áp dụng không chỉ trong Tổng cục Hải quan mà xuống đến các Cục, Chi cục Hải quan trên cả nước. Theo đó, các đơn vị Hải quan, thậm chí là cán bộ, công chức ngành Hải quan đã chủ động tìm đến doanh nghiệp, lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để có những thông tin hữu ích phục vụ việc chỉnh sửa kịp thời, phù hợp. Đối với những văn bản hướng dẫn của ngành, kể cả pháp luật về hải quan, để doanh nghiệp vận hành phù hợp nhất, hoạt động tham vấn giúp họ cảm thông và chia sẻ với cơ quan Hải quan, từ đó tạo động lực để các doanh nghiệp sẵn sàng tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến Hải quan, giúp các cán bộ, công chức hải quan có điều kiện tốt hơn để nâng cao nghiệp vụ, khả năng quản lý, từ đó quay trở lại phục vụ doanh nghiệp tốt hơn.
Chính vì thế, trong quá trình thực hiện tham vấn, VCCI cũng đã phối hợp với cơ quan Hải quan trên toàn quốc tổ chức các chương trình tập huấn, hội nghị, tập hợp thông tin vướng mắc bằng các hình thức khác nhau và chuyển tới Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xem xét, giải quyết. Năm ngoái, VCCI cũng đã phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại giữa Hải quan và doanh nghiệp, đến thời điểm này, phần kiến nghị của doanh nghiệp đã được xử lý.
Bên cạnh mặt tích cực, đâu là những vấn đề còn hạn chế cần phải tháo gỡ, thưa ông?
- Trong hoạt động tham vấn của ngành cũng có “gợn” lên những khó khăn. Nguyên nhân khách quan là do cơ sở vật chất ở một số chi cục cửa khẩu vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, nguồn nhân lực và vật lực chưa đủ để hỗ trợ nhiều hơn tới doanh nghiệp. Điểm này có thể khắc phục được nếu phía Tổng cục Hải quan và địa phương chú ý hơn. Ngoài ra, trong công tác hướng dẫn doanh nghiệp vẫn còn gặp khó do cách hiểu khác nhau giữa các điều luật, không chỉ “lệch pha” giữa doanh nghiệp với cơ quan Hải quan mà còn giữa đơn vị hải quan này với đơn vị hải quan kia… Ví dụ như việc hướng dẫn áp dụng mã HS, nhiều doanh nghiệp phản ánh làm theo hướng dẫn tại chi cục này đúng, nhưng sang chi cục khác lại thành chưa chuẩn. Vì thế, doanh nghiệp mong muốn cơ quan Hải quan có sự hướng dẫn thống nhất, một bộ quy chuẩn áp dụng đúng và xác định chính xác mã HS của hàng hóa trong từng lô hàng, bởi thực tế cho thấy nhiều hàng hóa nhập khẩu dưới dạng bán thành phẩm hoặc thành phẩm nhưng được áp mã HS của nguyên liệu…
Không những vậy, quan hệ Hải quan – Doanh nghiệp còn hạn chế do vẫn còn đâu đó một số cán bộ, công chức chưa “mặn mà” hướng dẫn doanh nghiệp. Điều này có thể do áp lực công việc, nhưng cũng có thể do ý thức của công chức thực thi. Nhưng dù là lý do gì thì vẫn mong ngành Hải quan có những chấn chỉnh kịp thời, để tiếp tục cải cách theo tinh thần của Chính phủ là xây dựng bộ máy hành chính liêm chính, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, chuyển từ nền hành chính quản lý sang nền hành chính phục vụ một cách thực chất.
Nhưng về phía doanh nghiệp, sự hạn chế nằm ở điều kiện, cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước hiện vẫn đa phần là nhỏ và vừa, cơ sở vật chất nhiều khi chưa được hiện đại, chưa tương thích với những cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan nên chưa đáp ứng được hoạt động thông quan một cách thông suốt. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp còn có những e ngại trong việc tham vấn nên việc tiếp thu vướng mắc chưa được đầy đủ.
Từ những vướng mắc nêu trên, ông có đề xuất gì để hoạt động tham vấn và mối quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp được hiệu quả hơn nữa?
- Tôi cho rằng, để cải thiện hơn nữa thì điều quan trọng là sự chủ động. Sự chủ động này phải nằm ở cả hai phía.
Trước tiên là cơ quan Hải quan phải chủ động tìm đến doanh nghiệp. Phải coi đây là việc làm thường xuyên, thường trực. Dù rằng, tại nhiều đơn vị, lực lượng công chức không dồi dào để bao quát hết hoạt động của doanh nghiệp, nhưng trong điều kiện hiện có vẫn phải có sự phân công công việc, nhiệm vụ, cử công chức kiêm nhiệm, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hay một thời gian nhất định phải có trao đổi, đối thoại với doanh nghiệp để tìm hiểu những vấn đề doanh nghiệp nêu ra. Thậm chí, từ những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp và cách thức đã được xử lý, cơ quan Hải quan có thể biên tập thành bộ cẩm nang, hướng dẫn các đối tượng thực hiện thủ tục hải quan, giúp doanh nghiệp khác biết và khắc phục vướng mắc, nhằm tạo sự lan tỏa cũng như hiệu quả thực chất từ công tác tham vấn.
Thứ hai là các doanh nghiệp cũng phải chủ động liên hệ với cơ quan Hải quan bằng nhiều kênh khác nhau như email, điện thoại đường dây nóng… Các doanh nghiệp phải đề nghị các cán bộ, công chức Hải quan trao đổi, hướng dẫn về những vấn đề chưa thấu đáo, có nguy cơ mắc phải sai phạm để có những giải pháp căn cơ rõ ràng, giúp hoạt động thông quan được thông suốt. Không những thế, vướng mắc của các doanh nghiệp cần phải được chủ động phản ánh ngay, nếu cứ “âm thầm chịu đựng” đợi đến đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp một năm một lần thì chậm trễ rồi.
Với những đề xuất này, VCCI cam kết sẽ hỗ trợ và luôn ủng hộ các hoạt động tham vấn, đối thoại giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp, VCCI sẽ tập hợp ý kiến doanh nghiệp và có báo cáo tổng thể về các kiến nghị để cơ quan Hải quan nghiên cứu và xử lý thỏa đáng. VCCI rất mong nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật nhiều hơn nữa của ngành Hải quan để xây dựng các chương trình hỗ trợ, cung cấp thông tin hướng dẫn kịp thời, hiệu quả cho doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Ngành Hải quan bội thu ngân sách
09:31 | 31/12/2024 Hải quan
Kết quả thu ngân sách là tiền đề bứt phá trong năm 2025
16:50 | 16/12/2024 Hải quan
Chuẩn bị nguồn lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
10:41 | 15/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics