Facebook Twitter youtube Tiktok

Có nên bỏ quyền tự quyết room ngoại của doanh nghiệp đại chúng?

(HQ Online) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dự kiến bỏ quyền tự định đoạt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) của các doanh nghiệp đại chúng. Điều này có nên hay không?
Bộ Tài chính sẽ kỉ luật đại diện doanh nghiệp cổ phần hoá chưa chịu “lên sàn”
Mở cửa cho doanh nghiệp ngoại tham gia bán lẻ xăng dầu?
Nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu nên quan sát thị trường chứng khoán trong vài phiên tới
1651 zzzxl ttckspm jpzx
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước nước ngoài trên thị trường chứng khoán hiện nay được quy định tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP. Ảnh Internet.

"Siết quyền" quyết room ngoại

Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Chứng khoán 2019 (có hiệu lực từ năm 2021), tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng là không hạn chế, trừ một số ngành nghề mà điều ước quốc tế, pháp luật có quy định khác.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán hiện nay được quy định tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP. Dự thảo Nghị định về cơ bản vẫn kế thừa các quy định hiện tại của Nghị định số 60, đồng thời cũng cập nhật những nội dung mới tại Dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Những quy định này nhằm đảm bảo tỉ lệ sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp phù hợp với quy định về sở hữu nước ngoài tại các điều ước quốc tế và pháp luật chuyên ngành cùng với chủ trương thu hút dòng vốn nước ngoài của Chính phủ.

Tuy nhiên, so với quy định hiện hành tại Nghị định số 60, nội dung này đã bỏ mất cụm từ "trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác". Điều này có nghĩa, dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán không còn quy định cho phép công ty đại chúng được quyết định tỉ lệ sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, công ty đại chúng có quyền quyết định tỉ lệ sở hữu nước ngoài không được vượt quá tỉ lệ tối đa được quy định tại điều ước quốc tế hoặc pháp luật chuyên ngànhh. Điều này được cụ thể hóa tại điều lệ công ty.

Cho ý kiến về quy định này tại Dự thảo, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản góp ý gửi tới Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Theo đó, cơ quan này cho rằng, tại Điểm b khoản 1 Điều 131 của Dự thảo quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cần phải bổ sung thêm ý: "thực hiện theo Điều lệ của công ty (tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Điều lệ công ty trong phạm vi giới hạn tối đa pháp luật quy định) bởi văn bản hiện hành đang quy định: "Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó".

Ngân hàng Nhà nước lý giải thêm sự cần thiết của việc này là do hiện nay các quy định của pháp luật chỉ đưa ra các tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tối đa không vượt quá một tỷ lệ nhất định chứ không quy định tỷ lệ này là cố định, theo đó các công ty có quyền quyết định một tỷ lệ khác nằm trong tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài do pháp luật quy định cho từng ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, việc Điều lệ quy định cụ thể tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng là cơ sở để công ty cân nhắc được việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu lựa chọn cổ đông chiến lược, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư theo chiến lược phát triển của công ty.

"Thu nhỏ" quyền của Đại hội đồng cổ đông là hợp lý

Cho ý kiến về các quy định liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, chuyên gia chứng khoán Vũ Bằng (nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) bình luận, hiện nước ta đã gia nhập WTO cũng như kí kết nhiều hiệp ước với nước ngoài nên giờ tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã được mở đến 100%.

Trong những văn bản trước đây của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, quy định về tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài luôn tôn trọng các điều ước quốc tế và pháp luật chuyên ngành. Đơn cử như quy định về room ngoại của lĩnh vực ngân hàng hiện nay đang tối đa là 30% thì các ngân hàng phải thực hiện mở room đúng 30%. Đó là thông lệ và cũng là phù hợp với luật chuyên ngành.

Ngoài ra, ông Vũ Bằng cho biết, theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thêm quy định giao cho Đại hội đồng cổ đông quyết định. Tuy nhiên, cũng có nhiều ngành nghề không có quy định cụ thể tại pháp luật chuyên ngành và không nắm rõ được tỷ lệ là bao nhiêu thì sẽ giao cho Đại hội đồng cổ đông để họ quyết cho an toàn.

"Thực tế đang có tình trạng nhiều doanh nghiệp không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cũng không phải khống chế tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, họ vẫn họp Đại hội đồng cổ đông và họ giảm tỷ lệ này xuống. Điều này đang làm cho môi trường tuân thủ cam kết quốc tế của nước ta bị ảnh hưởng", ông Vũ Bằng nói.

Chính vì vậy, tại Luật Chứng khoán mới, việc "thu nhỏ" lại quyền của Đại hội đồng cổ đông là hợp lý. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nên bổ sung quy định: trong trường hợp doanh nghiệp muốn tạm "khóa" room để đàm phán với các đối tác chiến lược nước ngoài thì có thể gửi đến cơ quan quản lý văn bản ý kiến của Ban Quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc tạm khóa room trong thời gian nhất định.

Ông Bằng lấy ví dụ, hiện room ngoại của ngân hàng tối đa đang là 30%. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu thực tế 20% giá trị cổ phần, thời gian tới họ muốn bán cho đối tác chiến lược 6% cổ phần thì có thể họp bàn và gửi văn bản tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin phép tạm "khóa" room ở mức 24% để tiếp tục đàm phán với đối tác. Nhưng sau đó vẫn phải quay về mức 30%.

"Với một doanh nghiệp đối tác chiến lược thường là mua vào dài hạn và có giá cao, việc cơ quan quản lý tạo điều kiện về room sẽ góp phần mang lại giá trị lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên hết vẫn phải đảm bảo đúng luật và thông lệ quốc tế", ông Vũ Bằng phân tích.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật chứng khoán 2019 vẫn đang trong quá trình giải trình và hoàn thiện nội dung. Rất có thể sẽ có những giải pháp như giãn thời gian áp dụng đối với các ngành nghề chuyên biệt như ngân hàng, nhất là những ngân hàng đã thực hiện khóa room để tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược. Hoặc có thể có những quy định khác tại các luật chuyên ngành.
Bảo Minh

Tin liên quan

Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể

Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể

(HQ Online) - Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 9/2024, đã có 50 tổ chức tín dụng (TCTD) phát sinh dư nợ tín dụng xanh, với dư nợ đạt trên 665.000 tỷ đồng, chiếm trên 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng

Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa lên tiếng trước thông tin đang bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thanh tra hoạt động cấp tín dụng.
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ

Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ

(HQ Online) - Sau 9 tháng năm 2024, số dư nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục theo xu hướng tăng, nên nếu không có biện pháp kiểm soát, ngành ngân hàng có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro.
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

(HQ Online) - Chiều 4/11/2024, Đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

(HQ Online) - Với mục tiêu chung là thiết lập các thị trường vốn khu vực ASEAN sâu rộng, thanh khoản và hội nhập, Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) vừa tổ chức thành công Hội nghị Chủ tịch lần thứ 41 tại Viêng Chăn (Lào) vào ngày 21/10.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

(HQ Online) - Động lực chủ yếu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 9 tháng đầu năm tiếp tục đến từ nhóm tổ chức tín dụng với giá trị phát hành chiếm 74% giá trị toàn thị trường.
Vốn ngoại đang đảo chiều?

Vốn ngoại đang đảo chiều?

(HQ Online) - Đà bán ròng của khối ngoại đang thu hẹp đáng kể, cùng những yếu tố tích cực từ nội tại và các chính sách mới được ban hành đang hỗ trợ cho sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng

FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng

(HQ Online) - FTSE Russell vừa công bố báo cáo xếp hạng các thị trường chứng khoán tháng 10/2024, trong đó, Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường nổi thứ cấp. Tại báo cáo này, FTSE Russell đánh giá tích cực về các giải pháp của Việt Nam, trong đó bao gồm mô hình thanh toán không yêu cầu ký quỹ trước giao dịch.
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa Luật Chứng khoán nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc mang tính cấp bách trong thực tiễn, thực hiện các đề xuất, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

(HQ Online) - Ông Kojima Kazunobu, Cố vấn trưởng của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực hơn trong việc phát triển thị trường chứng khoán cả về chất và lượng để trở thành một thị trường tiềm năng, có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại.
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 68/2024/TT-BTC ngày 18/9/2024 là bước tiến quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu nâng chất cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu

Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu

(HQ Online) - Tại Hội thảo trực tuyến đối thoại chính sách tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Canada, tổ chức ngày 24/9, đại diện Bộ Tài chính Canada nhấn mạnh, một trong những trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu là truyền thông. Theo đó, công tác truyền thông tốt giúp ngăn chặn những diễn biến không mong muốn, kiểm soát tính biến động của thị trường.
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

(HQ Online) - Dự án hợp tác “Nâng cao năng lực về thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường cổ phiếu Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ sẽ giúp thể chế về thị trường chứng khoán sẽ ngày càng hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền

Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền

(HQ Online) - Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC được xem là sẽ tháo gỡ nút thắt trọng yếu trong nâng hạng thị trường chứng khoán liên quan đến bãi bỏ quy định yêu cầu ký quỹ trước giao dịch đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Luật hóa quy định về  hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật Chứng khoán là cần thiết để đảm bảo cho thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, ngăn chặn hành vi gian lận, tạo điều kiện cho TTCK phát triển.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách

Thông tin từ Hội Xuất bản Việt Nam cho biết, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. 58 bộ sách, cuốn sách sẽ được tôn vinh tại lễ trao giải này.
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất

Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường BĐS và phát triển nhà ở xã hội.
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường

Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường

Các đại biểu Quốc hội đồng tình với những điểm đổi mới của dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm

Đến hết ngày 15/11/2024 đạt 681,48 tỷ USD, tăng 15,7% (tương ứng tăng 92,28 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước

Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương về đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên bản di động