Có gì đáng chú ý trong bức tranh ngân sách nhà nước năm 2022?
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 | |
TPHCM đặt mục tiêu thu ngân sách 386.500 tỷ đồng trong năm 2022 | |
Áp lực đảm bảo mức bội chi ngân sách nhà nước |
NSNN năm 2022 sẽ dành nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Trà Hương |
Bội chi ngân sách tương đương 4% GDP
Với Nghị quyết số 34/2021/QH15 về dự toán NSNN năm 2022, Quốc hội đã thông qua những chỉ tiêu cơ bản trong dự toán thu chi NSNN năm 2022. Theo đó, tổng số thu NSNN là 1.411.700 tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021; tổng số chi NSNN là 1.784.600 tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán năm 2021. Trong năm 2022, mức bội chi NSNN được Quốc hội thông qua là 372.900 tỷ đồng, tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP), bao gồm bội chi ngân sách Trung ương (NSTƯ) là 347.900 tỷ đồng, tương đương 3,7% GDP và bội chi ngân sách địa phương (NSĐP) là 25.000 tỷ đồng, tương đương 0,3% GDP. Trong năm 2022, tổng mức vay của NSNN là 572.686 tỷ đồng.
Tại Báo cáo ngân sách dành cho công dân năm 2022, Bộ Tài chính cho biết, mục tiêu tổng quát của dự toán NSNN năm 2022 là huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19, tận dụng tốt các cơ hội thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công, bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTƯ, phát huy sự chủ động của các bộ, ngành, địa phương. Năm 2022, Chính phủ cũng xác định sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm chi NSNN.
Theo Bộ Tài chính, căn cứ để xây dựng dự toán NSNN năm 2022 dựa trên tăng trưởng kinh tế 6-6,5%, cùng với đó, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5,2% và giá dầu thô 60 USD/thùng.
Liên quan đến chi cho phòng chống dịch Covid-19, tại Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2022, Quốc hội cũng bổ sung, điều chỉnh dự toán NSNN năm 2021. Theo đó, trường hợp đã sử dụng hết nguồn NSĐP, nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống dịch Covid-19 và cam kết bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương thì cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch Covid-19 trong năm 2021 và năm 2022. Đồng thời, cho phép chuyển nguồn 16.000 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn NSTƯ năm 2021 sang kế hoạch năm 2022 để phân bổ và giao kế hoạch đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 6.000 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 6.000 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 4.000 tỷ đồng.
Tổng chi NSTƯ là 1.087.032 tỷ đồng
Liên quan đến phân bổ NSNN năm 2022, theo Nghị quyết 40/2021/QH15 về phân bổ NSNN 2022 do Quốc hội ban hành, tổng thu NSTƯ là 739.132 tỷ đồng và tổng thu NSĐP là 672.568 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng chi NSTƯ là 1.087.032 tỷ đồng, trong đó dự toán 359.982 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho NSĐP. Theo Nghị quyết 40, tổng chi NSTƯ là 1.087.032 tỷ đồng sẽ bao gồm chi bổ sung cân đối cho NSĐP là 245.721 tỷ đồng và chi NSTƯ theo lĩnh vực là 841.311 tỷ đồng. Trong chi NSTƯ, chi đầu tư phát triển là 222.000 tỷ đồng, chi dự trữ quốc gia là 1.700 tỷ đồng, chi trả nợ lãi là 103.700 tỷ đồng, chi viện trợ 1.800 tỷ đồng, chi dự phòng NSTƯ là 20.500 tỷ đồng và chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế là 1.000 tỷ đồng và chi thường xuyên là 490.611 tỷ đồng.
Thực hiện phân bổ NSNN năm 2022, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ vốn đầu tư NSNN bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó, ưu tiên thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi tối thiểu 50% số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2022, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn NSNN tham gia vào các dự án PPP, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch; các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2022. Quốc hội cũng chỉ đạo bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững…
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định 2047/2021/QĐ-CP về việc giao dự toán NSNN năm 2022. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu NSNN; chống thất thu thuế, chống chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại; đôn đốc thu hồi nợ thuế, giảm nợ đọng thuế; kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế giá trị gia tăng; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế. Cùng với đó, đề cao kỷ luật, kỷ cương tài chính NSNN; phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN năm 2022; điều hành chi NSNN chặt chẽ, hiệu quả, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài để dành nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao...
|
Tin liên quan
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
18:30 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
14:22 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng diện tích quảng cáo cho báo in, siết quảng cáo mạng
18:32 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cổng thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh TMĐT phải thuận tiện cho người nộp thuế
18:41 | 26/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam- Lào ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý công sản
16:24 | 26/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm 3 lãnh đạo cấp Vụ, Viện
15:35 | 26/11/2024 Tài chính
Kết hợp chính sách thuế và biện pháp hành chính để giảm tiêu dùng rượu, bia
15:33 | 26/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
Xây dựng dữ liệu lớn giúp quản lý thuế hiệu quả
14:15 | 26/11/2024 Tài chính
Lực đẩy cho nền kinh tế khi tiếp tục giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025
10:19 | 26/11/2024 Tài chính
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
20:41 | 25/11/2024 Tài chính
Cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng thẩm định giá
15:47 | 25/11/2024 Tài chính
Cải cách lớn về cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
10:22 | 25/11/2024 Tài chính
Vắng bóng các thương vụ "khủng", thị trường IPO ảm đạm nhất trong 9 năm qua
09:17 | 24/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy công khai ngân sách cấp huyện
08:13 | 24/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cổng thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh TMĐT phải thuận tiện cho người nộp thuế
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Linh làm Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An
Việt Nam- Lào ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý công sản
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics