Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Đã chuẩn bị đủ điều kiện để triển khai?
Giảm tải cho học sinh
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn đến quá tải trong chương trình hiện hành. Cụ thể: Nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết; nhiều nội dung không thiết thực; phương pháp dạy học còn nặng về thuyết trình; thời lượng học được phân bổ đồng loạt đối với tất cả các trường trong cả nước; giáo viên không được quyền chủ động bố trí thời lượng dạy học phù hợp; học sinh phải đối phó với nhiều kì thi…
Từ thực tế đó, chương trình thực hiện dạy học tích hợp và sắp xếp lại kế hoạch giáo dục ở các cấp học và giảm được số môn học so với chương trình hiện hành, giảm số tiết học… GS Thuyết cho biết chương trình GDPT mới sẽ giảm kiến thức kinh viện, không phù hợp và không thiết thực đối với học sinh.
"Trong chương trình chúng tôi cũng đã nêu định hướng về đổi mới đánh giá kết quả dạy học. Riêng về đổi mới kỳ thi THPT quốc gia, tuyển sinh đại học thì Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã giao một nhóm nghiên cứu, đang đi đến những bước cuối cùng để báo cáo, trên cơ sở đó ra quyết định", GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết. |
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Chương trình GDPT mới lấy việc phát triển phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh làm mục tiêu. Do vậy, ở từng giai đoạn học tập để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp, giảm bớt đáng kể kiến thức kinh viện, làm cho bài học nhẹ nhàng hơn.
Đồng thời, học sinh được chọn những nội dung học tập (ở cả ba cấp học) và môn học (ở cấp THPT) phù hợp với nguyện vọng, từ đó các em sẽ học tăng cường dạy học phân hoá, tự chọn cũng là một giải pháp nhằm khắc phục giảm tải. GS Thuyết cho biết, Chương trình GDPT mới mới tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn nội dung học tập và môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mìnhtập hào hứng, hiệu quả hơn.
Chương trình GDPT mới triệt để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Theo đó, học sinh được hoạt động để tự mình tìm tòi kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng vào đời sống, còn thầy cô không thiên về truyền thụ mà đóng vai trò hướng dẫn hoạt động cho học sinh.
Trong việc thực hiện chương trình, thầy cô được quyền chủ động phân bổ thời gian dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mỗi nội dung, mỗi đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Đây cũng là những yếu tố quan trọng để giảm tải chương trình.
Đặc biệt, Chương trình GDPT mới cũng thay đổi việc đánh giá kết quả giáo dục. Theo đó, đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Đã chuẩn bị điều kiện từ 5 năm trước
Việc đào tạo giáo viên để đáp ứng thực hiện Chương trình GDPT mới, ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, từ năm 5 trước Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các Sở GD&ĐT và các trường sư phạm để tổ chức những khóa bồi dưỡng, đào tạo giáo viên cốt cán theo hướng phát triển định hướng học sinh và xây dựng chủ đề liên môn.
“Những nơi khó khăn, chúng tôi cũng đã tính đến, khi đào tạo giáo viên cốt cán sẽ được chú ý hơn, đầu tư bồi dưỡng hơn về công nghệ thông tin. Chúng tôi cũng đã chọn lọc những giáo viên tốt nhất, có khả năng nhất để triển khai chương trình, với lớp 1 là từ năm học 2020-2021. Với sự hoàn thiện của việc bồi dưỡng qua internet, chúng tôi tin rằng giáo viên sẽ đủ điều kiện để đáp ứng chương trình mới”, ông Minh khẳng định.
Bên cạnh đó, hiện các trường sư phạm thực hiện đào tạo giáo viên theo định hướng của Chương trình GDPT mới và tuyển thêm một số mã ngành mới để đáp ứng yêu cầu.
Đối với vấn đề thừa thiếu giáo viên, ông Minh cho biết: Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị thực hiện rà soát giáo viên để có đề xuất với Bộ Nội Vụ để tuyển sinh, đồng thời tính toán lại định mức công việc của giáo viên để có thể đáp ứng được chương trình mới. Theo ông Minh, khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới không thiếu vì số giáo viên cần để dạy chương trình mới và chương trình cũ không chênh lệch nhiều nên không lo về nguồn tuyển.
Đối với cơ sở vật chất, ông Nguyễn Đức Thái, Cục trưởng Cục Cở sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em (Bộ GD&ĐT) cho biết: Cở sở vật chất ở cấp THCS và THPT có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới, còn tiểu học thì khó khăn hơn một chút.
“Từ năm 2014, Bộ GD&ĐT xác định, tập trung nâng cao điều kiện cơ sở vật chất của trường, trong đó hỗ trợ nâng cao chương trình kiên cố hoá trường lớp học. Ví dụ, tại đợt đánh giá thực trạng 2014, tỉ lệ kiên cố hoá trường lớp cả nước là là hơn 70% thì nay hơn 80%. Đến năm 2020-2021 thì lớp 1 đủ sẽ phòng học để học 2 buổi/ngày", ông Nguyễn Đức Thái nói.
Đối với cấp Tiểu học chương trình hiện hành, lớp 1, 2, 3 có 10 môn học và lớp 4, 5 có 11 môn học thì chương trình mới lớp 1, 2 có 7 môn học, lớp 3 có 9 môn học và lớp 4, 5 có 10 môn học. Với cấp THCS, chương trình mới có 12 môn học, trong khi chương trình hiện hành lớp 6 và lớp 7 có 16 môn học, lớp 8 và 9 có 17 môn học. Với cấp THPT, chương trình mới có 12 môn học thì ở chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có đến 16 môn học, lớp 12 có 17 môn học. Tổng số giờ học cấp Tiểu học ở chương trình mới là 2.838 giờ, trong khi chương trình hiện hành 2.353 giờ. Dù tổng số giờ học chương trình tăng lên nhưng lại tăng buổi học lên 2 buổi/ngày nên tính trung bình, học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi. So với chương trình hiện hành học một buổi, học sinh tính ra học đến 2,7 giờ/lớp/buổi. Như vậy, số giờ học cũng giảm tải đáng kể ở cấp THCS và THPT. |
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK