Chứng khoán trong xu thế tăng điểm
VN-Index hứa hẹn sẽ chinh phục mốc 900 - 920 điểm. Ảnh: ST |
Tăng cao nhất trong các thị trường châu Á
Thị trường chứng khoán đã khép lại tháng 5 khá thành công với chỉ số VN-Index ghi nhận tăng 94 điểm, tương đương tăng 12%. Trong khi đó, cũng trong tháng này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 5,34%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 4,22%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục giảm 0,47% và Hang Seng của Hồng Kông giảm 5,11%. Có thể nói đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 là mức cao nhất trong các thị trường châu Á. Tương tự trong tháng 4, VN-Index cũng tăng 16%, là một trong những thị trường tăng mạnh nhất thế giới.
Hiện các nhóm ngành như: Ngân hàng, bất động sản, khu công nghiệp… đều phục hồi tốt. Có thể kể đến một số mã như VCB tăng 25,3% so với tháng trước (lên 85.200 đồng/cổ phiếu), TCB tăng 20,3%, VHM tăng 20,4%, VRE tăng 19%... Cùng với đó, thống kê cho thấy, trong tháng 5, nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh lượng bán ròng, chỉ còn gần 910 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 6.810 tỷ đồng của tháng trước. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ra 18.410 tỷ đồng, tăng 14% so với tháng trước trong khi mua vào lên đến 17.500 tỷ đồng, tăng gần 88%.
Nhìn từ những con số trên có thể thấy rằng, dù đại dịch Covid-19 vẫn đang tàn phá nhiều nền kinh tế trên thế giới nhưng tại Việt Nam, việc kiểm soát tốt dịch bệnh kèm theo việc mở cửa trở lại các địa điểm công cộng, các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ..., đã và đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên tốt hơn.
Theo Công ty Chứng khoán MB, có thể sau đợt giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư đã nhận định đây chính là cơ hội mua cổ phiếu với mức giá hấp dẫn. Do vậy, lượng nhà đầu tư tìm đến các công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch tăng vọt. Ngoài ra, lực cầu từ doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ, cổ đông nội bộ mua vào khi giá giảm góp phần tạo tâm lý tích cực trên thị trường dù có những trường hợp không mua đủ số lượng như đăng ký, thậm chí không thực hiện.
Tuy nhiên, dù thêm nhà đầu tư nhưng thanh khoản trên sàn chứng khoán vẫn chỉ tương đương năm 2019 (khoảng 5.000 tỷ đồng/phiên) cho thấy, dòng tiền không dễ chảy và có thể một lượng tiền lớn vẫn đang theo dõi cơ hội, chưa thực sự nhập cuộc. Điểm yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam chính là thanh khoản và vốn hóa thấp. Hiện giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ vào khoảng 170 tỷ USD, thuộc mức thấp nhất châu Á, ít hơn một nửa so với Singapore và Indonesia. Đây chính là một trong những thách thức lớn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài khiến tháng 5 vừa qua dù tình hình kinh tế, xã hội tại Việt Nam có khởi sắc nhưng thị trường chuyển động đan xen giữa nỗi lo và hy vọng.
VN-Index hứa hẹn sẽ chinh phục mốc 900 - 920 điểm
VN-Index đã vượt qua ngưỡng 800 điểm một cách nhẹ nhàng, nhưng khi chạm đến mốc 850 điểm, không ít nhà đầu tư quan ngại sẽ có sự điều chỉnh mạnh. Theo ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam, thị trường nhiều khả năng sẽ duy trì diễn biến tích cực trong giai đoạn đầu tháng 6, nhờ dòng tiền vẫn tốt, bất chấp các thông tin xấu, đồng thời sự kỳ vọng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên nghiệp rất lớn. Tuy vậy, đà tăng có thể sẽ chậm lại vì mức tăng trong 2 tháng qua vượt quá mong đợi của không ít nhà đầu tư trước đó. Bên cạnh đó, dù VN-Index vẫn còn cách xa đỉnh cũ, nhưng do giá không ít cổ phiếu tăng nhanh khiến mức định giá P/E trở nên cao, dễ kích hoạt lực bán. Thêm vào đó, tâm lý “bán trong tháng 5” đã qua, dễ bị chuyển sang “bán trong tháng 6”.
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCS) phân tích, về mặt giao dịch, hiện tại, nguồn giao dịch ký quỹ (margin) trên thị trường tại các công ty chứng khoán tăng chậm, trong khi thị trường hồi phục khá tốt bởi tiền thật của nhà đầu tư mới. Chưa có hiện tượng căng thẳng margin nên áp lực thị trường giảm điểm là không lớn, rủi ro ngắn hạn chưa cao. Về mặt kỹ thuật, thị trường Việt Nam và toàn cầu đã hồi phục, hình thành xu thế tăng điểm, xu hướng này hiện chưa kết thúc. VN-Index hứa hẹn sẽ chinh phục mốc 900 - 920 điểm trong tháng 6/2020. Về dòng tiền, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới và Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ kinh tế. Điều này tạo ra dòng tiền lớn giá rẻ chảy mạnh qua các kênh đầu tư, tạo động lực cho sự hồi phục của doanh nghiệp và các thị trường tài sản.
Nhận định về tiềm năng của các dòng cổ phiếu, ông Phan Dũng Khánh cho rằng, nhóm penny cùng chứng khoán phái sinh sẽ có cơ hội hơn khi mà nhóm bluechip, VN30 đã tăng nhiều, đặc biệt quan sát thì HNX-Index yếu hơn hẳn VN-Index cũng là một cảnh báo cho điều này do nhóm cổ phiếu trên HNX ít bluechip hơn sàn HOSE. Chứng khoán phái sinh biến động mạnh, dòng tiền mới dồi dào, nhà đầu tư nước ngoài thậm chí dù bán ròng trên cơ sở nhưng mua ròng trên phái sinh cũng cho thấy thị trường này là điểm nhấn.
Vị chuyên gia này cũng cảnh báo: “Nên hạn chế mua vào các cổ phiếu bluechip tăng mạnh trong lúc này, bởi có nhiều cổ phiếu bluechip được định giá không còn hấp dẫn nữa. Tuy vậy, có thể nắm giữ thêm ngắn hạn nhưng mua mới thì không nên. Một số penny và thị trường phái sinh hút được dòng tiền nên được quan tâm. Tuy vậy phái sinh vốn cần có nhiều kỹ năng đầu tư nên nếu nhà đầu tư ít kinh nghiệm có thể duy trì danh mục hiện tại và chuyển dần một phần sang tiền mặt trong tháng 6 để chờ đợi những cơ hội sắp tới”.
Tin liên quan
Thị trường chứng khoán Việt Nam: “Đi từ số 0 đến số có"
08:34 | 21/07/2020 Chứng khoán
Những thay đổi lớn mà Covid-19 sẽ gây ra
07:57 | 26/03/2020 Nhìn ra thế giới
Động lực cho thị trường chứng khoán năm 2020 bứt phá
10:11 | 22/01/2020 Chứng khoán
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK