Chốt phương án cắt điện, nước trong cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính?
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính |
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 86 của Luật XLVPHC), nhiều ý kiến đề nghị không bổ sung biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước”.
Một số ý kiến tán thành bổ sung biện pháp này là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Một số ý kiến đề nghị bổ sung biện pháp này là biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính.
Về nội dung này, quá trình tiếp thu, chỉnh lý còn hai loại ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, không bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước...”, vì qua tổng kết thi hành Luật cho thấy, với các quy định hiện hành, việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Trong khi đó, điện, nước là nhu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức nên nếu áp dụng biện pháp này sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến cá nhân, tổ chức vi phạm mà còn có thể ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác.
Việc áp dụng biện pháp này là can thiệp sâu vào quan hệ dân sự nên cần được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng nhằm bảo đảm xử lý hài hòa lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự công cộng với quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng việc bổ sung biện pháp cưỡng chế này là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhằm buộc cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấm dứt hành vi vi phạm. Tuy nhiên, quy định như dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 là quá rộng, chưa tương xứng với chế tài bị áp dụng trong một số trường hợp, có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Toàn cảnh phiên thảo luận |
Do vậy, đề nghị thu hẹp phạm vi áp dụng và bổ sung nguyên tắc việc áp dụng biện pháp này không được làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác.
“Do còn có ý kiến khác nhau, dự thảo Luật xin thể hiện 2 phương án theo 2 loại ý kiến nêu trên để tiếp tục xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội (sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 và bổ sung khoản 2a Điều 86 của Luật XLVPHC)”, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nói.
Thảo luận về dự thảo Luật, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) bày tỏ sự đồng tình với việc bổ sung biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trong xử phạt vi phạm hành chính. Luật hiện hành cũng có một số biện pháp cưỡng chế nhưng thực tiễn cho thấy các biện pháp này là chưa đủ.
“Tôi thấy việc bổ sung thêm biện pháp này là cần thiết, tuy nhiên phải làm thận trọng và chỉ trong một số lĩnh vực thôi. Ngoài ra, muốn việc thực thi có hiệu quả, phải gắn với trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ điện, nước”, đại biểu Tô Văn Tám nói.
Đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng đồng tình với phương án xem xét cắt điện, nước trong một số trường hợp vi phạm hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng trái phép.
Một số đại biểu khác nhấn mạnh, áp dụng cắt điện, nước phải căn cứ hành vi cụ thể, trường hợp cụ thể, nếu chỉ áp dụng vào lĩnh vực xây dựng và môi trường như trong dự thảo Luật là chưa thực sự thỏa đáng. Ví dụ, ở trong lĩnh vực môi trường mà áp dụng, 1 đầm tôm bị cắt điện chỉ trong thời gian ngắn là tôm chết, không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn gây ảnh hưởng tới vấn đề môi trường lớn hơn.
Bên cạnh các ý kiến đồng tình với phương án cắt điện, nước, một số đại biểu lại đưa ra ý kiến trái ngược. Nói như đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) thì: “điện, nước là nhu cầu thiết yếu của người dân. Đây là yếu tố nhạy cảm, nếu tiến hành cắt điện, nước dễ dẫn đến những bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội”.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng đánh giá, việc xử phạt vi phạm hành chính thời gian qua không gặp quá nhiều vướng mắc. Điện nước là nhu cầu thiết yếu, áp dụng sẽ gây ảnh hưởng, khiến các chủ thể khác không vi phạm bị “vạ lây”.
2 phương án về bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 86 của Luật XLVPHC) như sau: Phương án 1: Giữ quy định của khoản 2 Điều 86 như Luật XLVPHC hiện hành (không bổ sung điểm đ khoản 2 và khoản 2a Điều 86). Phương án 2: Bổ sung điểm đ khoản 2 và khoản 2a Điều 86 theo hướng: Quy định biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” chỉ được thực hiện tại địa điểm vi phạm và chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; giới hạn việc áp dụng biện pháp này trong 2 lĩnh vực là xây dựng và bảo vệ môi trường; đồng thời việc áp dụng biện pháp này không được làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác không liên quan đến vụ việc vi phạm hành chính. |
Tin liên quan
Hải quan Lào Cai xử phạt vi phạm hành chính hơn 5 tỷ đồng
15:44 | 29/10/2024 An ninh XNK
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Hải quan Lạng Sơn nộp ngân sách 7,7 tỷ đồng tiền xử phạt vi phạm hành chính
16:39 | 21/10/2024 An ninh XNK
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
15:31 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
14:25 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan TPHCM: Hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác
Hải quan TPHCM tôn vinh 37 doanh nghiệp tiêu biểu
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics