Chống gian lận xuất xứ: Nhiều doanh nghiệp rủi ro cao tiếp tục vào “tầm ngắm”
Công chức Chi cục Hải quan Quản lý hàng hóa XNK ngoài KCN, Cục Hải quan Bình Dương kiểm tra lô hàng nồi cơm điện nhập khẩu vi phạm xuất xứ. Ảnh: Thu Dịu |
Thu nộp ngân sách 77 tỷ đồng
Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tổng cục Hải quan (ngày 24/12), một trong những kết quả công tác nổi bật được Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đánh giá cao là chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ và phát hiện không ít thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyền tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong năm qua, ngành Hải quan kiểm tra hơn 100 doanh nghiệp có nghi vấn, phát hiện 43 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an điều tra 1 vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ.
Từ kết quả kiểm tra, cơ quan Hải quan đã tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12.000 bộ linh phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm. Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan đã thu nộp ngân sách hơn 77 tỷ đồng (bao gồm số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính và trị giá tang vật vi phạm bị tịch thu).
Đặc biệt, cơ quan Hải quan đã phát hiện một doanh nghiệp có hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu (chứng nhận xuất xứ) của cơ quan, tổ chức để các doanh nghiệp sử dụng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Doanh nghiệp này đã làm giả 392 C/O (chứng từ chứng nhận xuất xứ) cho 33 doanh nghiệp ở nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước để các doanh nghiệp này xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài (với xuất xứ hàng hóa là Việt Nam), tổng trị giá hàng xuất khẩu của 33 doanh nghiệp này ước tính khoảng hơn 600 tỷ đồng. Tổng cục Hải quan đã có văn bản kiến nghị cơ quan điều tra của Bộ Công an phối hợp, tiếp nhận hồ sơ vụ việc để tiến hành khởi tố điều tra làm rõ vụ việc theo quy định.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan tham mưu Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung các quy định về xuất xứ, ghi nhãn, cụ thể: Bộ Khoa học và Công nghệ sớm sửa Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa; Bộ Công Thương khẩn trương rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm về xuất xứ hàng hóa (Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP…) và sớm ban hành Thông tư quy định cụ thể về tiêu chí xuất xứ đối với hàng hóa lưu thông nội địa.
Có thể nói, kết quả đấu tranh của ngành Hải quan đối với vi phạm về xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp đã có tính răn đe, ngăn chặn đối với hành vi gian lận xuất xứ.
Kết quả đấu tranh vừa qua cũng là minh chứng rõ nét và thể hiện sự nghiêm túc, quyết tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan trong công tác chống gian lận xuất xứ từ các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa lợi dụng ưu đãi về thuế giữa Việt Nam và các quốc gia như Mỹ, EU. Đồng thời có tác động thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cần phải đầu tư thực sự, bài bản, để đảm bảo hàng hóa sản xuất ra đủ hàm lượng xuất xứ Việt Nam, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Mở rộng hợp tác quốc tế
Phát biểu kết luận tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Ngành trong năm 2021 là tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống gian lận xuất xứ.
Đồng tình với quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục phát huy thành tích, bài học kinh nghiệm của năm 2020, đồng thời cần tăng cường phối hợp với Hải quan Mỹ và các nước trong trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh chống gian lận xuất xứ.
Đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan- đơn vị chủ công của Tổng cục Hải quan trong đấu tranh chống gian lận xuất xứ, cho hay: Cục đã và đang hoàn thiện kế hoạch triển khai giai đoạn 3 và tiếp tục đưa kế hoạch trở thành một định hướng lớn trong công tác kiểm tra sau thông quan trong năm 2021.
Ngoài đối tượng chính là hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ, cơ quan Hải quan sẽ mở rộng kiểm tra hàng hóa xuất khẩu vào EU và các nước có ký hiệp định ưu đãi thuế quan với Việt Nam.
Đặc biệt tập trung vào các tiêu chí rủi ro như: doanh nghiệp có kim ngạch xuất hàng hóa lớn vào Mỹ, EU, Ấn Độ.
Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, xuất khẩu hàng hóa khai báo xuất xứ Việt Nam vào Mỹ, EU, Ấn Độ thuộc nhóm hàng có chênh lệch thuế suất khi hàng hóa này xuất khẩu từ Việt Nam so với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc.
Các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến (khoảng từ 20% trở lên) năm 2019 so với năm 2018 vào thị trường Mỹ, EU, Ấn Độ; doanh nghiệp có tần suất xuất khẩu nhiều, thời gian xuất khẩu giữa các lô hàng ngắn không tương thích với thời gian sản xuất sản phẩm; doanh nghiệp thành lập trước thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc nhưng có kim ngạch tăng đột biến từ khi có chiến tranh thương xảy ra; doanh nghiệp xuất khẩu hàng công nghệ cao tại Việt Nam chưa thể sản xuất được…
Ngoài ra, cơ quan Hải quan cũng tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu có chu trình sản xuất phức tạp, sản xuất mất nhiều thời gian, đòi hỏi chi phí lớn…
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
20:16 | 04/11/2024 Thông báo
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK