Chính sách nhiều đổi thay làm khó nhà đầu tư
Sớm gỡ chính sách để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư | |
Kho bạc Nhà nước kí kết thoả thuận phối hợp thu ngân sách với SeaBank | |
Nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn nhà đầu tư mới |
Xin ông cho biết, đâu là những khó khăn, vướng mắc mà nhà đầu tư phải đối mặt khi phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay.
- Năng lượng tái tạo hiện nay có thể kể đến là điện mặt trời và điện gió. Chính sách của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay rất thoáng cho phát triển năng lượng tái tạo nhưng cũng có không ít thách thức.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam |
Ví dụ, đối với điện mặt trời, Chính phủ cho thời gian áp dụng ưu đãi trong 2 năm (Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 và hết hiệu lực ngày 30/6/2019-PV) là quá ngắn nhưng cũng là trải nghiệm để kêu gọi đầu tư. Điện mặt trời làm rất nhanh, tuy nhiên, chính sách của Chính phủ có nhiều thay đổi trong giai đoạn sau làm nhà đầu tư chững lại.
Về điện gió, phải thấy rằng 10 năm qua cả nước chỉ làm được 400MW, trong đó riêng Công ty chúng tôi đã là hơn 100MW. Đầu tư cho điện gió thực chất khá khó khăn. Thứ nhất tất cả các thiết bị xây dựng, lắp đặt cho điện gió đòi hỏi thiết bị siêu trường, siêu trọng, phải có những xe đặc chủng, cẩu đặc chủng mới làm được. Ở thị trường Việt Nam rất hạn hẹp cho điều này, nhất là hiện nay bắt đầu tiến ra phát triển điện gió Nearshore (điện gió ven biển), Offshore (điện gió ngoài khơi)... Thiết bị làm trên biển không phải chuyện đơn giản, Việt Nam hầu như không có. Đây là thách thức rất lớn với các nhà đầu tư.
Thứ hai là toàn bộ thiết bị, công nghệ về tuabin gió Việt Nam bị phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài. Mới đây, khi Chính phủ đưa ra chính sách đến cuối năm 2021 là hết ưu đãi về giá điện gió (với mức giá điện trong đất liền là 8,5 Uscents/kWh và điện gió trên biển là 9,8 Uscents/kWh-PV) làm cho các nhà cung cấp nước ngoài bắt chẹt nhà đầu tư trong nước rằng nếu không mua thì không còn thời gian để làm kịp, đẩy các nhà đầu tư trong nước "sống dở chết dở".
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Công Thương cũng xem xét các kiến nghị của các nhà đầu tư, đề nghị Chính phủ cho các dự án điện gió được hưởng cơ chế giá mua điện cố định tới hết tháng 12/2023, sau đó mới tiến hành đấu thầu, đấu giá cạnh tranh để chọn nhà phát triển dự án. Tôi thấy rằng việc thay đổi đó là hợp lý để các nhà đầu tư bù đắp lại thời gian bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, đồng thời quay lại đàm phán công bằng với các nhà đầu tư nước ngoài.
Riêng với Trung Nam hiện nay có gần 700MW năng lượng sạch, tái tạo. Từ nay đến năm 2030, Công ty Trung Nam sẽ phát triển khoảng 10.000MW với điện mặt trời và điện gió. Công ty đang chuẩn bị làm Offshore. Vừa rồi, Công ty Trung Nam đã mua cẩu để làm trên bờ và một số thiết bị làm trên biển với tổng chi phí gần 250 triệu USD.
Dưới góc độ nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, ông nhìn nhận thế nào ở khía cạnh nhà đầu tư mong muốn giá cao nhưng giá bán bán lẻ điện hiện nay lại đang chưa hấp dẫn cũng như làm khó EVN?
- Nói là làm khó EVN cũng không công bằng, nếu như vậy đừng đầu tư về năng lượng sạch. Năng lượng sạch giải quyết một bài toán chung, nhìn thấy một góc độ là mua giá cao hơn nhưng quốc gia sẽ được một môi trường tốt, sạch.
Chính phủ đã nhìn thấy việc mà trên thế giới họ nhìn thấy. Công bằng mà nói hiện nay, giá điện gió tại Việt Nam đang thấp hơn so với các nước trong khu vực. Ví dụ, mức giá tại Nhật là hơn 20 Uscents/kWh. Trộn chung lại tất cả các vùng năng lượng thì EVN phải cân đối. Nếu nói rằng làm khó EVN, suy nghĩ về giá thì đừng nghĩ tới sạch, phải nghĩ tới đất nước, con cháu, tương lai... Nếu lựa chọn điện giá rẻ thì sẽ phải dành một số tiền để xử lý môi trường và ngược lại chọn điện sạch cho là giá cao nhưng giá đó đã bao cho cả vấn đề xử lý môi trường, phải lựa chọn một hướng.
Ông có kiến nghị, đề xuất như thế nào về phát triển năng lượng tái tạo thời gian tới?
- Trước mắt, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương là nên gia hạn thời gian áp dụng giá điện gió ưu đãi đến năm 2023 cho các nhà đầu tư. 10 năm nay, toàn quốc chỉ có 400MW điện gió, trong đó riêng Công ty Trung Nam đã hơn 100MW thì đầu tư điện gió có hấp dẫn không? Công ty Trung Nam làm hơn 100MW điện gió này trong 2 năm. Điện gió có hiệu quả nhưng chưa thực sự hấp dẫn lắm.
Đầu tư điện gió từ khi bắt đầu lập bổ sung quy hoạch đến khi ký hợp đồng và chở thiết bị về đòi hỏi mất khoảng 2 năm. Bộ Công Thương cũng nên mềm mỏng trong triển khai. Ví dụ, khi đã duyệt cho nhà đầu tư quy mô điện gió 20 trụ gió, nhà đầu tư vẫn lắp đặt nhưng đến thời điểm DN mang máy về công nghệ đã khác rồi. 20 trụ gió đó được nâng công suất lên lớn hơn một chút. Cụ thể như, một tuabin trước đây làm 2,35MW nhưng hơn năm sau lại có đời khác, công nghệ mới này đã được nghiên cứu 10 năm trước đó rồi áp dụng vào lên 4MW. Như vậy, với diện tích đất đã quy hoạch, không thể đổi trụ gió thì nên khuyến khích nhà đầu tư dùng công nghệ mới.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Văn Đô, Giám đốc Sở Công Thương Cà Mau: Các dự án năng lượng tái tạo tại Cà Mau triển khai tương đối chậm, chưa đảm bảo tiến độ Để phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên của tỉnh, tạo cơ sở pháp lý nhằm thu hút nhà đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo, tỉnh Cà Mau đã cơ bản lập xong các quy hoạch điện gió và điện mặt trời. Trong thời gian vừa qua, tỉnh Cà Mau đã làm việc với rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu các dự án năng lượng tái tạo cũng như các dự án điện khí LNG. Đến nay, đã có trên 30 nhà đầu tư chính thức tiếp cận, nghiên cứu, đề xuất thực hiện dự án với tổng công suất khoảng 12.000MW. Tuy nhiên, dù được các nhà đầu tư quan tâm tiếp cận nghiên cứu, đề xuất nhiều dự án, nhưng đến nay, các dự án triển khai tương đối chậm, chưa đảm bảo tiến độ đề ra, làm ảnh hưởng đến hiệu quả mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Để tháo gỡ khó những khó khăn, giúp tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án năng lượng trên địa bàn, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đối với các dự án thuận lợi về đất đai, có khả năng đấu nối, giải phóng công suất theo Quyết định số 329/QĐ-BCT ngày 22/1/2020 của Bộ Công Thương. Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị bổ sung vào Quy hoạch điện VIII: đường dây và trạm biến áp 500kV về đến tỉnh Cà Mau; đường dây 220kV kết nối mạch vòng từ 3 phía (Đông, Nam, Tây) để thuận tiện giải phóng công suất nguồn điện cho các dự án; ghi nhận công suất đối với các dự án mà nhà đầu tư đã đề xuất nhưng chưa được bổ sung vào Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050...
Ông Nguyễn Duy Lộc, Phó Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai: Kiến nghị dự án điện gió được hưởng giá ưu đãi cố định đến hết năm 2022 Gia Lai được đánh giá có tiềm năng phát triển năng lượng gió. Qua khảo sát đo gió sơ bộ tại một số vị trí và dữ liệu được thu thập, lưu trữ, Gia Lai có 4 khu vực tiềm năng phát triển các dự án điện gió với quy mô công suất khoảng 11.950MW. Các dự án điện gió có ưu điểm sử dụng đất ít, nếu được đầu tư và đưa vào hoạt động sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của tỉnh Gia Lai. Đồng thời, phát huy nguồn lực đất đai, ít gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường sinh thái khu vực, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương. Do vậy, kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép tỉnh Gia Lai được hưởng cơ chế giá bán điện đối với các dự án điện gió theo cơ chế giá ưu đãi cố định (FIT) tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2022.
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: Lo ngại dự án điện gió, điện mặt trời được bán cho nhà đầu tư nước ngoài Điều đặt ra không ít lo ngại hiện nay là có nhiều dự án điện gió, điện mặt trời bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi những dự án này đều nằm tập trung ở vùng biên hoặc vùng biển, tức là những vùng nhạy cảm an ninh quốc gia. Những dự án này đúng quy trình đầu tư nhưng nếu không tính đến an ninh năng lượng quốc gia, an ninh quốc gia để xây dựng những điều kiện đảm bảo ràng buộc, hậu quả sẽ rất khó lường. Tôi cho rằng phải ngăn chặn ngay việc nhà đầu tư không đủ năng lực, chưa làm, làm thủ tục xong bán cho nước ngoài. Thực chất, đầu tư với mục đích chuyển giao dự án cho nước ngoài sẽ gây ra rủi ro rất lớn. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện, năng lượng tái tạo Việt Nam
14:55 | 04/09/2024 Kinh tế
Thách thức không nhỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu
09:06 | 22/08/2024 Nhìn ra thế giới
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK