Chính phủ yêu cầu giữ vững “vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng, thu hẹp vùng đỏ”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021. Ảnh: VGP |
Ban hành chính sách phụ cấp, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu
Tại Nghị quyết 107/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tích cực triển khai hiệu quả, quyết tâm đưa phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” vào thực tiễn đời sống, xã hội.
Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo hướng dẫn cụ thể các địa phương thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch theo các kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các chính sách tiếp tục quan tâm hơn nữa về đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, vật dụng cần thiết khác cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở, nhất là đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công Thương, Tài chính... xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với diễn biến của dịch bệnh, trình Chính phủ trong tháng 9/2021 (xây dựng Nghị quyết).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 trong điều kiện đã kiểm soát được dịch bệnh, tiêm vaccine bao phủ diện rộng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2021; quyết liệt triển khai các giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Chính phủ giao Bộ Tài chính làm việc với các địa phương để nắm chắc tình hình thu ngân sách, yêu cầu thực tế chi và khả năng đáp ứng của địa phương phục vụ công tác phòng, chống dịch và có phương án giải quyết kịp thời; chỉ đạo thực hiện nghiêm việc tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 và kịp thời xác định, thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết theo Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021.
Trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế, chủ trì việc tổng hợp trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phụ cấp, hỗ trợ cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở, bảo đảm trang thiết bị bảo hộ và vật dụng cần thiết khác.
Khẩn trương hoàn thành xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ các địa phương theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiết kiệm, đúng đối tượng.
Hỗ trợ phù hợp việc duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, hỗ trợ phù hợp việc duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời kiểm soát nợ xấu và bảo đảm an toàn hệ thống.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành ngân hàng; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương liên quan đôn đốc các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về vốn vay phục vụ kinh doanh, thu mua, chế biến thóc, gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm giảm nhập siêu, cung ứng đầy đủ các loại hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội; mở rộng thị trường trong nước; sớm nghiên cứu, đề xuất triển khai chương trình kích cầu phù hợp. Tăng cường công tác quản lý thị trường, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi kinh doanh trái phép, thao túng giá trái quy định của pháp luật. Phát triển lành mạnh thương mại điện tử.
Tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết để hỗ trợ phù hợp, đẩy mạnh xuất khẩu, chú trọng xuất khẩu nông sản sang các thị trường trọng điểm. Tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến. Có chính sách phù hợp để ưu tiên một số nguyên, vật liệu cần thiết cho thị trường nội địa. Kịp thời áp dụng các biện pháp phù hợp để từng bước hạn chế nhập siêu, nhất là các biện pháp phòng vệ thương mại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động chỉ đạo điều chỉnh hợp lý kế hoạch sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, thủy sản để tránh thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tới. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan, địa phương liên quan đẩy mạnh triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để tháo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Bãi bỏ, dừng thực hiện các quy định làm cản trở lưu thông hàng hóa
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vận tải, lưu thông hàng hóa trên toàn quốc, bảo đảm thống nhất, thông suốt trong thực hiện và an toàn phòng, chống dịch Covid-19; xử lý kịp thời vướng mắc phát sinh, yêu cầu các cơ quan, địa phương bãi bỏ, dừng thực hiện các quy định không phù hợp, làm cản trở giao thông, lưu thông hàng hóa; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo xử lý và công bố công khai. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo việc này.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục chỉ đạo, rà soát, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, rút ngắn thời gian nhằm tạo điều kiện tiếp cận chính sách dễ dàng, nhanh chóng; đồng thời tiếp tục rà soát, kiến nghị chính sách mới nhằm hỗ trợ người lao động, người dân, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, bảo đảm làm tốt công tác an dân, an sinh xã hội.
Chính phủ cũng yêu cầu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ và triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đúng đối tượng.
Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đề xuất phương án tiếp tục hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ nguồn quỹ bảo hiểm theo quy định, đúng đối tượng, tiết kiệm.
Chính phủ đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Trong đó, quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia; có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo và phù hợp thực tế của địa phương, thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Phải tổ chức thực hiện nghiêm ngặt, thực chất hơn giãn cách xã hội với tinh thần “ai ở đâu ở đó”; giữ vững “vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng, thu hẹp vùng đỏ”; cách ly, phong tỏa triệt để, chặt chẽ các ổ dịch, nguồn lây trong thời gian nhanh nhất, phạm vi nhỏ nhất và xét nghiệm nhanh nhất, không được để lây nhiễm chéo trong khu cách ly, phong tỏa, gắn với xét nghiệm thần tốc, cuốn chiếu theo quy định; đưa dịch vụ y tế đến gần người dân nhất, ngay tại xã, phường, thị trấn, ưu tiên hàng đầu việc điều trị giảm tử vong.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
09:59 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics