Chỉ số công khai ngân sách tăng mạnh: Tăng niềm tin của nhà đầu tư vào Việt Nam
Ông Nguyễn Minh Tân. |
Ông đánh giá như thế nào về kết quả Khảo sát toàn cầu về Chỉ số công khai ngân sách mở 2019 vừa được công bố?
Khảo sát ngân sách mở (OBS) là sáng kiến nhằm thúc đẩy công khai minh bạch ngân sách, do Tổ chức Quan hệ đối tác ngân sách quốc tế (IBP) tiến hành định kỳ 2 năm/lần, bắt đầu từ năm 2006 và đến nay đã được triển khai thực hiện tại trên 100 quốc gia trên thế giới.
Việc khảo sát được tiến hành thông qua Bảng hỏi ngân sách mở dựa trên ba trụ cột lớn là: Công khai ngân sách; sự tham gia của công chúng; giám sát của cơ quan lập pháp và kiểm toán.
Việt Nam là một trong những quốc gia được IBP khảo sát từ năm 2006, nhưng hoàn toàn do IBP tự thực hiện (đánh giá độc lập).
Đến năm 2012, IBP phối hợp với Trung tâm hội nhập quốc tế (CDI) cùng tham gia khảo sát, đánh giá về hoạt động công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam.
Để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan, từ năm 2015, IBP có thư đề nghị Bộ Tài chính tham gia vào quá trình khảo sát để đưa ra ý kiến bình luận và cung cấp các tài liệu hỗ trợ trả lời các câu hỏi khảo sát.
Năm 2019 là kỳ thứ 3 liên tiếp, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước) tham gia vào quá trình đánh giá của IBP.
Kết quả điểm số công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam năm 2019 đã có bước cải thiện mạnh so với kỳ đánh giá năm 2017, xếp hạng 77/117 nước, tăng 14 bậc, trong đó: đạt 38/100 điểm đối với trụ cột Công khai ngân sách, tăng 23 điểm; 11/100 điểm đối với trụ cột Sự tham gia của công chúng, tăng 4 điểm; 74/100 điểm đối với trụ cột Giám sát, tăng 2 điểm so với năm 2017.
Kết quả đánh giá trên một mặt thể hiện nỗ lực của chúng ta trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, chế độ, chính sách nhằm tăng cường công khai minh bạch ngân sách; mặt khác cũng thể hiện sự hợp tác chủ động, tích cực của các cơ quan chức năng trong quá trình khảo sát của IBP.
Tuy nhiên, kết quả đánh giá cũng chỉ ra hạn chế của chúng ta hiện nay là điểm số đối với trụ cột “Sự tham gia của công chúng” còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu do các tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên thông lệ tốt của các nước OECD, nên chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Song về chủ quan thì Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng cũng cần rút kinh nghiệm trong việc thông tin, tuyên truyền cho người dân đảm bảo đầy đủ, kịp thời hơn và có giải pháp khuyến khích người dân tham gia chủ động, tích cực hơn vào việc hoạch định chính sách tài chính - NSNN.
Theo ông, điều gì đã giúp cho Việt Nam đạt được những bước tiến đáng ghi nhận về mức độ công khai minh bạch ngân sách trong thời gian qua?
Đạt được bước tiến đáng ghi nhận nêu trên, trước hết là nhờ Quốc hội đã thông qua Luật NSNN năm 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017) với những quy định về phạm vi, đối tượng, nội dung và hình thức công khai được mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây, chẳng hạn như việc công khai số liệu và báo cáo thuyết minh về dự toán NSNN khi Chính phủ trình Quốc hội...
Kế đến là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành và chủ tịch UBND các cấp chính quyền địa phương đối với công tác công khai ngân sách của các ngành mình, địa phương mình.
Cho đến nay, Bộ Tài chính đã thực hiện công bố 8 tài liệu ngân sách chủ chốt cần được công khai theo thông lệ tốt của quốc tế, bao gồm: Định hướng xây dựng ngân sách, dự thảo dự toán ngân sách trình Quốc hội, dự toán ngân sách được Quốc hội quyết định, báo cáo ngân sách công dân, báo cáo ngân sách quý, báo cáo ngân sách 6 tháng, báo cáo ngân sách cuối năm, báo cáo kiểm toán.
Trong đó 7/8 tài liệu được IBP công nhận và tính điểm, riêng Báo cáo ngân sách 6 tháng tạm thời chưa được tính điểm do chưa đưa ra các thông tin định lượng về dự báo NSNN cả năm. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để hoàn thiện, bổ sung thêm các thông tin trong báo cáo đánh giá 6 tháng nhằm đáp ứng yêu cầu đề ra.
Nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận, tham gia xây dựng dự toán ngân sách và giám sát quá trình quản lý, sử dụng NSNN, báo cáo ngân sách công dân được xây dựng với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Đồng thời, trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính cũng đã mở chuyên mục Công khai ngân sách để công khai đầy đủ, kịp thời các tài liệu, số liệu về NSNN; chuyên mục Hỏi và đáp để tiếp nhận và giải đáp kịp thời các ý kiến thắc mắc, góp ý của người dân.
Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới đang bị ảnh hưởng bị dịch bệnh Covid-19, việc chỉ số công khai minh bạch ngân sách ở Việt Nam được các tổ chức minh bạch quốc tế đánh giá cao có ý nghĩa như thế nào đến niềm tin của người dân và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ đến đầu tư tại Việt nam trong thời gian tới, thưa ông?
Như chúng ta đều biết, từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng trong phạm vi toàn cầu và đang gây ra những tác động nghiêm trọng cho kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.
Các tổ chức quốc tế uy tín đã đồng loạt hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020, trong đó OECD (tháng 3/2020) dự báo chỉ đạt 2,4%, WB (tháng 3/2020) dự báo 2,5%, IMF (tháng 4/2020) dự báo ở mức -3%; tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt cũng được dự báo sụt giảm nghiêm trọng, trong đó Mỹ chỉ còn 0,4% (dự báo của ADB tháng 4/2020) hoặc có thể ở mức -5,9% (IMF, tháng 4/2020), EU mức -1% (ADB, tháng 4/2020) hoặc thậm chí -7,2% (IMF, tháng 4/2020), Trung Quốc 2,3% (ADB, tháng 4/2020) hoặc 1,2% (IMF, tháng 4/2020), Nhật Bản -1,5% (ADB, tháng 4/2020) hoặc thậm chí -5,2% (IMF, tháng 4/2020).
Thị trường vốn, thị trường tài chính thế giới chịu tác động của dịch bệnh đồng loạt giảm mạnh, đã xuất hiện xu hướng tháo vốn, dịch chuyển dòng đầu tư FDI từ nước này sang nước khác để tránh gián đoạn nguồn cung và sự phụ thuộc quá mức vào một nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam vừa thực hiện kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh vừa đẩy mạnh hoạt động khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế mặc dù có bị suy giảm (GDP quý I chỉ tăng 3,81% so với kế hoạch cả năm đề ra là 6,8%), nhưng vẫn là điểm sáng trong khu vực và trên thế giới. Nền tảng kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn được duy trì ổn định, tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau khi dịch bệnh kết thúc.
Chính phủ đã chủ động cập nhật, thông tin kịp thời tình hình và biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người dân; gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp để nắm bắt khó khăn và có đánh giá đầy đủ, toàn diện tác động của dịch bệnh Covid-19 tới nền kinh tế và cân đối ngân sách, từ đó ban hành và chỉ đạo thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra.
Trong hoàn cảnh như vậy, việc chỉ số công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao sẽ góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở để thu hút thêm các dòng vốn trong và ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng, Việt Nam sẽ tiếp tục là địa điểm an toàn, hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong thời gian tới.
Bộ Tài chính sẽ làm gì để tiếp tục thực hiện tốt công tác công khai ngân sách nhà nước?
Để thực hiện tốt công tác công khai NSNN, trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành tài chính thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý về công khai tài chính - NSNN, hướng tới chuẩn mực quốc tế, như công khai các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, công khai chi tiết kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm, công khai các dự báo về tình hình thực hiện NSNN cả năm từ giữa năm ngân sách,…
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công khai ngân sách để tạo điều kiện tối đa cho người dân được tiếp cận và khai thác thông tin NSNN.
Thứ ba, tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai ngân sách của các Bộ/ngành, địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN.
Thứ tư, phối hợp tích cực với các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân để nâng cao hiểu biết và thu hút sự quan tâm của người dân đối với hoạt động NSNN, giúp người dân thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát trong quá trình quản lý, sử dụng NSNN của các ngành, các cấp.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics