Cảng trung chuyển Cần Giờ sẽ là cửa ngõ giao thương mang tầm quốc tế
TPHCM: Trung tâm quan trọng cho hoạt động kinh doanh quốc tế Nhiều kỳ vọng về “siêu cảng” trung chuyển quốc tế Cần Giờ |
Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM |
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã có tờ trình UBND TPHCM về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Xin ông chia sẻ về điều kiện hình thành cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ?
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm trong danh sách đề án chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị, do UBND TPHCM chủ trì thực hiện và trình Thủ tướng trong năm 2023.
Để lập đề án, tổ công tác Sở Giao thông vận tải TPHCM đã lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành và đơn vị liên quan, tổ chức đi nghiên cứu thực tế, trao đổi kinh nghiệm về các cảng trung chuyển quốc tế khác.
Theo đề án, vị trí dự kiến Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm ở cửa sông Cái Mép - Thị Vải, trong Vịnh Gành Rái, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, giữa các khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn của châu Á (Trung Quốc và Ấn Độ), thuận lợi để phát triển cảng trung chuyển quốc tế. Đồng thời, cảng thuộc vùng kinh tế động lực phía Nam là vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam nên có nhiều thuận lợi để thu hút hàng hóa qua cảng và hàng hóa trung chuyển quốc tế.
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có tổng vốn đầu tư dự kiến gần 5,4 tỷ USD. Từ năm 2024-2026 triển khai xây dựng và đưa vào khai thác cảng từ năm 2027 và hoàn thành đầu tư vào năm 2045. Dự báo sơ bộ lượng hàng hoá thông qua Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đến năm 2030 là 4,8 triệu Teu, đến năm 2047 là 16,9 triệu Teu; tạo việc làm cho khoảng 6.000-8.000 nhân viên, lao động tại cảng và hàng chục ngàn lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics... |
Hiện nay, hàng hóa tại các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, vùng Nam Trung Quốc và Philippines chủ yếu được trung chuyển tại Singapore hay Malaysia. Trường hợp hàng hóa từ quốc gia trong khu vực nêu trên trung chuyển tại Cần Giờ, cự ly vận chuyển giảm khoảng 30% - 70% so với cự ly vận chuyển đến Singapore. Ngoài ra, chi phí bốc xếp hàng container tại khu vực Cái Mép - Cần Giờ hiện nay giảm khoảng 54% đối với container xuất nhập khẩu, và giảm khoảng 40% đối với container trung chuyển quốc tế so với Singapore. Vị trí dự kiến xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có nhiều lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn hàng quốc tế tới từ các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, vùng Nam Trung Quốc và Philippines.
Trong thời gian qua, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển TPHCM tăng trưởng bình quân trong giai đoạn năm 2015 - 2022 khoảng 9,3%; dự báo trong giai đoạn 2022-2030, tổng lượng hàng thông qua cảng biển TPHCM tăng trưởng bình quân khoảng trên 5,0%/năm, lượng hàng container tăng trưởng bình quân khoảng 6,0%/năm. Các bến container tại khu vực cảng biển TPHCM (nằm sâu trong khu vực trung tâm thành phố) đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh theo quy hoạch, công suất khai thác năm 2022 đã vượt so với quy hoạch.
Do đó, việc bổ sung quy hoạch, triển khai phát triển Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết nhằm hỗ trợ cho hệ thống cảng biển thành phố, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế biển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Dự báo sơ bộ lượng hàng hoá thông qua khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đến năm 2030 là 4,8 triệu Teu, đến năm 2047 là 16,9 triệu Teu.
Những lợi ích đem lại từ “siêu cảng” quốc tế Cần Giờ là gì thưa ông?
Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có mục tiêu sớm đưa cửa sông Cái Mép thành cửa ngõ trung chuyển quốc tế, tham gia chuỗi cung ứng vận tải thế giới. Đồng thời, phát huy vai trò của cửa ngõ, trở thành cảng trung chuyển quốc tế và là hạt nhân thúc đẩy phát triển Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn thành cảng biển và trung tâm logistics hàng đầu cả nước, phục vụ xuất nhập khẩu và trung chuyển.
Dự án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có tổng vốn đầu tư dự kiến gần 5,4 tỷ USD. Về lộ trình, công tác chuẩn bị đầu tư cảng trung chuyển quốc tế sẽ được triển khai từ năm 2023-2024. Từ năm 2024-2026 triển khai xây dựng và đưa vào khai thác cảng từ năm 2027 và hoàn thành đầu tư vào năm 2045.
Theo đề án, sau khi hình thành, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ thu hút được số vốn đầu tư lớn từ doanh nghiệp. Ngoài ra còn tạo việc làm cho khoảng 6.000-8.000 nhân viên, lao động tại cảng và hàng chục ngàn lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics...
Khi cảng đi vào hoạt động và đạt công suất thiết kế, sơ bộ đóng góp trực tiếp cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế từ hoạt động bốc xếp, lưu bãi của doanh nghiệp cảng; thuế thu nhập doanh nghiệp; các loại phí, lệ phí hàng hải từ tàu vào, rời cảng; phí thuê mặt nước và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa khoảng từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng/năm (giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh). Tạo môi trường thu hút các công ty vận tải, logistics, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lớn trên thế giới về đặt trụ sở kinh doanh tại khu vực, góp phần thúc đẩy sự hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM.
Ngoài ra, việc phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước phát triển do nhu cầu hình thành các tuyến vận tải gom và phân phối hàng từ cảng trung chuyển, đóng vai trò quan trọng, kích thích sự phát triển, đổi mới của các doanh nghiệp cũng như hoạt động logistics, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận các thị trường mới, thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp trong toàn vùng Đông Nam bộ…
Có ý kiến cho rằng hiện tại đã có cụm cảng Cái Mép - Thị Vải ở Bà Rịa - Vũng Tàu, việc xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ là không cần thiết, sẽ cạnh tranh với khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?
Chức năng của cảng trung chuyển là phân phối hàng theo hãng tàu, nên cảng trung chuyển Cần Giờ và cụm cảng Cái Mép hoàn toàn do các hãng tàu khác nhau khai thác. Đây là tăng nguồn hàng tới khu vực nước ta chứ không thể gọi là cạnh tranh nhau. Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ thu hút hàng hóa trung chuyển quốc tế, cạnh tranh với các cảng lớn trong khu vực như Singapore, Malaysia và các cảng quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tấp nập tàu chở hàng hóa cập cảng những ngày đầu năm mới
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Việt Nam SuperPort™ ký hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
12:50 | 08/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
10:31 | 01/02/2025 Kinh tế
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
15:07 | 31/01/2025 Kinh tế
Diện mạo mới của nông nghiệp Việt Nam
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Logistics xanh: Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
17:32 | 28/01/2025 Kinh tế
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
Chuyển đổi số “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics