Cần khơi dậy động lực cải cách kiểm tra chuyên ngành
Cải cách kiểm tra chuyên ngành- những thách thức cần vượt qua | |
Cần cải cách căn bản kiểm tra chuyên ngành |
Bà Phạm Minh Thảo. |
Thực tế hiện nay mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia và các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành còn tồn tại khó khăn, hạn chế gì, thưa bà?
Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, Chính phủ đã có thời gian rất dài tập trung cải cách. Nếu nhìn cả vào quá trình từ năm 2015 đến nay thì sự thay đổi rất khác biệt. Tuy nhiên phải phân ra thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 2015-2019, Chính phủ có những cải cách rất mạnh, những thay đổi trong các bộ quản lý chuyên ngành giúp các thủ tục kiểm tra chuyên ngành được thực hiện tốt hơn, đồng thời nhiều thủ tục kết nối tốt với Cổng thông tin một cửa quốc gia, với sự thay đổi mạnh mẽ, khác biệt. Doanh nghiệp cảm nhận và hài lòng khi thủ tục hành chính thủ công chuyển sang điện tử, cũng như cải cách kiểm tra chuyên ngành của từng bộ, ngành khá rõ nét.
Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2020 đến nay, mức độ cải cách trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành chững lại, có lẽ bởi tác động của dịch bệnh, của yếu tố thị trường, bối cảnh xã hội khiến cho sự quan tâm của các bộ, ngành dành cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bối cảnh như vậy thì cần hơn sự thay đổi, cải cách mạnh mẽ của bộ, ngành. Nhưng dường như xu hướng cải cách có phần chậm hơn so với giai đoạn trước.
Trong hoạt động kết nối thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia, các bộ, ngành đăng ký kết nối số lượng thủ tục tăng nhanh, nhiều. Nhưng thực tế, việc doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục hoàn toàn thông suốt lại không nhiều. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu còn chần chừ, giữa một cửa hoặc qua hình thức trực tiếp.
Tuy nhiên cũng phải ghi nhận sự cải cách tích cực ở nhiều lĩnh vực như thủ tục lĩnh vực giao thông vận tải, hay kiểm tra chất lượng đã thực hiện trên môi trường điện tử giúp thuận lợi hơn. Điều đó cũng cho thấy mức độ khác nhau, sự quan tâm khác nhau của các bộ, ngành. Đây là một trong những điểm hạn chế, chưa đồng đều trong nỗ lực cải cách.
Một điểm quan trọng nữa mà Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh là bộ, ngành cần cắt giảm danh mục mặt hàng phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành. Từ năm 2019 số lượng mặt hàng cắt giảm rất ít, nếu số lượng mặt hàng không cắt giảm thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục. Chỉ có lĩnh vực kiểm dịch động vật có một số thay đổi nhỏ trong cắt giảm danh mục mặt hàng thủy sản khi sản xuất chế biến xuất khẩu, còn lại đa số các lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành chưa thực sự thay đổi để cắt giảm danh mục. Còn rất nhiều dư địa để thay đổi, nếu cắt giảm danh mục sẽ là cải cách lớn hơn rất nhiều vì số lượng các giao dịch, lô hàng phải làm thủ tục cũng sẽ được cắt giảm rất nhiều.
Theo bà, các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành cần tiếp tục cải thiện như thế nào để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa?
Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đang phục hồi và phát triển sau cả một giai đoạn khó khăn do dịch bệnh, vì thế những nỗ lực cải cách cần chú trọng hơn nhiều. Danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành phải rà soát kỹ, hiện có khoảng hơn 60.000 mặt hàng, cần rà soát xem có thực sự cần thực hiện kiểm tra hay không, hay có thể áp dụng hình thức hậu kiểm, áp dụng hình thức tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật.
Bên cạnh đó, đối với các thủ tục hành chính phải thừa nhận rằng hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước luôn có lập luận quản lý để đảm bảo chất lượng. Nếu khi cải cách cắt giảm thủ tục thì doanh nghiệp vẫn đảm bảo chất lượng, trong khi đó áp lực về quản lý nhà nước giảm đi rất nhiều.
Đơn cử lĩnh vực kiểm tra an toàn thực phẩm, thủ tục giảm, áp lực đối với cơ quan quản lý nhà nước cũng giảm đi, doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Mô hình đó phải nhân rộng ở các lĩnh vực quản lý và kiểm tra chuyên ngành khác.
Quản lý rủi ro không chỉ đối với khâu tiền kiểm mà áp dụng cả hậu kiểm, có nghĩa doanh nghiệp có lịch sử hoạt động tốt cần giảm bớt tần suất kiểm tra. Nếu doanh nghiệp có nghi ngờ thì mới đặt vấn đề kiểm tra. Cần áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro thống nhất, thực chất để doanh nghiệp có tinh thần tuân thủ pháp luật tốt hơn, giảm áp lực cho cơ quan quản lý nhà nước.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam - Lào: Vun đắp quan hệ hợp tác
14:51 | 19/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách hơn 7.300 tỷ trong tháng 10
14:20 | 19/11/2024 Hải quan
Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR
13:15 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics