Cần đầu mối về kiểm tra chuyên ngành để giảm thời gian thông quan hàng hóa
![]() |
Công chức hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 kiểm tra hàng NK. Ảnh: T.H |
Nhiều bộ, ngành cùng quản lý
Ông Vũ Thái Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Long Sơn: Giao một đầu mối về KTCN sẽ thuận lợi cho DN Tập đoàn Long Sơn là DN chế biến, xuất khẩu hạt điều quy mô lớn. Chúng tôi có hơn 10 nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu, với 5 pháp nhân xuất khẩu, sản lượng đạt 30.000 tấn điều nhân trị giá khoảng 180 triệu USD. Mỗi năm chúng tôi nhập khẩu vài chục nghìn tấn đến cả 100.000 tấn điều về phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Cái vướng nhất của chúng tôi cũng như các DN nhập khẩu nguyên liệu điều xuất khẩu là vấn đề KTCN. Hạt điều nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định. Nhưng hiện nay, hàng nhập khẩu về phải để tại cảng để chờ lấy mẫu kiểm dịch thực vật. Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra, DN tốn thêm chi phí lưu container, lưu bãi rất lớn. Nếu KTCN được giao về một đầu mối là cơ quan Hải quan sẽ thuận lợi cho DN trong việc thông quan hàng hóa, DN không phải liên hệ nhiều nơi, tiết giảm chi phí, thời gian. Ông Nguyễn Văn Hưng, Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam): Cơ quan Hải quan có đủ dữ liệu để áp dụng KTCN theo quản lý rủi ro Dự thảo Nghị định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan cũng như các đơn vị có liên quan lấy ý kiến đóng góp của DN nhiều lần, chúng tôi cũng đã tham gia đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo nghị định này. Theo tôi, việc giao cơ quan Hải quan làm đầu mối KTCN là phù hợp, vì cơ quan Hải quan sẽ có dữ liệu, thông tin để thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong KTCN. Việc áp dụng các phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm đã được quy định cụ thể, có tuần tự áp dụng và có hướng mở để DN chủ động tuân thủ nhằm tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, danh mục hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm kèm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng,… được công khai tại một đầu mối là Cổng thông tin một cửa quốc gia giúp người nhập khẩu dễ dàng tra cứu, áp dụng thay vì phân tán tại các quyết định hoặc thông tư của từng cơ quan quản lý nhà nước như trước đây. Bên cạnh đó, việc thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. DN chỉ cần thực hiện thủ tục công bố hợp quy, tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm lần đầu nhập khẩu. Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy, mã số tự công bố sản phẩm và mã số đăng ký bản công bố sản phẩm. Các lần nhập khẩu sau được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, giảm hoặc miễn kiểm tra. Việc áp dụng và chuyển đổi phương thức kiểm tra được áp dụng đối với hàng hóa, không phân biệt nhà nhập khẩu và được công khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia rất thuận tiện cho doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM: 7 nội dung cải cách KTCN Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” với 7 nội dung cải cách mạnh mẽ, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, giao cơ quan Hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Khi xây dựng dự thảo nghị định KTCN, cơ quan Hải quan cũng thực hiện trên cơ sở những buổi đối thoại, tiếp xúc lấy ý kiến của cộng đồng DN và qua quá trình thực hiện nghiệp vụ. Theo đó, sẽ áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý KTCN. Không có lý gì mà tất cả các mặt hàng và tất cả DN đều bị kiểm tra như nhau, mà phải có sự phân loại, đánh giá rủi ro DN, phân loại hàng hóa để thực hiện. KTCN nếu kiểm hết, lô hàng nào cũng kiểm được coi như làm hình thức, sơ sài, kiểm nhiều coi như không kiểm, nên áp dụng quản lý rủi ro thì quản lý chuyên ngành sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn trên cơ sở tuân thủ pháp luật của DN. Như vậy, sẽ áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của DN. Đặc biệt, khi có kết quả của cơ quan KTCN, cơ quan Hải quan có thêm chức năng có thể kiểm tra lại kết quả này. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KTCN, cơ quan Hải quan có thêm thẩm quyền nhất định để phục vụ DN tốt hơn, nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm về KTCN. Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đề nghị các bộ, ngành hết sức khẩn trương để sớm thông qua nghị định về KTCN. Thu Hoà (ghi) |
Cho rằng hiện nay có quá nhiều bộ, ngành quản lý kiểm tra chuyên ngành (KTCN), khiến việc thực hiện khó khăn, bà Bùi Thanh Duyên, Công ty TNHH BASF Việt Nam cho biết, BASF Việt Nam hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hóa chất đa ngành hàng. Tuy nhiên, BASF gặp khó khăn trong việc xác định mặt hàng nhập khẩu thuộc chính sách quản lý và KTCN thuộc cơ quan nào. Bởi vì, hiện tại có nhiều bộ và cơ quan ngang bộ cùng quản lý chuyên ngành, trong đó có 13 bộ quản lý đối với hàng hóa phải kiểm tra chất lượng; 3 bộ quản lý hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm…
Giải đáp câu hỏi của Công ty TNHH BASF Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương quy định tại Nghị định số 96/2022/NĐ-CP, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất,… Do vậy, liên quan đến việc nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng hóa chất, trường hợp cần tham khảo đề nghị Công ty TNHH BASF Việt Nam liên hệ với Bộ Công Thương để được hướng dẫn.
Cũng về KTCN, đại diện Chi nhánh Công ty TNHH Tư vấn thuế Deloitte Việt Nam cho rằng, công ty nhập khẩu mặt hàng thực phẩm, trong đó có nhóm hàng súp và nước xuýt và chế phẩm để làm súp và nước xuýt; chế phẩm thực phẩm tổng hợp đồng nhất thuộc nhóm 2104, khi đối chiếu và so sánh các quy định kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì nhóm hàng 2104 nêu trên không thuộc bộ nào quản lý, nên không cơ quan nào nhận đăng ký kiểm tra ATTP.
Giải đáp vướng mắc trên, đại diện Cục Hải quan TPHCM cho biết, căn cứ mục 6 Phụ lục II - Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, quy định “Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 15/11/2023, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 12527/BTC-TCHQ hướng dẫn đối với thực phẩm nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định tại thông tư, quyết định của các bộ quản lý chuyên ngành.
Theo đó, danh mục mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Thực phẩm nhập khẩu không thuộc danh mục thực phẩm phải kiểm tra nhà nước tại các Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT, Thông tư số 28/2021/TT- BYT, Quyết định số 1182/QĐ-BCT, DN nhập khẩu không phải thực hiện quy định về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; việc kiểm tra, quản lý hàng hóa nhập khẩu khi DN bán, sử dụng tại Việt Nam thuộc trách nhiệm của bộ quản lý chuyên ngành. Các bộ quản lý chuyên ngành tăng cường kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu không thuộc danh mục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại các thông tư, quyết định của bộ, ngành nêu trên sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Sớm ban hành nghị định về KTCN
Theo các doanh nghiệp, hiện nay thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK nhanh chóng, nhưng đối với hàng hóa cần phải KTCN lại rất khó khăn; trình tự, thủ tục KTCN có nhiều khác biệt tùy theo bộ, ngành quản lý và loại hình hàng hóa. DN cũng mất nhiều thời gian đọc hiểu các luật chuyên ngành và các nghị định hướng dẫn. Trong khi đó, cách hiểu và cách triển khai của các bộ, ngành chưa thống nhất.
Bên cạnh đó, Danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN quá nhiều. Các bộ, ngành cần xem xét giảm số nhóm sản phẩm, giảm số lượng dòng hàng cần kiểm tra và giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. Việc kiểm tra cần thực hiện triệt để theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, kiểm tra theo xác suất. Việc thực hiện KTCN còn phiền hà. Tình trạng chồng chéo trong KTCN còn tồn tại. Một mặt hàng có thể bị quản lý cùng lúc bởi nhiều bộ, ngành. Thủ tục KTCN tuy đa số được thực hiện kiểm tra tập trung tại các cửa khẩu nhưng vẫn có trường hợp DN phải tới tận các bộ, ngành mới giải quyết xong việc. Thực tế này gây nhiều phiền toái do gia tăng chi phí, thời gian tuân thủ của DN.
Một số DN cho rằng, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu, trong đó quy định rõ vai trò đầu mối của cơ quan Hải quan trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu. Đề nghị Cục Hải quan TPHCM chia sẻ thông tin cập nhật liên quan tới đề án này.
Giải đáp vấn đề DN đặt ra, ông Nguyễn Hữu Nghiệp cho rằng, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu. Nghị định này quy định cơ quan kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao/chỉ định hoặc cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm; cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm… Dự thảo nghị định nhằm cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm đầu mối tiếp xúc giữa DN với các cơ quan, tổ chức… Khi được ban hành sẽ góp phần tạo thuận lợi cho DN; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Từ thực tế trên, các DN kiến nghị, cần cải cách thủ tục KTCN, nên đưa về một đầu mối quản lý, đồng thời Chính phủ sớm ban hành nghị định về quản lý KTCN…
Tin liên quan

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ
20:24 | 09/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty
10:26 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực IV thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng
07:00 | 09/05/2025 Hải quan

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn
20:54 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng
20:17 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp
11:25 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp
10:40 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu
10:23 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VIII chống gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa
07:15 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan thực hiện soi chiếu 11.849 container
15:49 | 08/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III tăng cường sử dụng camera, trang thiết bị để giám sát
20:41 | 07/05/2025 Hải quan

Sự cố hệ thống, Cục Hải quan hỏa tốc hướng dẫn khai hải quan
09:54 | 07/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

Khách nhập cảnh tăng cao, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông quan nhanh chóng
15:36 | 06/05/2025 Hải quan

Hải quan Hòn La hỗ trợ đánh giá năng lực doanh nghiệp
14:59 | 06/05/2025 Hải quan

Gần 40.000 lượt khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái trong 2 ngày lễ
11:41 | 06/05/2025 Hải quan
Tin mới

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng