Cần coi trọng an toàn tài chính, tiền tệ hơn mục tiêu lợi nhuận
Diễn đàn An ninh tài chính tiền tệ. Ảnh: H.Dịu |
Nguy cơ không loại trừ quốc gia nào
Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và tự do hóa kinh tế - tài chính đang diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay.
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bên cạnh những khó khăn do suy thoái kinh tế, các chuyên gia tại hội thảo còn bày tỏ lo ngại về rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu là vấn đề đáng quan ngại trong bối cảnh nợ công và nợ tư tăng nhanh, nợ xấu tăng, nguy cơ đảo chiều hay giảm sút dòng vốn ngoại…
TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, với quy mô thị trường tài chính Việt Nam gồm cả 3 khu vực: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm tương đương 366,3% GDP (tính đến 30/11/2020 trên nền GDP 9 tháng/2020), tác động của các nguy cơ, rủi ro tài chính toàn cầu đối với Việt Nam là không nhỏ.
Tuy nhiên, theo The Economist, Việt Nam xếp thứ 12/66 trong nhóm các nước mới nổi an toàn sau dịch Covid-19 nhờ 4 chỉ số đo lường sức mạnh tài chính đều ở mức mạnh và ổn định là: nợ công, nợ nước ngoài, chi phí đi vay và dự trữ ngoại hối.
Cùng với đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao vị thế, tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế với khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế dương và ở mức cao nhất thế giới và khu vực năm 2020, sức mạnh tài chính khá tốt và vị thế quốc tế không ngừng được tăng lên; là một trong số ít quốc gia giữ vững xếp hạng tín nhiệm ở mức ổn định (theo đánh giá của Fitch, S&P cập nhật tháng 9/2020).
Mặc dù vậy, theo TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, nước ta vẫn phải đối mặt với rủi ro nợ công và thâm hụt ngân sách tăng nhanh; xu hướng giảm sút dòng vốn ngoại có thể còn tiếp diễn, áp lực nợ xấu và giảm lợi nhuận là những thách thức khá lớn…
Cũng về vấn đề này, chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Đại Lai cho hay, nguy cơ khủng hoảng tài chính không loại trừ bất cứ quốc gia, tổ chức nào. Những quốc gia và tổ chức càng lớn, càng phát triển thì nguy cơ khủng hoảng càng cao nếu rủi ro tín dụng bắt nguồn từ sự yếu kém của cơ chế quản trị rủi ro, từ quan điểm “đổi rủi ro lấy lợi nhuận, lãi suất cao”…
Bảo vệ từ người tiêu dùng
Chính vì thế, các chuyên gia tại hội thảo đã đưa ra nhiều khuyến nghị để Việt Nam nâng cao khả năng ứng phó, tạo sự bền vững trước tình hình tài chính tiền tệ hiện tại như: nâng cao năng lực của khu vực ngân hàng, hướng tới chuẩn mực quốc tế, phát triển kinh tế số…
TS. Cấn Văn Lực đề xuất, Việt Nam cần phải đảm bảo gói hỗ trợ được thực hiện nhanh hơn để không chỉ giúp doanh nghiệp mà còn giúp cho hệ thống tài chính ngân hàng sớm ổn định. Vấn đề và hoàn thiện thể chế cũng vô cùng quan trọng, đồng thời phải hết sức chú trọng chuyện tăng sức đề kháng của nền kinh tế, cũng như khối tài chính ngân hàng.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đại Lai chia sẻ thêm, Việt Nam cần coi trọng mục tiêu an ninh, an toàn hơn là mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Trong đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải quan tâm đến việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, ưu tiên phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp của khách hàng vay…
Bên cạnh việc bảo đảm an ninh an toàn từ hệ thống, TS. Đinh Thị Thanh Vân, Khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng cần phải bảo vệ cả người tiêu dùng tài chính, như thành lập cơ quan chuyên trách, có luật riêng để thực hiện bảo vệ người tiêu dùng tài chính.
Ngoài ra, các cơ quan liên quan cũng cần tăng cường công tác giáo dục tài chính, phát triển tài chính toàn diện… để nền tài chính của nước ta được bền vững từ những đối tượng nhỏ nhất.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics