Cần "bắt tay" chặt hơn trong triển khai hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp
Ngân hàng đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ | |
TS Nguyễn Trí Hiếu: Cần “củ cà rốt” cho ngân hàng khi triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất |
Ông Cấn Văn Lực. |
Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của việc phối hợp thực hiện các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thời gian qua nhằm triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội?
Những năm qua, việc phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tương đối tốt. Vì vậy, Việt Nam cơ bản ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tốt, tạo được niềm tin cho DN. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang quan tâm dịch chuyển dòng vốn đầu tư, chuỗi cung ứng sang Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi: Sẵn sàng giải pháp tài khóa để ứng phó các tình huống Thời gian qua, tác động của đại dịch cũng như những xung đột chính trị quốc tế gây ảnh hưởng nhiều mặt tới nền kinh tế Việt Nam, đứt gãy chuỗi cung ứng, bất ổn thị trường lao động, tăng giá nguyên liệu đầu vào. Các DN gặp nhiều khó khăn trong ổn định sản xuất, kinh doanh. Trước tình hình đó, Quốc hội, Chính phủ đã sử dụng linh hoạt, hiệu quả chính sách tài khóa. Các chính sách miễn giảm, hoãn thuế đã tác động trực tiếp đối với tình hình kinh tế, đời sống người dân. Nhiều chính sách tài khóa như gói chính sách tài chính hỗ trợ người lao động thuê nhà, gói hỗ trợ DN được triển khai đem lại hiệu ứng tích cực. Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có quyết sách đưa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu xuống mức sàn. Thay đổi này tạo ảnh hưởng nhanh chóng, được cử tri và nhân dân hưởng ứng. Bên cạnh đó, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các chính sách thuế về thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị giá tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới, để có công cụ linh hoạt ứng phó với các tình huống giá năng lượng, xăng dầu biến động mạnh mẽ, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Bộ Tài chính đã sẵn sàng nghiên cứu kỹ lưỡng, chủ động trong các giải pháp tài khóa để có các phương án, kịch bản đa dạng ứng phó với tất cả các tình huống. Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Vận dụng chính sách tiền tệ linh hoạt hơn nữa Thời gian vừa qua, Việt Nam đã lựa chọn phương án vừa thúc đẩy phục hồi, vừa ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam đã quyết định dựa nhiều vào chính sách tài khóa. Ngay cả việc hỗ trợ 2% thuế giá trị gia tăng, nguồn tiền hỗ trợ đều nhờ ngân sách, chưa cần dùng đến chính sách tiền tệ. Việc lựa chọn này là hợp lý do chính sách tài khóa ít gây áp lực cho lạm phát hơn, đồng thời cũng có dư địa lớn hơn so với chính sách tiền tệ. Việc tập trung vào chính sách tài khóa đã tạo dư địa cho chính sách tiền tệ nhằm ứng phó với những rủi ro, bất định. Về chính sách tiền tệ, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 14% là hợp lý về cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Nếu nới lỏng hơn thì áp lực lên tỷ giá còn lớn, gây áp lực lên lãi suất, tạo nguy cơ “chảy máu” vốn. Thời gian tới, cần vận dụng chính sách tiền tệ linh hoạt hơn nữa, tập trung vào sản xuất kinh doanh, hạn chế các lĩnh vực rủi ro, kiểm soát chặt chẽ phần đầu tư cho trung, dài hạn. Uyển Như (ghi) |
Tuy nhiên, một số cấu phần của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội triển khai chậm. Ví dụ, gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân; cấu phần liên quan đến lãi suất cũng mới hỗ trợ được một phần nhỏ. Cấu phần đầu tư công 113 nghìn tỷ đồng theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội, Chính phủ ban hành cũng mới được thông qua danh mục dự án.
Hy vọng thời gian tới những rào cản, vướng mắc đã được các bộ, ngành, địa phương, Chính phủ nhận diện sẽ sớm được tháo gỡ để thúc đẩy giải ngân tốt hơn với chương trình này. Phấn đấu năm 2022 giải ngân được khoảng 35%, năm 2023 giải ngân khoảng 40-45%; nghĩa là trong 2 năm có thể đạt mức giải ngân khoảng 80-85% đã là thành công lớn.
Theo ông, đâu là rào cản nổi cộm trong quá trình giải ngân các gói hỗ trợ, các cấu phần trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội?
Rào cản nổi cộm tùy thuộc vào từng cấu phần hay gói hỗ trợ cụ thể. Ví dụ, trong gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân, vướng mắc lớn nhất là quá trình hướng dẫn triển khai thực hiện quá chậm. Địa phương cũng tỏ ra tâm lý e ngại, lo làm sai dẫn đến đôi chỗ, đôi nơi còn “đẻ” thêm thủ tục hành chính khiến DN nản lòng, không mặn mà.
Với chương trình hỗ trợ lãi suất 2% (triển khai Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh-PV) hiện nay đang vướng mắc ở chỗ xác định đúng đối tượng. Đối tượng chủ yếu ở đây là hộ kinh doanh, hộ gia đình, yêu cầu đặt ra với họ là phải đăng ký kinh doanh. Trong khi trên thực tế, rất nhiều hộ kinh doanh, hộ gia đình chưa đăng ký kinh doanh. Sắp tới sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào là vấn đề nan giải đặt ra.
Quá trình thực hiện các gói hỗ trợ, các cấu phần trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất, bản thân các DN cũng có những e ngại về việc thanh tra, kiểm ra, sai sót sau này. Rõ ràng, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức tín dụng với các DN; đồng thời cần sự vào cuộc rất quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh những giải pháp về tài khóa, tiền tệ, nguồn lao động chất lượng, bền vững là yếu tố quan trọng giúp DN yên tâm sản xuất, kinh doanh, tiến tới đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Xin ông cho biết, đâu là yếu tố quan trọng giúp ổn định thị trường lao động trong thời gian tới?
Lao động là vấn đề lớn, quan trọng cả trong và sau đại dịch, không riêng gì Việt Nam mà trên toàn thế giới. Việt Nam cần nghiêm túc đánh giá, rà soát lại toàn bộ tình hình thị trường lao động hiện nay để thấy được thực trạng ở đâu, cái gì là vướng mắc, điểm nghẽn chính với thị trường lao động.
Bên cạnh đó, hiện nay một số ngành nghề đang thiếu lao động tạm thời, rất mong các bộ, ngành, địa phương có phương án hỗ trợ DN. Ví dụ, các bộ, ngành, địa phương có chương trình hỗ trợ đào tạo ngắn hạn để DN có thêm nguồn cung lao động trước mắt. Về lâu dài, rất nhiều vấn đề phải thay đổi để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng, gắn với lộ trình chuyển đổi số..., tạo ra thị trường lao động mang tính thị trường hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK