Các địa phương quyết tâm không điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế
Ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồng Vân. |
Ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội:
Chủ động cắt giảm chi thường xuyên để chi an sinh xã hội
Thực hiện nghiêm lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, TP Hà Nội quyết tâm, xác định trách nhiệm rất cao trong thực hiên nhiệm vụ kép, “Hà Nội tiên phong, gương mẫu, chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19…”.
Với sự đồng thuận, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, TP Hà Nội đã và đang triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp nhằm kiểm soát và đẩy lùi dịch Covid-19, sớm thiết lập “trạng thái bình thường mới” và tập trung phát triển kinh tế - xã hội.
Thống kê cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 143 nghìn tỷ đồng, bằng 51,5% dự toán, tăng 9,9% so với cùng kỳ.
Chi ngân sách đia phương 6 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 31.882 tỷ đồng (bằng 30,9% dự toán); chi thường xuyên thực hiện là 19.357 tỷ đồng (đạt 40% dự toán). Với kết quả thu chi như trên, cân đối ngân sách địa phương TP Hà Nội được giữ vững, đảm bảo nguồn lực kịp thời cho công tác phòng chống dịch, thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Đáng chú ý, TP Hà Nội cũng đã chủ động rà soát, đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế; xây dựng các kịch bản điều hành ngân sách và các nguồn lực bù đắp giảm thu do ảnh hưởng của dịch; đảm bảo nguồn lực cho kế hoạch đầu tư công năm 2020. Đồng thời đã cắt giảm chi thường xuyên (đợt 1) là 2.900 tỷ đồng để chủ động thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đảm bảo cân đối ngân sách.
TP Hà Nội cũng kịp thời thực hiện nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và nhân dân vượt qua khó khăn theo chính sách của Chính phủ. Kịp thời chỉ đạo rà soát, giãn, hoãn hơn 17.100 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp trên địa bàn (chiếm khoảng 45% của cả nước). Đồng thời chi trả cho các đối tượng người có công, người nghèo, cận nghèo được TP triển khai ngay trong tháng 4 và tính đến nay đã đạt 99,9%; thực hiện hỗ trợ cho hơn 17 nghìn lao động mất việc làm, tạm hoãn, nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch.
Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng đều thấp hơn so với cùng kỳ và kế hoạch đề ra. Khó khăn thách thức trong những tháng cuối năm là rất lớn.
Chính vì vậy, 6 tháng cuối năm, TP sẽ quyết liệt thực hiên đồng bộ hiệu quả chương trình kế hoạch cải cách hành chính trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hoàn thành 100% doanh nghiệp áp dụng hoá đơn điện tử. Đồng thời mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế, tiếp tục bù đắp số giảm thu (thu từ đất, các khoản thu khác của trung ương…); phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được Thủ tướng và Bộ Tài chính giao ở mức cao nhất.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM:
Cắt giảm mạnh các khoản chi mua sắm nhằm phục vụ cho nhiệm vụ “kép”
Do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 nên dù TP đã nỗ lực thực hiện các biên pháp quyết liệt đồng bộ nhưng GDP 6 tháng đầu năm chỉ tăng trên 2% (cùng kì tăng tới 7,86%).
Tại TPHCM, thu ngân sách 6 tháng đầu năm là chủ yếu đến từ kết quả của việc đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2019. Từ khi dịch Covid-19 diễn ra, TP đã thực hiện đầy đủ các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dinh doanh. Nhờ đó đã có hơn 22 nghìn doanh nghiệp và 93 nghìn hộ kinh doanh dược gia hạn thuế.
6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP đạt hơn 165 nghìn tỷ đồng (đạt 40,21% so với dự toán và bằng 85,61% so với cùng kì). Cụ thể, số thu nội địa là 116.100 tỷ đồng (đạt 40,01% dự toán); số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 48.100 tỷ đồng (đạt hơn 41,8%).
Về chi ngân sách, 6 tháng đầu năm, TPHCM đã thực hiện chi hơn 31.349 tỷ đồng (34% dự toán). Chi đầu tư công giải ngân hơn 14 nghìn tỷ đồng. Việc chi ngân sách của TP căn cứ theo định mức dự toán đã được phê duyệt và theo đúng quy định. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, TP cũng thực hiện điều chỉnh giảm thu ngân sách hơn 2.000 tỷ đồng để dành toàn bộ cho kiểm soát dịch và các chính sách an sinh xã hội. TP cũng đã chi cho hơn 515 nghìn đối tượng được chăm lo an sinh.
6 tháng cuối năm, TPHCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tháo gỡ khó khăn, quyết tâm hoàn thành tốt nhất dự toán thu ngân sách được giao. Để làm đưược điều đó, TP sẽ thực hiện các biện pháp khôi phục nhanh kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, tập trung vào thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, TP cũng sẽ tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để đảm bảo thu hút đầu tư.
TP cũng sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư, chủ động làm việc với các hiệp hội nghề để chia sẻ, tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm khi kinh tế mở cửa trở lại.
Ngoài ra, TPHCM cũng sẽ tăng cường các biện pháp bồi dưỡng quản lý nguồn thu, áp dụng chính sách gia hạn thuế nhưng vẫn đảm bảo thu đâỳ đủ. Đồng thời có kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế theo từng ngành đảm bảo chống gian lận thuế, gian lận thương mại, bình ổn thị trường.
Đặc biệt, sẽ điều hành ngân sách đảm bảo tiết kiệm, đúng chế độ, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh 90% hoạt động trực tuyến đối với công tác trong và ngoài nước. Đặc biệt, các khoản chi mua sắm sẽ kiên quyết cắt để phục vụ cho nhiệm vụ “kép”.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng:
Không điều chỉnh bất cứ một mục tiêu nào đã đề ra
6 tháng đầu năm 2020, Hải Phòng đã thực hiện mục tiêu “kép” đồng thời nghiêm túc thực hiên chỉ đạo về phòng chống dịch Covid-19. Đến nay, trên địa bàn TP chưa có ca dương tính với Covid-19 dù tại đây các phương tiện giao thông cũng như lao động từ các địa phương khác liên tục ra vào nội thành. Đây là sự cố gắng rất lớn của TP.
Tổng thu ngân sách của TP Hải Phòng 6 tháng đầu năm đạt trên 38 nghìn tỷ đồng (đạt trên 38% dự toán). Trong đó, thu nội địa đạt trên 13 nghìn tỷ đồng; thu thuế xuất nhập khẩu đạt trên 23 nghìn tỷ đồng.
Chi ngân sách địa phương đạt hơn 9 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt 58% kế hoạch được giao. Trong 2 tháng qua, có gần 20 công trình được khởi công khánh thành có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội của TP.
Về công tác hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, TP đã hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng. Nhóm hộ kinh doanh nhỏ lẻ sẽ nhận được hỗ trợ đầy đủ ngay trong tháng 7/2020.
Năm 2020 sẽ có nhiều khó khăn và thách thức đối với TP Hải Phòng. Tuy nhiên, TP quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao và không điều chỉnh bất cứ một mục tiêu nào đã đề ra.
Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ:
Quyết tâm phấn đấu thu đạt 100% kế hoạch Bộ Tài chính giao
6 tháng đầu năm, thu ngân sách trên địa bàn TP đạt 10.005 tỷ đồng (đạt 56,71% dự toán được giao). Trong đó, thu nội địa đạt 5.391 tỷ đồng (đạt 48,64% dự toán); thu xuất nhập khẩu được 410 tỷ đồng (đạt 46,4% so với dự toán).
Cũng trong 6 tháng đầu năm, TP Cần Thơ chi ngân sách đạt 6.772 tỷ đồng (tăng 28,9% so với cùng kỳ). Trong đó chi đầu tư từ ngân sách địa phương là 1.144 tỷ đồng và chi thường xuyên là hơn 2.000 tỷ đồng.
TP Cần Thơ cũng thực hiện quyết liệt việc chi ngân sách cho công tác phòng chống Covid-19
Thống kê 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP trên địa bàn đạt 1,43% - mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua. Nhìn chung, điều hành ngân sách còn gặp khó khăn, thu nội địa chỉ đạt hơn 48% so với dự toán Bộ Tài chính giao. Trong đó, có nhiều nguồn thu đạt thấp, dưới 50% dự toán, là chưa hoàn thành nhiệm vụ, do đó, cần có giải pháp phù hợp để đạt mục tiêu đề ra.
Mặc dù, lường trước những tháng cuối năm còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Cần Thơ quyết tâm phấn đấu thu đạt 100% kế hoạch Bộ Tài chính giao. Để đạt được mục tiêu đó, Cần Thơ sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp Bộ Tài chính đề ra; thực hiện rà soát các sắc thuế, đánh giá tác động các chính sách ưu đãi, đánh giá các khoản thu của năm 2020, đề ra các giải pháp để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách.
Nhiều địa phương thể hiện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2020
Tại hội nghị của Bộ Tài chính, tham luận của lãnh đạo một số địa phương như Thái Nguyên, Sơn La, Lâm Đồng, Ca Mau... cho thấy, các địa phương đều gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đều giảm so với cùng kỳ. Ví dụ như tại Thái Nguyên, thu ngân sách nhà nước 6 tháng giảm 11% so với cùng kỳ; Cà Mau tăng trưởng GDP trên địa bàn 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1,6% (thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, cùng kỳ năm 2019 đạt 6,36%), do đó cũng ảnh hưởng tới số thu ngân sách.
Tuy nhiên, đại diện các địa phương đều bày tỏ quyết tâm phấn đấu thực hiện cao nhất việc triển khai tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu ngân sách trên địa bàn, tập trung vào các khoản thu mới, tăng thu từ đất, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước đề ra.
Cùng với đó, nhiều lãnh đạo địa phương cũng cho biết, sẽ tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh phòng chống dịch, vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK