Các chỉ tiêu nợ đều trong giới hạn an toàn
Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công | |
Tính toán cẩn trọng nới trần bội chi, nợ công để ổn định kinh tế vĩ mô | |
Thận trọng với rủi ro nợ xấu và bảo đảm an toàn vốn |
Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai công tác năm 2022 của Cục QLN&TCĐN. |
Nợ công năm 2021 khoảng 43,7% GDP
Báo cáo tại Hội nghị, bà Nguyễn Xuân Thảo, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN) cho biết, năm 2021, công tác của Cục đã đạt được một số kết quả nổi bật.
Trước hết, Cục đã đảm bảo công tác tham mưu xây dựng chính sách, chế độ có chất lượng. Cùng với đó, tham mưu góp ý hoặc chủ trì xây dựng, hoàn chỉnh các kế hoạch, chiến lược, tầm nhìn, định hướng trung hạn về nợ công, kế hoạch vay, trả nợ, cho vay lại và bảo lãnh chính phủ giai đoạn 2021-2025 nhất quán với chính sách tài khóa, góp phần thực hiện thành công chính sách tài khóa giai đoạn 2021-2025; xây dựng kế hoạch vay, trả nợ hàng năm kịp thời, đảm bảo khuôn khổ điều hành, quản lý hiệu quả nợ công và hoạt động vay, trả nợ, cho vay lại và bảo lãnh chính phủ trong cả giai đoạn 2021-2025 và từng năm.
Cục QLN&TCĐN cũng đã kiên trì, chủ động trong công tác huy động vốn. Theo đó, đã tham mưu ký kết 12 hiệp định vay cụ thể với tổng trị giá 958,27 triệu USD. Hoàn thành đàm phán hoặc trao đổi kỹ thuật về 11 hiệp định vay khác với trị giá 924 triệu USD. Đồng thời, tham mưu trình Bộ để sửa đổi, gia hạn đối với 22 thỏa thuận khung và vay cụ thể. Kết quả huy động vốn thể hiện nỗ lực lớn của Cục trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19.
Trong năm 2021, Cục đã quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn vay. Tính đến thời điểm báo cáo, lũy kế giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài thuộc dự toán chi đầu tư công của NSTW ước đạt 13.795,28 tỷ đồng, bằng 26,76% kế hoạch, trong đó, bổ sung có mục tiêu cho NSĐP đạt 8.236,86 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 23,59%), giải ngân của các bộ, ngành TƯ là 5.558,42 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 33.41%).
Bên cạnh đó, công tác trả nợ nước ngoài và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ kịp thời, đầy đủ, đúng quy định; tăng cường công tác quản lý cho vay lại; công tác cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 9/11/2016 của Bộ Chính trị.
Bà Nguyễn Xuân Thảo cho biết, dự kiến đến cuối năm 2021, các chỉ tiêu nợ đều trong giới hạn an toàn được Quốc hội phê chuẩn. Cụ thể, nợ công khoảng 43,7% GDP; nợ Chính phủ khoảng 39,5% GDP; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 39,0% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN dưới 23%; chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (không bao gồm trả nợ gốc ngắn hạn) khoảng 6,3%.
Bà Thảo cho biết, năm 2022, Cục đề ra 6 nhóm nhiệm vụ để thực hiện Chương trình công tác của đơn vị gồm: nhóm nhiệm vụ kế hoạch và quản lý rủi ro; nhóm nhiệm vụ huy động vốn; nhóm nhiệm vụ giải ngân; nhóm nhiệm vụ quản lý bảo lãnh và cho vay lại; nhóm quản lý vốn viện trợ; xây dựng cơ sở dữ liệu, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin.
Quản lý hiệu quả vốn ODA, vốn vay nước ngoài là nhiệm vụ trọng tâm năm 2022
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Xuân Hà nhấn mạnh, trong năm qua, tập thể Cục QLN&TCĐN đã có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chương trình công tác đã đăng ký với Chính phủ và Lãnh đạo Bộ, đạt được kết quả toàn diện trên nhiều mặt.
Điểm lại những nội dung công tác lớn của Cục QLN&TCĐN, Thứ trưởng cho biết, trước hết, Cục QLN đã nỗ lực tham mưu giúp Bộ hoàn thiện cơ chế chính sách, phát hiện vướng mắc trong quá trình quản lý. Đơn cử như, chủ động báo cáo với Chính phủ sửa Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA và vốn vay nước ngoài, giúp tháo gỡ nhiều vấn đề.
Đồng thời, tích cực tham gia với Bộ KH&ĐT trong sửa đổi, ban hành nghị định mới thay thế Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nhà tài trợ nước ngoài, trong đó có nhiều quy trình, thủ tục, thẩm quyền, cơ chế tài chính đã hoàn thiện hơn.
Hai là, Cục đã thực hiện công tác QLN chủ động thông qua các công cụ nợ, theo đó, xây dựng Chiến lược nợ 2021-2030, xây dựng kế hoạch vay trả nợ công trung hạn 2021-2025, chương trình vay nợ trung hạn 3 năm, hạn mức cho vay lại năm 2021...
Trên cơ sở đó, Cục đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ quản lý nợ công hiệu quả, bền vững. Chỉ số nợ công/GDP, nợ CP/GDP cũng như hệ số thanh toán trả nợ trên ngân sách đã có cải thiện hơn so với năm ngoái.
“Điều này tạo ra dư địa cho chính sách tài khóa để có cơ hội tiêp tục thực hiện gói kích thích kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid -19. Điều này cũng được các tổ chức tín nhiệm đánh giá cao”, Thứ trưởng Trần Xuân Hà ghi nhận.
Cùng với đó, Cục đã phối hợp với các đơn vị chức năng, địa phương để giải ngân vốn ODA, vốn vay nước ngoài. Đến nay, tỷ lệ giải ngân còn thấp.... theo đó, cần rà soát lại quy trình, giải quyết đơn rút vốn, kiểm soát chi để làm sao tiếp tục tăng cường công tác giải ngân.
Thứ trưởng cũng ghi nhận, năm 2021, Cục đã thực hiện thanh toán đầy đủ, đúng hạn, kịp thời nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, kể cả nợ trực tiếp lẫn nghĩa vụ nợ dự phòng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, qua đợt giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vẫn còn hạn chế trong công tác quản lý vốn ODA, vốn vay nước ngoài.
Thứ trưởng yêu cầu cần tiếp thu để hoàn thiện, sửa đổi, khắc phục, đặc biệt là làm sao để quản lý vốn ODA, vốn vay nước ngoài hiệu quả, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Cục QLN trong năm 2022.
Trong năm tới, Thứ trưởng yêu cầu Cục QLN&TCĐN rà soát lại việc đàm phán các hiệp định khung và hiệp định vay cụ thể, trong đó, ngoài các điều kiện, điều khoản, cần lưu ý các khoản vay có điều kiện ràng buộc như điều kiện về đấu thầu hạn chế, về thuế.
Hai là, thẩm định các chương trình, dự án chặt chẽ, làm rõ sự cần thiết của các dự án, cơ chế tài chính đảm bảo hiệu quả. Cần có sự phối kết hợp với các đơn vị liên quan như Vụ Đầu tư, Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Chính sách thuế... để có ý kiến, đảm bảo các hiệp định ký kết đem lại hiệu quả. Thứ trưởng nhấn mạnh, nếu cần sẽ có quy trình nội bộ để phân công trách nhiệm.
Đồng thời, Cục QLN&TCĐN cần phối hợp với các bộ ngành để giải ngân vốn nhanh, tháo gỡ vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương, chủ dự án.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục QLN&TCĐN tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ để Bộ báo cáo cấp có thẩm quyền về các khoản bảo lãnh, vay về cho vay lại đang gặp vướng mắc để có biện pháp xử lý; rà soát để thanh toán trả nợ đúng hạn, nhất là nợ dự phòng; tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công tác quản lý vốn viện trợ không hoàn lại; đánh giá về khả năng huy động thêm nguồn lực cho gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Trần Xuân Hà, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục QLN&TCĐN cho biết, Cục sẽ rà soát lại để hoàn thành chương trình công tác năm 2022 sát với yêu cầu đổi mới quản lý chung của ngành, của lĩnh vực cũng như ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
Tin liên quan
Audi Q6 e-tron đạt điểm đánh giá cao nhất về an toàn
13:11 | 12/10/2024 Xe - Công nghệ
JICA hỗ trợ cải thiện môi trường nước và tình trạng ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh
19:31 | 30/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy mối quan hệ giữa hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đi vào chiều sâu
16:40 | 28/08/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK