Buôn lậu xăng dầu trên biển ngày càng phức tạp
![]() | Vì sao buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam gia tăng? |
![]() | “Nóng bỏng” tình trạng vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển |
![]() | Quảng Ninh: Tăng cường chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển |
![]() |
Các chủ phương tiện tàu cá dùng khoang chứa để vận chuyển trái phép xăng dầu. Ảnh: Việt Hoàn |
Biến tàu cá thành tàu chứa dầu
Theo nhận định của Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình hình buôn lậu xăng dầu có chiều hướng gia tăng ở các khu vực, địa bàn trọng điểm như: cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và “nổi sóng” nhất là vùng biển Tây Nam.
Thống kê từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, trong các đợt cao điểm đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá trên biển, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 58 vụ với 76 phương tiện và 407 đối tượng. Tang vật thu giữ 11.000 tấn than, hơn 2.000 tấn quặng titan, 30 container quặng đồng, gần 7 triệu lít dầu DO, gần 1,9 triệu lít xăng, gần 3.000m3 cát, gần 1,7 triệu bao thuốc lá, 250 tấn đường và nhiều loại hàng hoá khác. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và ước tính giá trị tang vật tịch thu hơn 300 tỷ đồng. |
Trong đó, từ cuối năm 2020, tình hình buôn lậu xăng dầu trên vùng biển Tây Nam có chiều hướng tăng so với cùng kỳ. Qua công tác điều tra, kiểm tra, phát hiện và bắt giữ, thủ đoạn các chủ phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ “biến” tàu cá thành tàu chứa xăng dầu lậu đã được lực lượng chức năng phát hiện. Đây được xem là một trong những thủ đoạn mới đang gây nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra và xử lý của các lực lượng chức năng.
Theo Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh pháp luật Cảnh sát biển, năm 2020, trước diễn biến của dịch Covid-19, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá trên biển, đặc biệt là tình hình vận chuyển, buôn lậu xăng dầu có những diễn biến phức tạp, hành vi phạm tội manh động, liều lĩnh. Trong đó, các tàu nghi vận chuyển hàng hoá trái phép có nguồn gốc nước ngoài luôn thường trực nguy cơ xâm phạm vùng biển Việt Nam để sang mạn trái phép hàng hoá.
Điển hình, trong tháng 5 và 6/2020, lực lượng Cảnh sát biển đã bắt giữ 2 vụ lớn có yếu tố nước ngoài vận chuyển tới 2.700m3 dầu DO. Cụ thể, ngày 14/7, trên vùng biển Tây Nam, lực lượng Cảnh sát biển đã kiểm tra, tạm giữ tàu nước ngoài có tên Diamond Z do ông Ye Min Htun, sinh năm 1977, quốc tịch Myanmar làm thuyền trưởng, có hành vi mua bán hàng hóa trái phép, trên tàu có 150.000 lít dầu không rõ nguồn gốc.
Qua công tác bắt giữ, hầu hết các đối tượng khi vận chuyển hàng hoá thường không mang theo hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, các đối tượng tìm đủ mọi cách để đối phó: hợp thức hoá chứng từ, hoá đơn; chuẩn bị sẵn lời khai, hồ sơ tài liệu của lô hàng để hợp thức hoá lô hàng. Có trường hợp chủ hàng kiên quyết không thừa nhận hành vi vi phạm, xúi giục thuyền viên không khai báo, hoặc chống trả, bỏ chạy, không chấp hành pháp luật khi bị phát hiện, kiểm tra. Hàng hoá của “một phi vụ” có số lượng lớn, giá trị lên tới nhiều tỷ đồng, do đó các đối tượng thường che giấu rất tinh vi. Chỉ tính riêng mặt hàng xăng dầu, theo các chuyên gia, ước tính mỗi năm Nhà nước thất thu hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí các loại do tội phạm buôn lậu mặt hàng xăng, dầu trên biển gây ra.
Qua thực tế các vụ việc được lực lượng Cảnh sát biển phát hiện, bắt giữ và xử lý, các đối tượng mua bán xăng dầu trên biển đều móc nối giao nhận dầu, tiền thông qua trung gian, hoạt động theo mô hình khép kín. Việc giao nhận dầu diễn ra trên biển nhưng việc giao nhận tiền lại được thực hiện khá tinh vi bài bản, người nhận tiền là người địa phương khác và chỉ sử dụng điện thoại bằng sim “rác” nên khi bắt giữ việc xác định chủ buôn lậu dầu, chứng minh yếu tố buôn lậu, xử lý vấn đề gặp nhiều khó khăn.
Điển hình, ngày 6/12/2020, lực lượng chức năng phát hiện tàu cá trên đang ở vùng biển về phía Tây Nam Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) khoảng 40 hải lý có biểu hiện khả nghi. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 5 thuyền viên (trong đó có người không giấy tờ tùy thân) cùng khoảng 100m3 dầu DO đang được chứa trong khoang chứa của tàu không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Làm việc với lực lượng chức năng, chủ tàu thừa nhận tàu ra khơi không phải để đánh bắt cá mà chở dầu đem bán cho các phương tiện khác lấy lãi.
Trước đó, ngày 5/12/2020, lực lượng BĐBP Sóc Trăng cũng phát hiện phương tiện tàu cá mang số hiệu TG 90959TS không đánh bắt thủy sản nhưng 5 hầm chứa cá đã được “hô biến” thành 5 hầm chứa chất tinh thể lỏng nghi là dầu DO và 2 bộ dụng cụ sang chiết dầu.
Phát hiện thủ đoạn mới
Thiếu tướng Trần Văn Nam cho biết, dự báo năm 2021, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá trên biển sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Đây cũng là năm được xác định sẽ có nhiều khó khăn khi tội phạm sử dụng phương thức, thủ đoạn đa dạng, hoạt động tinh vi trên nền thương mại điện tử trong các giao dịch, áp dụng các công nghệ cao vào hoạt động này ngày càng có tính chuyên nghiệp.
Do đó, để công tác đấu tranh với các loại hình tội phạm trên biển, đặc biệt đối với tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu đạt hiệu quả cao, lực lượng Cảnh sát biển đã đưa ra nhiều giải pháp.
Trong đó, lực lượng Cảnh sát biển sẽ tập trung nắm tình hình, chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá trên biển. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để phối hợp có hiệu quả với lực lượng chức năng trong phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu.
Tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ở các vùng biển trọng điểm; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp trong nắm, trao đổi tình hình, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để chủ động phát hiện, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển.
Lực lượng Cảnh sát biển cũng kiến nghị sửa đổi hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật nhằm nâng cao chế tài xử lý, đủ sức răn đe, phòng ngừa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Theo Thiếu tướng Trần Văn Nam, các đối tượng thường lắp đặt các thiết bị hiện đại trên tàu để xác định các phương tiện của lực lượng chức năng đến gần khu vực giao nhận hàng để nhanh chóng tẩu thoát khi nghi ngờ hoặc phát hiện... Việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa chủ yếu vào ban đêm để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Đồng thời, các đối tượng thực hiện việc mua bán, rồi đưa hàng hóa vào đất liền tiêu thụ và trực tiếp bán cho các chủ tàu cá. Tình trạng các chủ phương tiện đánh bắt hải sản biến những con tàu chở hải sản thành các con tàu chứa xăng dầu lậu nhằm trục lợi đang diễn ra phổ biến trên vùng biển Tây Nam. |
Tin liên quan

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao
19:00 | 15/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Xác lập chuyên án đấu tranh quyết liệt với tội phạm buôn lậu
10:50 | 15/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng
15:55 | 15/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Nửa năm, triệt phá 11.687 vụ thu giữ hơn 3 tấn và 1,7 triệu viên ma túy
15:28 | 15/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Nghệ An phá đường dây thu giữ 60 bánh heroin và 37 kg ma túy đá
16:11 | 14/07/2025 Hồ sơ

Thanh Hóa: Điều tra, khởi tố 170 vụ buôn lậu, hàng giả
14:04 | 14/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực II: Nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu qua cửa khẩu
13:02 | 14/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 9.919 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm
16:40 | 12/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vụ 235 kg bạc ở Lào Cai: Hồi chuông cảnh báo việc lợi dụng phương tiện xuất nhập cảnh để buôn lậu
09:53 | 12/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cảnh sát biển xử lý gần 650 vụ vi phạm pháp luật trên biển
11:22 | 11/07/2025 Hồ sơ

Chuyển Công an vụ kinh doanh xe máy điện có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIJIA
11:18 | 11/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế - Nhiều người nổi tiếng bị khởi tố
11:00 | 11/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực VIII tham mưu hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu
09:51 | 11/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vụ vận chuyển trái phép 235 kg bạc ở biên giới Lào Cai được triệt phá thế nào?
09:39 | 11/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới
21:50 | 10/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Hải quan Bắc Giang tăng thu từ máy móc, thiết bị nhập khẩu

Thuế Hải Phòng chuyển đổi số toàn diện các quy trình quản lý

Hải quan Tân Thanh: Ổn định bộ máy, không làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp

Hải quan khu vực III thu ngân sách khởi sắc, đạt hơn 41.000 tỷ đồng

Đồng bộ chuyển đổi tên gọi, chức danh và thẩm quyền trong hệ thống thuế

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Hà Nội tung gói hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Động lực tăng trưởng đang thay đổi cục diện ngành Thép

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Chính sách miễn, giảm thuế cho hãng vận tải nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thu hồi dược liệu Cam thảo không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số

Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

Ra mắt Sổ tay hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Bất động sản Hải Phòng đang là tâm điểm đầu tư mới
