Bữa ăn học đường: Bao giờ chấm dứt những vụ ngộ độc tập thể?
TPHCM siết an toàn thực phẩm học đường | |
22 học sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột sau bữa ăn ở trường | |
Chương trình sữa học đường sẵn sàng các phương án cho ngày tựu trường năm học mới |
Chỉ trong vòng vài ngày đầu tháng 9 trên địa bàn huyện Đông Anh ghi nhận 2 ca ngộ độc thực phẩm tại trường học. Ảnh: Thu Trang |
Ngộ độc liên tiếp xảy ra
Chỉ trong vòng vài ngày đầu tháng 9/2020 trên địa bàn huyện Đông Anh, TP Hà Nội xảy ra hai vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tiểu học Tiên Dương, xã Tiên Dương và trường Tiểu học Lê Hữu Tựu, xã Nguyên Khê, khiến nhiều học sinh phải nhập viện với các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, sốt nhẹ.
Kiểm tra tại cơ sở cung cấp suất ăn Vũ Quỳnh (địa chỉ: Số 65, thôn Trung Oai, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh) cung cấp suất ăn sẵn cho trường Tiểu học Tiên Dương, cơ quan chức năng phát hiện nguồn nước giếng khoan đã lọc để chế biến thực phẩm nhưng chưa xuất trình được xét nghiệm; thiếu lưới phòng, chống côn trùng, động vật gây hại, có côn trùng xâm nhập. Nhà vệ sinh bố trí bên trong nhà kho.
Về nguyên nhân của hai vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội, theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, nguyên nhân bước đầu được xác định là do nhiễm vi sinh.
“Qua vụ việc này, Chi cục đề nghị tất cả trường học trên địa bàn Hà Nội quan tâm và tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường học, lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuyên môn, nhằm bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho các em học sinh”, ông Tuấn nêu.
Sự việc tại Hà Nội chưa kịp lắng xuống, thì ngày 12/9, Bệnh viện quận 2, TPHCM tiếp nhận 8 học sinh trường Tiểu học Bình Trưng Đông có biểu hiện sốt, đau bụng, tiêu chảy. Sáng 13/9, 20 học sinh có biểu hiện tương tự tiếp tục được đưa vào bệnh viện để kiểm tra, theo dõi sức khỏe. Sau khi điều tra, cơ quan chức năng quận 2 nghi ngờ bánh su kem sử dụng trong bữa ăn là nguyên nhân gây ra sự cố an toàn thực phẩm nêu trên.
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, hiện trên địa bàn TP Hà Nội, các trường tiểu học đều ký kết hợp đồng với một DN chuyên cung cấp suất ăn. Tuy nhiên, việc kiểm soát nguồn thực phẩm là khó khăn chung của các cơ sở giáo dục bởi chỉ bằng mắt thường sẽ khó phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn, đâu là thực phẩm không an toàn.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra, giám sát bữa ăn học đường ở nhiều nơi vẫn mang tính hình thức, thiếu khách quan. Liệu đơn vị cung cấp thực phẩm có cung cấp đúng thực phẩm bảo đảm an toàn, đạt tiêu chuẩn như cam kết với nhà trường và phụ huynh hay không thì không thể biết được.
Bà Dương Thị Lan Phương, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Hữu Tựu, Đông Anh thừa nhận, thực phẩm dùng để chuẩn bị bữa trưa bán trú của học sinh đều được giao nhận tươi sống vào mỗi buổi sáng nhưng không sử dụng thiết bị nào hỗ trợ kiểm định chất lượng.
“Mỗi sáng, đích thân tôi cùng một số đại diện ban phụ huynh học sinh sẽ có mặt để kiểm tra quá trình giao nhận thực phẩm. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ có thể nhận định mức độ tươi sống của thực phẩm bằng mắt thường, dùng tay cảm nhận và dùng chính kinh nghiệm nội trợ của bản thân”, bà Phương nêu.
Còn theo lời một Hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội, dù đã ký hợp đồng cung cấp thực phẩm với các DN cung cấp thực phẩm nhưng lãnh đạo nhà trường và ban phụ huynh vẫn thường xuyên phải kiểm soát thực phẩm hàng ngày hoặc đột xuất. “Bên cạnh đó, nhân viên nấu ăn thường xuyên được nhắc nhở, cập nhật kiến thức phòng chống ngộ độc thực phẩm, nếu lơi là sẽ rất có khả năng xảy ra ngộ độc tập thể”, vị Hiệu trưởng này cho biết.
Ngoài lo lắng về nguồn nguyên liệu thì một nguy cơ mà các bếp ăn trường học phải đối diện là DN cung ứng ở xa bếp ăn tập thể, khó kiểm soát được thực phẩm đầu vào, thời gian vận chuyển thức ăn từ nơi nấu đến nơi sử dụng dài, nếu phương tiện vận chuyển không bảo đảm cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm, thậm chí gây hư hỏng.
Kiểm soát ra sao?
Dù an toàn bếp ăn trường học đã sớm được cảnh báo, tuy nhiên vẫn có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra do vậy để đảm bảo an toàn cần nhiều giải pháp đồng bộ.
Theo ý kiến của ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, tại các cơ sở giáo dục hiệu trưởng hoặc người chịu trách nhiệm bếp ăn phải có cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh. Các đơn vị làm việc và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương về công tác giám sát an toàn thực phẩm trong trường học.
Cũng theo ông Phong, các trường học có bếp ăn tập thể phải thực hiện nghiêm túc hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ với các đơn vị cung cấp suất ăn bán trú và đơn vị cung ứng thực phẩm, rau an toàn. Ngoài ra, các trường nên phát huy vai trò giám sát thường xuyên và đột xuất của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú, giám sát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm của nhà cung cấp, quy trình phân chia và định lượng suất ăn.
“Mặt khác, các trường học nên nghiêm túc thực hiện việc lưu mẫu thức ăn, sổ kiểm thực 3 bước theo đúng quy định. Việc làm này sẽ giúp truy xuất được nguồn gốc thực phẩm khi cần. Ngoài ra, bất cứ sản phẩm nào mà ban phụ huynh hay nhà trường nghi ngờ về chất lượng đều có thể lưu lại, báo cáo cơ quan chức năng để có hỗ trợ xét nghiệm kiểm tra”, ông Phong nêu.
Đặc biệt, theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, với vấn đề an toàn thực phẩm Cục có bộ phận tiếp nhận thông tin 24/24 giờ hàng ngày tại các đường dây nóng, do đó phụ huynh có thông tin "thực phẩm bẩn" có thể gọi tới các đường dây nóng, Cục sẽ thanh tra đột xuất ngay và có thể sẽ đến trực tiếp tại trường để kiểm tra mà không thông qua địa phương.
Về phía TP Hà Nội, theo ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, tại các trường học có bếp ăn tập thể phải thực hiện nghiêm túc hợp đồng với các đơn vị cung cấp suất ăn bán trú và đơn vị cung ứng thực phẩm, rau an toàn.
Nhà trường cần thường xuyên phối hợp với hội cha mẹ học sinh, ban giám sát an toàn thực phẩm, công đoàn kiểm tra, theo dõi thường xuyên, đột xuất nguồn gốc thực phẩm, khâu vệ sinh, chất lượng bữa ăn cho học sinh tại bếp ăn cung cấp suất ăn bán trú nhằm hạn chế tối đa tình trạng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, an toàn.
“Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn trong việc kiểm tra, xử lý sai phạm; công khai danh tính đơn vị sai phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng”, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết.
Tin liên quan
Ngộ độc thực phẩm
07:38 | 10/05/2024 Người quan sát
Lo lắng bữa ăn học đường
08:33 | 19/10/2023 Người quan sát
TPHCM siết an toàn thực phẩm học đường
15:47 | 16/09/2020 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng TW Đảng
09:21 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics