Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Chúng ta quá dễ dãi trong chuyện cung cấp thông tin cá nhân
3 thủ tục của Bộ Thông tin và Truyền thông sắp thực hiện chính thức qua NSW | |
Lộ thông tin cá nhân và những “quả đắng” | |
"Giữ chặt" thông tin cá nhân, tránh bị lợi dụng mã số thuế |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trên nghị trường sáng 8/11. |
Nên có Luật Bảo vệ thông tin đời tư bí mật cá nhân?
Đăng ký chất vấn trong lượt đầu tiên, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) nhìn thẳng vào một vấn đề đang nổi cộm hiện nay là quyền riêng tư của con người.
“Theo Hiến pháp quy định, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều báo chí thông tin trên mạng khai thác quá mức cần thiết thông tin đời tư, gây bất lợi, thiệt hại về kinh tế, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng các cá nhân. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, thực trạng pháp luật về quản lý báo chí thông tin, điều chỉnh vấn đề này như thế nào? Nên chăng cần có Luật Bảo vệ thông tin đời tư bí mật cá nhân, một trong những quyền cơ bản được hiến định trong tình hình bùng nổ thông tin hiện nay hay không?” – bà Thủy đặt câu hỏi.
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, nguyên nhân rất đơn giản là vì chúng ta quá dễ dãi trong chuyện cung cấp thông tin cá nhân.
Bộ trưởng đưa ra ví dụ, vài ngày trước, Bộ trưởng đi làm kính ở ngoài hàng thì được cửa hàng đề nghị cung cấp một loạt thông tin cá nhân như: tên, địa chỉ, số điện thoại, nghề nghiệp; đi mua sắm ở siêu thị, cũng được yêu cầu điền tất cả thông tin cá nhân vào đơn để làm thẻ giảm giá...
Bên cạnh đó, hiện chúng ta mới chỉ có một quy định pháp luật về những doanh nghiệp sở hữu thông tin cá nhân của người sử dụng như thế nào, được phép sử dụng vào việc gì, cái gì cần phải xin phép khách hàng, người sử dụng thì mới được công bố. Bộ trưởng cho rằng, cần phải có một Nghị định về bảo vệ thông tin cá nhân. Hiện nay, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ xây dựng dự thảo Nghị định này.
Chưa hài lòng với câu trả lời này, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy giơ bảng tranh luận. Bà nói: “Bộ trưởng mới nói đến nguyên nhân có vẻ như rất đơn giản. Tuy nhiên, đại biểu muốn Bộ trưởng cho ý kiến về vấn đề hành lang pháp lý trong việc quản lý thông tin khi đưa thông tin cá nhân bí mật đời tư lên báo chí. Theo Bộ trưởng thì quy định pháp luật nào để bảo vệ các thông tin bí mật cá nhân về đời tư?”
Đại biểu cũng yêu cầu Bộ trưởng nói rõ khi nào Chính phủ sẽ trình QH ban hành các quy định về pháp luật bảo vệ thông tin bí mật cá nhân về đời tư theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Hiến pháp năm 2013?
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay, Luật Báo chí có quy định các hành vi vi phạm, điều cấm, có nghĩa là chúng ta xử phạt được. Trong năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý 3 vụ liên quan đến báo chí khai thác quá sâu thông tin đời tư, cá nhân. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, giải pháp cho vấn này vừa là vấn đề luật pháp vừa là vấn đề tuyên truyền giáo dục.
Bộ trưởng cho rằng, chúng ta cần hẳn một Bộ Luật về vấn đề này. Các quốc gia trên thế giới đều có bộ luật về bảo vệ thông tin cá nhân. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho Bộ.
Phải nghĩ đến đời sống của anh em báo chí
Về giải pháp căn cơ, Bộ trưởng cho rằng, chỉ có thể hạn chế và quản lý rủi ro bởi có rất nhiều vấn đề tồn tại nhiều năm nay rồi. Một giải pháp nữa Bộ trưởng rất đồng tình với đại biểu là phải nghĩ đến chuyện đời sống của anh em báo chí. Bộ trưởng cho biết, cá nhân ông thực sự rất trăn trở với vấn đề này.
Hiện có khoảng 41.000 người sống bằng nghề báo chí. Trước đây, tổng nguồn thu từ quảng cáo là cỡ khoảng 26.000 tỷ đồng, bây giờ chỉ còn cỡ khoảng 13.000 tỷ đồng vì một nửa rơi vào các mạng xã hội nước ngoài, tức là nguồn thu giảm một nửa.
Trong Luật quy định, cơ quan chủ quản phải đảm bảo điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí, nhưng nhiều cơ quan chủ quản cũng buông lỏng cho “anh em tự bơi”, thực sự khó khăn.
“Đúng là giải pháp mà chúng ta phải nghĩ đến nhìn dưới khía cạnh rất con người, tức là để cho anh em báo chí sống được. Tôi nghĩ ở đây có trách nhiệm của cơ quan chủ quản phải bảo đảm điều kiện hoạt động, bảo đảm cho anh em có thể sống bằng nghề” – Bộ trưởng chia sẻ.
Ông cũng cho hay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, có nguồn hàng năm để đặt hàng báo chí, tức là Nhà nước phải đặt hàng cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị, hiện nay cơ chế chưa làm được.
“Tôi nhận trách nhiệm này. Nếu mà nhìn ra, có vẻ như bảo hộ ngược, tức là các công ty truyền thông nước ngoài, các nền tảng xã hội nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không đóng thuế và luật pháp không tuân thủ nghiêm minh. Trong khi đó, mình thì thuế đóng, tuân thủ luật pháp nghiêm minh. Câu chuyện thực thi pháp luật đối với các nền tảng xã hội nước ngoài cũng là việc phải làm để tránh chuyện bảo hộ ngược” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo chí cũng là một phần của môi trường kinh doanh
14:30 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK