Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đã rất tiết kiệm cho chi thường xuyên
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số ý kiến tại Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng
Nhắc lại nhận xét của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương VIII vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, 9 tháng qua, kinh tế nước ta vẫn tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài và bội chi ngân sách được kiểm soát. Các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững.
Về chính sách tài khóa, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, Chính phủ đang thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, có nghĩa là chính sách tài khóa thâm hụt thì phải giảm thuế nhưng vẫn tăng chi ngân sách. Với bội chi thấp hơn thì trong 3 năm vừa qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và Quốc hội giảm, giãn thuế đối với các loại thuế. Theo đó, năm 2021, giảm, giãn được khoảng 132.400 tỷ đồng; năm 2022 giảm, giãn được 233.000 tỷ đồng; năm nay dự kiến khoảng 200.000 tỷ đồng. Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là một nỗ lực rất lớn nên sau khi giảm thuế thì phải làm thế nào để có tiền tiếp tục giữ cán cân tài khóa, trong khi đó phải đưa vào nền kinh tế 347.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 43 về chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Về dự toán thực hiện ngân sách năm 2023, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, đến ngày 30/10/2023, thu ngân sách đã đạt 85% kế hoạch 1,36 triệu tỷ đồng. Bộ trưởng cho rằng, thu từ tiền đất chỉ đạt gần 58% tổng thu và khoản thu từ dầu thô còn rất nhỏ, nên thu ngân sách chủ yếu từ vai trò của sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là thu nội địa.
Trước ý kiến của một số đại biểu Quốc hội cho rằng không vướng pháp luật, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, nếu hoàn thiện pháp luật tốt thì tăng trưởng của nước ta sẽ mạnh hơn, nền kinh tế bền vững hơn và doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng cần hoàn thiện pháp lý về đầu tư công. Ảnh: Quochoi.vn |
Đề cập về vấn đề giải ngân đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đến nay mới giải ngân được 57% theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, còn nếu theo cả Quyết định của Thủ tướng và các địa phương thì chỉ giải ngân được 52%.
Do đó, theo Bộ trưởng, vấn đề đặt ra là tại sao giải ngân thấp như vậy trong khi nền kinh tế đã khát vốn. Bộ trưởng cho rằng, nguyên nhân có phải do vướng mắc từ đầu tư công trong Luật Đầu tư công hay không. Bởi nếu không sửa Luật thì sẽ tiếp tục bàn mãi về vấn đề đầu tư công chậm, chẳng hạn, muốn điều chỉnh danh mục công trình hay điều chuyển vốn từ dự án này sang dự án khác cũng phải ra Quốc hội… Nhiều gói đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm đến nay vẫn chưa giao được vốn.
“Luật Đầu tư công phải mở ra, phải đa dạng hóa nguồn vốn, cân đối được tài khoá và quy định về trình tự, thủ tục. Sắp tới có thể sửa Luật Ngân sách thì đưa vào một chương riêng phù hợp về chi thường xuyên và chi đầu tư. Vì thế, vướng mắc về pháp luật là có và chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Chi đầu tư không được để lãng phí, phải hiệu quả
Về dự toán ngân sách năm 2024, theo Bộ trưởng, đây cũng là nỗ lực lớn của Chính phủ và Quốc hội khi Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VIII đưa ra phải tăng trên 5%. Hiện có 2 khoản thuế được giảm là thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu và gói thuế GTGT từ 10% xuống 8%. Như vậy, nếu tính cả hai khoản thuế này vào thì sẽ tăng được 8,46% so với ước thực hiện của năm 2023 và so với dự toán của năm 2023.
Về chi ngân sách, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết đã bố trí chi xây dựng cơ bản hay chi đầu tư công 677.300 tỷ đồng, chiếm 32% trong tổng chi ngân sách, thực hiện đúng chủ trương của Trung ương. Đồng thời bố trí đủ để nâng lương cơ sở và thực hiện Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách tiền lương.
Trước ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về giảm chi thường xuyên, Bộ trưởng Bộ Tài chính lại nêu quan điểm ngược lại là phải giảm chi đầu tư, phải tiết kiệm trong đầu tư, đầu tư không được để lãng phí, đầu tư phải có hiệu quả, không để thất thoát. Còn chi thường xuyên, các bộ ngành đã tiếp khách và đi công tác rất ít, theo tính toán, có những bộ ngành riêng tiền lương, phụ cấp lương chiếm trên 66%, không có gì để tiết kiệm.
“Chúng ta đã rất tiết kiệm trong vấn đề chi thường xuyên, chủ yếu là phục vụ cho con người, lương và phụ cấp lương”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Làm rõ các ý kiến của đại biểu liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, cần cải cách về phân bổ, tức là phân bổ về cho tỉnh để tỉnh phân bổ cho các huyện làm và quy định chi đầu tư chỉ chi công trình hạ tầng kỹ thuật, còn lại đưa vào chi thường xuyên. Trung ương, các bộ, ngành theo mục tiêu sẽ tiến hành kiểm tra.
Với vấn đề “nóng” được cử tri và doanh nghiệp quan tâm, Bộ trưởng thông tin, hiện đã hoàn được 92%, chỉ còn giải quyết 14.857 hồ sơ, đang giải quyết 534 hồ sơ với 9.154 tỷ đồng nữa.
“Điều kiện hoàn thuế là phải có hóa đơn GTGT, có chứng từ chuyển tiền; đối với các công ty xuất nhập khẩu thì có thêm hợp đồng, chứng từ và tờ khai hải quan. Chúng tôi đã xác minh ở cơ quan thuế của nước ngoài là doanh nghiệp không tồn tại thì hợp đồng bị vô hiệu, sẽ không được hoàn thuế”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay.
Về kiến nghị giảm thuế GTGT cho tất cả ngành hàng, theo Bộ trưởng, nếu giảm nhiều quá cũng gây áp lực lên ngân sách.
Quản lý, điều hành ngân sách có nhiều kết quả tích cực Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu Quốc hội thống nhất năm 2023 từ đầu nhiệm kỳ đến nay, bối cảnh thế giới và kinh tế - xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến thu, chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước có nhiều kết quả tích cực. Nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế được thực hiện để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu tăng dần, cơ cấu chi tiếp tục dịch chuyển tích cực, các nhiệm vụ chi cho an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng cơ bản được đảm bảo. Công tác quản lý nợ công có nhiều tiến bộ, các chỉ tiêu an toàn nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong mức trần và ngưỡng an toàn, Quốc hội cho phép thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn để hoàn thành các nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2023, dự toán năm 2024 và kế hoạch 5 năm. Các đại biểu Quốc hội tham gia nhiều ý kiến để hoàn thiện về thể chế thu, chi ngân sách, cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước. |
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics