Bỏ tính giá điện lũy tiến 6 bậc sẽ không còn tiền điện vọt tăng?
Theo EVN, nắng nóng kéo dài làm cho điện tiêu thụ của các hộ gia đình tăng cao dẫn đến tiền điện tăng. Ảnh: EVN |
Dùng nhiều điện thì mất nhiều tiền
Xung quanh câu chuyện hoá đơn tiền điện tăng cao trong tháng 5 và tháng 6, trong thông cáo báo chí phát đi ngày hôm nay, 23/6, EVN nêu rõ, số liệu thống kê cho thấy, đã có tới hơn 3,1 triệu khách hàng sinh hoạt trên tổng số 26 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước (tương đương khoảng 11,92% khách hàng) có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4.
Theo số liệu thống kê mới đến ngày 20/6, đã có tới hơn 7,22 triệu khách hàng sinh hoạt (chiếm 27,77% khách hàng) có mức tiêu thụ điện cao hơn 30% so với tháng 5 (gấp 2,33 lần so với tháng 5).
Riêng đối với điều hòa nhiệt độ, theo chuyên gia kỹ thuật, khi nhiệt độ ngoài trời tăng thêm 10 độ C, lượng điện tiêu thụ của điều hòa tăng từ 2% đến 3%. Nếu nhiệt độ ngoài trời tăng thêm 5 độ C, lượng điện tiêu thụ của điều hòa tăng thêm 10%.
Do đó, mặc dù thời gian sử dụng điều hòa không đổi nhưng khi nhiệt độ môi trường tăng và nhiệt độ trong phòng vẫn đặt ở mức không thay đổi thì lượng điện tiêu thụ của điều hòa vẫn tăng lên rất nhiều. Đối với với các hộ gia đình có sử dụng máy lạnh/máy điều hòa nhiệt độ, việc sử dụng điện tăng lên đột biến và kèm theo đó chi phí sử dụng điện cũng tăng theo.
Riêng vấn đề ghi sai chỉ số công tơ điện, theo EVN, ngay sau khi cơ quan báo chí phản ánh về các trường hợp ghi sai chỉ số công tơ điện tại Hải Dương, Quảng Bình, Quảng Ninh…, EVN đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực kiểm điểm và xử lý kỷ luật nghiêm Giám đốc đơn vị và cá nhân liên quan việc ghi sai chỉ số công tơ mà không phát hiện được khi thực hiện công tác ghi, kiểm tra, phúc tra chỉ số.
Biểu giá bán lẻ điện lỗi thời
Xung quanh câu chuyện tiền điện vọt tăng những tháng gần đây, một chuyên gia trong lĩnh vực điện phân tích, lý do còn xuất phát từ việc biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang đã lạc hậu.
Cụ thể, hiện giá điện được tính theo 6 bậc. Bậc 1 (từ 50kWh trở xuống) có mức giá thấp nhất là 1.678 đồng/kWh, còn bậc 6 (từ 401kWh trở lên) là bậc cao nhất có mức giá tăng gần gấp đôi là 2.927 đồng/kWh.
Cho nên, khi khách hàng sử dụng từ 401kWh trở lên, dù sản lượng điện không tăng gấp đôi so với tháng trước đó nhưng phần vượt 401kWh phải chịu giá cao khiến hóa đơn tiền điện phải chịu mức giá tăng khá “sốc”.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt giảm xuống còn 5 bậc, những hộ dùng trên 701kWh phải chịu mức giá cao nhất. Còn các hộ sử dụng dưới mức này tiền điện không tăng hoặc giảm.
"Bộ Công Thương nên đẩy nhanh việc đưa vào thực hiện biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới này, không nên trì hoãn thêm vì đời sống người dân đã khác trước nhiều, chỉ dùng trên 401kWh đã phải chịu giá cao là không hợp lý", vị chuyên gia này cho hay.
Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) bày tỏ quan điểm, giá điện bậc thang theo tháng có hệ quả không mong muốn là gây ra chênh lệch giữa các tháng.
Ngày trước khi nhu cầu sử dụng điều hoà nhiệt độ của người dân chưa cao, sự chênh lệch giữa các tháng không quá lớn, ít người để ý. Tuy nhiên hiện nay, sự khác biệt giữa các tháng nóng và lạnh là rất lớn.
Hệ quả này cần được cân nhắc kỹ, có giải pháp là tính tiền điện theo năm. Ví dụ, hiện biểu giá luỹ tiến với các mức là 100kWh, 200kWh... mỗi tháng thì đổi thành 1.200kWh, 2.400kWh... mỗi năm.
"Điều này sẽ giúp loại bỏ sự khác biệt giữa tháng nóng và lạnh. Tiền điện vẫn có thể được thu theo tháng để bảo đảm dòng tiền, số tiền thu mỗi tháng là tạm tính, dựa trên số liệu năm trước đó; đến cuối năm chốt số, ghép vào bậc thang rồi quyết toán, thừa thiếu sẽ xử lý sau. Đây là phương pháp mà nhiều nước ở EU đang áp dụng", ông Đức nói.
Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, việc hóa đơn tiền điện tăng cao phải nhìn nhận từ hai phía, người dân và ngành điện.
Cụ thể, người dân phải chú ý kiểm soát lượng điện tiêu thụ. Còn về phía ngành điện, vừa qua cũng có hiện tượng hóa đơn tăng cao do nhân viên điện lực ghi số không chuẩn. Việc này là có và thường xảy ra ở những điện lực địa phương, ở những huyện, xã xa trung tâm.
Tin liên quan
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10
19:11 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hài hòa lợi ích trong giá điện
07:31 | 28/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics