Bắt tay để Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh
Mở đường xuất khẩu cho nông thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long | |
Tháo “vòng kim cô” an ninh lương thực cho Đồng bằng sông Cửu Long |
Hoạt động xuất nhập khẩu tại Cảng Cái Cui, TP Cần Thơ. Ảnh: Khánh Nam |
Với nhận thức rằng liên kết là chìa khoá quan trọng, là xu thế tất yếu, giúp các địa phương nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, hai địa phương láng giềng ở thượng nguồn sông Mê Kông là Đồng Tháp và An Giang đã quyết định bắt tay nhau trong một mô hình hợp tác mới để khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng, lợi thế và giá trị tài nguyên sẵn có của hai bên. An Giang và Đồng Tháp đã ký kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025.
PGS. TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TPHCM: ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn lao trong quá trình phát triển. Một mặt, đồng bằng phải đối diện với những thách thức về mặt suy thoái môi trường, tác động của biến đổi khí hậu. Mặt khác, ĐBSCL phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân, sống “thuận thiên”, thích ứng với sự thay đổi môi trường và biến đổi khí hậu. Do vậy, tìm kiếm các mô hình phát triển kinh tế phù hợp cho nông nghiệp vùng ĐBSCL là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong khi đó, ĐBSCL có tiềm năng lớn về gia tăng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp từ các giải pháp kinh tế tuần hoàn, bao gồm việc tận dụng và giảm thiểu các nguồn đầu vào, xử lý và tái chế chất thải và nước thải, cũng như tận dụng phụ phế phẩm để gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Việc đẩy mạnh áp dụng các giải pháp và mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết các các thách thức của ĐBSCL liên quan nhiều khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp, như ô nhiễm từ việc sử dụng hóa chất đến việc giảm ô nhiễm môi trường và góp phần gia tăng giá trị sử dụng từ phụ phế phẩm và chất thải. PGS. TS Nguyễn Phú Son, Đại học Cần Thơ: Để cải thiện và phát huy hệ thống hạ tầng giao thông của ĐBSCL, cần phát triển hệ thống cảng, đặc biệt là cảng biển nước sâu chung cho vùng ĐBSCL; hoàn thiện hệ thống giao thông thuỷ nội địa; hoàn thiện các công trình đường bộ. Ngoài ra, cần phát triển hệ thống vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ logistics cho các DN logistics tại ĐBSCL, cần tập trung cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho ngành logistics tại vùng ĐBSCL. Đồng thời có cơ chế khuyến khích thành lập DN logistics và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ logistics cho các DN. Đặc biệt, cần xây dựng Trung tâm logistics tại vùng ĐBSCL với sự hội tụ đầy đủ các dịch vụ từ đóng container, kho bãi, kho lạnh, cầu cảng, kết nối tàu quốc tế (nội Á và châu Âu, Mỹ), dịch vụ ngoại quan... Việc xây dựng trung tâm này cần tính toán đến phân luồng hàng hóa nông sản theo tam giác kinh tế. Bên cạnh đó, để cắt giảm chi phí và thuận lợi trong điều tiết, vận hành thì cần có sự gắn kết giữa Trung tâm Logistics và cảng nước sâu. |
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết, đây sẽ là bước mở đầu cho các hoạt động hợp tác thực chất, hiệu quả giữa hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang trong các lĩnh vực như: hợp tác phát triển liên kết vùng, quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; hợp tác đề xuất xây dựng cơ chế chính sách phát triển chung cho các tỉnh trong vùng và cho vùng; hợp tác phát triển quy hoạch, cơ chế chính sách, đầu tư khu vực biên giới. Bên cạnh đó là các hợp tác phát triển logistics, công nghiệp chế biến, xúc tiến thương mại; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản và các lĩnh vực khác.
Để cụ thể hoá chương trình hợp tác này, Đồng Tháp đã đẩy nhanh công tác thực hiện quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, khẩn trương triển khai thực hiện các liên kết vùng theo định hướng của Chính phủ nhằm đầu tư kết nối trục phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, chú trọng đẩy mạnh liên kết hợp tác, phát triển hạ tầng giao thông kết nối với các vùng trọng điểm về kinh tế như TPHCM, vùng Đông Nam Bộ… Trong đó, tỉnh đang khẩn trương triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu. Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp cũng khai thác tối đa lợi thế nông nghiệp nhằm phát triển có hiệu quả sản xuất nông sản, thủy sản gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm cho địa phương và cả vùng ĐBSCL.
Ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết tỉnh này đang triển khai 3 dự án quy mô lớn nhằm tăng cường kết nối liên vùng giữa Bến Tre và các tỉnh duyên hải phía Đông vùng ĐBSCL, qua đó tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, Dự án Tuyến động lực ven biển tỉnh Bến Tre, kết nối giữa các tỉnh Bến Tre - Tiền Giang - Trà Vinh có tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn ODA và ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện giai đoạn 2023 - 2030. Mục tiêu nhằm tạo hành lang kinh tế ven biển, sắp xếp dân cư, phát triển kinh tế biển, như năng lượng tái tạo, đánh bắt nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch biển. Cùng với đó, Dự án cầu Đình Khao bắc qua sông Cổ Chiên kết nối tuyến đường bộ Bến Tre - Vĩnh Long, có tổng vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), thời gian thực hiện từ năm 2023 - 2027.
Ngoài ra, Bến Tre cũng đang tập trung hoàn thiện dự án cầu Rạch Miễu 2 bắc qua sông Tiền cùng tuyến đường bộ 17 km kết nối giữa tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, tạo hành lang kinh tế song song với Quốc lộ 60, Quốc lộ 57 với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long. Dự án có tổng mức đầu tư 6.400 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2022 - 2025.
Ngoài việc kết nối phát triển hạ tầng của các địa phương, mới đây, 5 địa phương gồm: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ và TPHCM cùng với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA) đã ký kết thoả thuận hợp tác nhằm nâng cao năng lực cho doanh nông và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Cùng với đó, Trung tâm tư vấn hướng nghiệp hỗ trợ khởi nghiệp Đại học Cần Thơ đại diện cho các DN khởi nghiệp cũng đã ký kết thoả thuận với Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao và 4 DN để hình thành một trung tâm với mục đích giúp các DN khởi nghiệp, DN nhỏ biến ý tưởng kinh doanh thành sản phẩm đưa ra thị trường. 4 DN tham gia ký kết gồm: Công ty CP Vinamit, Công ty Rynan Technologies Vietnam, Công ty CP Cơ khí Bùi Văn Ngọ và Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Việt Đức.
Những cú bắt tay kể trên kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi lịch sử cả về hạ tầng, logistics, cũng như điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp tại ĐBSCL. Qua đó tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này sẽ được khai thác tốt hơn để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, biến ĐBSCL thành vùng kinh tế năng động, phát triển.
Tin liên quan
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics