Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong cuối quý 2/2021 và đầu quý 3/2021 ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ảnh: N.Thanh |
Tác động tiêu cực từ đợt dịch thứ 4
Có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2021, nhưng diễn biến phức tạp trước tình trạng lây lan của dịch bệnh trong cuối quý 2/2021 và đầu quý 3/2021 ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân, cũng như quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, cũng như đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Đánh giá về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng Khoa Tài chính trường Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng, so sánh bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam tại thời điểm này của năm 2021 so với năm 2020 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhiều điểm khác biệt do bối cảnh dịch bệnh. Đó là bên cạnh sự nguy hiểm của biến chủng Delta thì dịch bệnh lần này đã tấn công vào những trung tâm kinh tế sản xuất công nghiệp, đến những tỉnh thành sở hữu những khu công nghiệp quan trọng đóng vai trò mấu chốt trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị như Bắc Ninh và Bắc Giang, và mới đây là tấn công vào đầu tàu kinh tế của cả nước – TPHCM - nơi đóng góp 1/3 vào ngân sách nhà nước, với vai trò là đầu kéo. Cùng với việc đầu kéo cho nền kinh tế đang bị tấn công dữ dội thì tất nhiên đoàn tàu kinh tế Việt Nam sẽ bị chậm lại.
“Để duy trì được động lực tăng trưởng kinh tế, theo tôi dù chúng ta chống dịch nhưng phải đảm bảo được các mục tiêu kinh tế nhất là đảm bảo đủ nguồn lực kinh tế để thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động và đặc biệt là các đối tượng yếu thế. Câu hỏi đặt ra là chiến lược thích ứng để thúc đẩy các động lực kinh tế để đảm bảo các mục tiêu là gì? Tôi tin rằng cho dù chúng ta đạt được mục tiêu 70% dân số tiêm vắc xin thì nền kinh tế của chúng ta vẫn khó lòng quay trở lại trạng thái bình thường như trước đây. Thuốc đặc trị để chữa bệnh mới thật sự tạo ra triển vọng chắc chắn cho nền kinh tế.
Tại sao năm 2020, kinh tế Việt Nam thành công trong khi các nền kinh tế khác trên thế giới lại không đạt được, bên cạnh những quyết sách vì chống dịch, việc thực hiện tốt ‘mục tiêu kép’ thì tôi cho rằng điều quan trọng ở đây là sức chống chịu của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.
Trong năm 2020, khu vực doanh nghiệp đã làm rất nhiều điều cho thấy sự linh hoạt, tính chịu đựng để đảm bảo duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động, đảm bảo đơn hàng để thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Nhưng sau hơn 1 năm bị dịch ảnh hưởng, những nguồn tích luỹ mà doanh nghiệp có được trong nhiều năm hiện đã cạn kiệt, nhất là trong tình hình dịch diễn biến phức tạp như hiện nay. Có thể nói sự suy yếu của doanh nghiệp là khó khăn rất lớn cho nền kinh tế, trụ cột của nền kinh tế đang lung lay”, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo phân tích.
Kịch bản thuận lợi dự báo tăng trưởng 5,4-6,1%
Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2/2021 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây. Triển vọng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào: tốc độ và quy mô tiêm chủng vắc xin; hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch; các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước.
Dựa trên tình hình thực tiễn, VEPR đưa ra 3 kịch bản dự báo và trong các kịch bản dưới đây đều giả định rằng, các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam sẽ triển khai thành công việc tiêm vắc xin vào đầu quý 4/2021 và khống chế được tình trạng tái bùng phát, hoạt động kinh tế được khôi phục và căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị được làm dịu hơn. Trong khi đó, tình hình kiểm soát bệnh dịch tại Việt Nam có thể diễn biến theo các chiều hướng khác nhau.
Theo đó, ở kịch bản cơ sở, dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý 3/2021, việc tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 2/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5 – 5,1%.
Ở kịch bản thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vắc xin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 1/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4 – 6,1%.
Kịch bản bất lợi là dịch bệnh chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý 4/2021, quá trình tiêm chủng vắc xin được triển khai chậm do thiếu nguồn cung; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5-4%.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Chúng ta cần phải có phương án tối ưu câu chuyện thực hiện “mục tiêu kép” và có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mạnh mẽ hơn. Đó là gói hỗ trợ lãi suất có trọng tâm trọng điểm trong một số lĩnh vực, ngành nghề, địa phương khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng, lãi suất từ 3 - 4%. Doanh nghiệp vay với lãi suất từ 4 - 5% với thời hạn hỗ trợ 1 năm. Ngoài ra, Việt Nam cần phải tìm kiếm động lực tăng trưởng bổ sung, thay thế. Thứ nhất là tận dụng cơ hội để xuất khẩu vào các thị trường sớm hồi phục. Thứ hai, giải ngân đầu tư công vô cùng quan trọng. Thứ ba, kinh tế tư nhân còn nhiều khó khăn, nhưng nếu kiểm soát dịch bệnh tốt, những hộ gia đình năng động sẽ trở lại sản xuất kinh doanh tương đối nhanh chóng. Đồng thời, phát triển kinh tế số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy một chương trình cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh sâu rộng, đột biến và sáng tạo sẽ là yếu tố không thể thiếu để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Về trung và dài hạn, môi trường kinh doanh sẽ tác động đến cách thức vượt qua đại dịch và mức độ tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp khi bắt đầu quá trình phục hồi. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo khôi phục kinh tế và phục hồi niềm tin của các nhà đầu tư. Cải cách cải thiện môi trường kinh doanh luôn là một trong các trọng tâm của đột phá thể chế. Trước yêu cầu khắc phục thiệt hại do dịch bệnh và phục hồi kinh tế sau đại dịch, thì cải cách này lại trở nên cấp bách hơn. Lúc này Việt Nam cần một cuộc cải cách mới để nền kinh tế phục hồi hiệu quả hơn, hướng tới mục tiêu phát triển cao và bền vững.Và tôi mong muốn có một cuộc cải cách như thế. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics