Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Thế giới hứng chịu thêm cú sốc mới
Thế giới bất ngờ khi Tổng cục Ngoại thương Bộ Công Thương Ấn Độ ra thông báo số 20/2023 về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường, trừ gạo trắng basmati.
Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức kể từ ngày 20/7.
Vốn đang chịu tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và ảnh hưởng của El Nino, giờ đây thị trường lương thực thế giới hứng chịu thêm một cú sốc mới từ Ấn Độ với lệnh cấm này.
Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ năm 2012 và hiện nước này xuất khẩu gạo sang hơn 140 quốc gia.
Trong tài khóa 2022-2023, Ấn Độ chiếm hơn 40% trong tổng lượng gạo xuất khẩu 55,4 triệu tấn của thế giới khi đạt kỷ lục xuất khẩu hơn 22,2 triệu tấn, nhiều hơn tổng lượng gạo xuất khẩu của 4 nhà xuất khẩu lớn tiếp theo trên thế giới là Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại.
Việc Ấn Độ có động thái thắt chặt xuất khẩu gạo được dự báo sẽ tác động lên giá gạo toàn cầu và có thể sẽ đẩy giá gạo thế giới tăng lên cao hơn.
Lý do dẫn tới lệnh cấm
Lý giải cho việc ban hành lệnh cấm này, Chính phủ Ấn Độ cho hay quyết định này nhằm đảm bảo đủ nguồn cũng như giảm đà tăng giá ở thị trường nội địa.
Bộ Các vấn đề Tiêu dùng Ấn Độ cho biết giá gạo bán lẻ ở Ấn Độ đã tăng 11,5% trong năm qua và 3% trong vòng một tháng qua.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới việc Ấn Độ ra quyết định cấm xuất khẩu gạo tẻ thường: diện tích gieo trồng vụ Hè Thu, vụ quan trọng nhất của Ấn Độ giảm; lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh trong 5 tháng qua; kiểm soát giá gạo.
Nông dân Ấn Độ trồng hai vụ lúa trong một năm. Vụ Hè Thu chiếm hơn 80% tổng sản lượng trong khi vụ Đông Xuân chủ yếu được trồng ở các bang miền Trung và miền Nam. Tây Bengal, Uttar Pradesh, Andhra Pradesh, Punjab, Odisha và Chattisgarh là những vựa lúa gạo chính của Ấn Độ.
Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, diện tích gieo trồng vụ Hè Thu đến ngày 10/7/2023 là 7,059 triệu hecta lúa, giảm 15,81% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, diện tích trồng lúa của Ấn Độ giảm.
Nguyên nhân chủ yếu là do mùa mưa đến chậm hơn và lượng mưa thấp hơn ở một số bang miền Nam, miền Đông và miền Trung đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động gieo trồng vụ Hè Thu.
Cũng có thông tin cho rằng người dân Ấn Độ đã chuyển sang trồng một số cây nông sản khác như kê.
Ấn Độ lấy năm 2023 là năm "Quốc tế về Kê" và khuyến khích người nông dân trồng cây này do tiêu thụ ít nước hơn, trồng được ở những vùng đất khắc nghiệt hơn.
Để thúc đẩy diện tích trồng lúa, Ấn Độ đã tăng giá mua thóc thường vụ mới của nông dân thêm 7% lên 2.183 rupee (26,63 USD)/100 kg.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ tiếp tục tăng. Trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,121 tỷ USD tương đương 9,65 triệu tấn, tăng 15,29% về kim ngạch và 4,24% về khối lượng so với 5 tháng đầu năm 2022.
Quyết định cấm xuất khẩu gạo được đánh giá gây ra không ít thiệt hại cho các nhà xuất khẩu gạo cũng như nguồn thu ngoại tệ của Ấn Độ.
Nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực quy mô lớn
Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nên một lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức của nước này đã tác động mạnh tới giá gạo trên thị trường toàn cầu cũng như tâm lý các nhà xuất nhập khẩu gạo. Hiện giá gạo toàn cầu đã dao động quanh mức đỉnh trong 11 năm trở lại đây.
(Nguồn: Retail.economictimes.indiatimes)
B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Gạo Ấn Độ, cảnh báo bước đi mới nhất này của Ấn Độ sẽ gây ra những biến động trên thị trường gạo ở mức độ còn dữ dội hơn những gì mà thị trường lúa mỳ đang phải chứng kiến kể từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Trước đây, gạo là lương thực chính của hơn 3 tỷ người. Tuy nhiên, những biến động nguồn cung lúa mỳ kể từ cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đẩy thêm nhiều người chuyển từ lúa mỳ sang tiêu thụ gạo, đặc biệt là tại khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, gạo nhiều khả năng phải đối mặt với nỗi lo khan hiếm chẳng kém, thậm chí còn hơn cả lúa mỳ, do 90% loại lúa nước này được sản xuất ở châu Á, nơi mô hình thời tiết El Nino thường mang lại lượng mưa thấp hơn bình thường.
Ông Rao cho rằng lệnh cấm xuất khẩu đột ngột sẽ tác động mạnh tới người mua, do chưa thể tìm được nguồn thay thế và những người mua châu Phi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi họ phụ thuộc nhiều vào nguồn gạo của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, quyết định trên của Ấn Độ cũng gây áp lực lớn đối với những nhà xuất khẩu khác trên thế giới vì không có đủ hàng tồn kho để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung khi thiếu vắng gạo Ấn Độ, theo đó đẩy giá gạo lên cao.
Nhiều chuyên gia cho rằng lệnh cấm trên có thể ảnh hưởng đến khoảng 80% xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Mặc dù lệnh cấm có thể giúp giảm giá gạo ở Ấn Độ song cũng làm giảm theo nguồn thu ngoại tệ của chính cường quốc châu Á này.
Nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Pierre-Olivier Gourinchas khuyến cáo động thái hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể làm trầm trọng thêm lạm phát giá lương thực và nên được loại bỏ.
Ông dự báo rằng giá ngũ cốc toàn cầu có thể tăng 10-15% trong năm nay.
Ảnh hưởng của lệnh cấm sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn đặc biệt trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt và việc Nga mới đây quyết định không gia hạn Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.
Hơn nữa, hiện tượng El Nino có thể tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động canh tác lúa gạo của nhiều quốc gia, làm giảm sản lượng gạo toàn cầu, theo đó đẩy giá gạo lên mức cao kỷ lục.
Hiện chưa có thông báo về thời hạn của lệnh cấm xuất khẩu gạo từ Chính phủ Ấn Độ. Giới chuyên gia dự đoán lệnh cấm này có thể sẽ được duy trì tới sau tháng 11,12 - thời điểm Ấn Độ thu hoạch vụ lúa chính trong năm.
Tuy nhiên, thời tiết trong nửa đầu năm nay không thuận lợi trong bối cảnh hồi đầu tháng Sáu, Ấn Độ phải hứng chịu những đợt nắng nóng kỷ lục và sau đó lại là mưa lụt kỷ lục dẫn đến tình trạng diện tích canh tác không đạt được như năm ngoái.
Năm 2022, Ấn Độ đã phải hứng chịu tình trạng lụt lội bất thường trong tháng 11, 12, đúng thời điểm thu hoạch.
Như vậy, thế giới có thể phải đối diện với nguy cơ mới về một cuộc khủng hoảng lương thực quy mô lớn.
Trong bối cảnh này, các quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung gạo Ấn Độ cần theo dõi chặt chẽ tình hình biến động giá cả trên thị trường thế giới và tính toán tìm nguồn thay thể để thu mua, lưu kho nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước./.
Tin liên quan
Hải quan TPHCM phối hợp bắt đối tượng nhập lậu hơn 700 viên kim cương
16:54 | 29/10/2024 An ninh XNK
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương
08:41 | 24/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics