80% dữ liệu của người Việt đang đặt ở nước ngoài
Chuyển đổi số là "thang thuốc" thay đổi cơ bản hoạt động nông nghiệp Việt | |
Hỗ trợ nhau cùng chuyển đổi số - Đôi bên cùng thắng |
Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội thảo |
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh ngành viễn thông cần được phát triển và thúc đẩy để làm nền tảng cho sự phát triển của kinh tế số, xã hội số như mong muốn của chính phủ. Về sự phát triển hạ tầng viễn thông, theo thống kê của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong năm 2021, Việt Nam có 70,9 triệu thuê bao băng rộng di động (chiếm 57,23% tổng số thuê bao di động), tăng hơn 4% so với năm 2020; có 18,79 triệu thuê bao Internet băng rộng cố định, tăng 14,59%... Doanh thu trung bình của thuê bao băng rộng cố định trong 10 tháng năm 2021 chỉ đạt khoảng 137.000 đồng (tương đương 6 USD), giảm 8% so với mức doanh thu 149.000đ của năm 2020 (149.000 đồng).
Năm 2022, Cục Viễn thông cũng đặt mục tiêu thực hiện việc phủ sóng mạng băng rộng di động tốc độ trên 1Gb đến các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 100% người trưởng thành có điện thoại thông minh; 75% hộ gia đình có Internet cáp quang; 5% thuê bao băng rộng di động/100 dân. Tuy nhiên, việc hoàn thiện hạ tầng viễn thông băng rộng vừa để phục vụ kết nối người dân, doanh nghiệp trong giai đoạn còn chịu tác động của dịch Covid-19 và xa hơn là việc thúc đẩy hệ sinh thái số trên nền tảng viễn thông đó hoạt động được hiệu quả, góp phần giúp nền kinh tế số của Việt Nam phát triển mạnh mẽ là một vấn đề không dễ giải quyết đối với cơ quan quản lý nhà nước, với doanh nghiệp và với chính các đơn vị cung cấp giải pháp viễn thông, công nghệ thông tin.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đoàn Quang Hoan, Tổng thư ký Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam cho biết, dịch vụ viễn thông bằng rộng nói chung và băng rộng vô tuyến nói riêng đang có sự đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Cứ mỗi 10 năm, băng rộng vô tuyến lại có sự thay đổi thế hệ 1 lần và hế hệ sau có sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội lớn hơn với những cách thức mới mẻ hơn mà thế hệ trước không thể có được. Thậm chí, sự cải tiến, đổi mới diễn ra liên tục ngay trong cùng một thế hệ, trên cả mạng lưới và dịch vụ.
Hội thảo được tổ chức với 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến |
Đồng tình với ông Đoàn Quang Hoan, ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ và đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Đại hội 13 của Đảng đã đề ra nhiệm vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP. “Đây là mục tiêu hết sức thách thức nhằm hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển vào năm 2045” – ông Phạm Đức Long nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Đức Long, muốn phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số thì cần phải có hạ tầng số đi trước một bước. Trong đó, hạ tầng viễn thông đã có bước phát triển để trở thành hạ tầng số. Bộ Thông tin truyền thông đã xác định hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông và hạ tầng dữ liệu. Mục tiêu của Việt Nam đề ra là làm thế nào để làm chủ hạ tầng băng rộng, trong đó có hạ tầng thiết bị 5G cũng như các công nghệ, nền tảng hạ tầng theo chiều hướng “make in Vietnam”.
“Bộ Thông tin và Truyền thông đã báo cáo Chính phủ đưa ra mục tiêu đưa Việt Nam vào Top 30 nước có hạ tầng phát triển trước năm 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và trình Chính phủ chiến lược phát triển hạ tầng số giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030. Trong đó có những mục tiêu thách thức là làm thế nào xây dựng được hạ tầng số hiện đại, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ là “không ai bị bỏ lại phía sau” trong quá trình chuyển đổi số này” – ông Phạm Đức Long cho biết.
Ông Phạm Đức Long cũng đặt vấn đề về việc xây dựng thể chế số để thực hiện chuyển đổi số thành công. “Trong hạ tầng số có phần dữ liệu số, nhưng làm thế nào để quản lý được dữ liệu số? Dữ liệu là tài nguyên, vậy tài nguyên nên đặt ở đâu và quản lý như thế nào để có thể thúc đẩy thay vì hạn chế sự phát triển?” – ông Phạm Đức Long đặt vấn đề.
Hiện 80% dữ liệu của người Việt đang đặt ở nước ngoài. Cần có giải pháp để dữ liệu của người Việt sản sinh ở Việt Nam, phát triển ở Việt Nam và hướng tới doanh thu từ hạ tầng dữ liệu chiếm 1% GDP vào năm 2025. Đây là vấn đề cần nghiên cứu, xem xét.
Bên cạnh đó, nền tảng số chính là việc đưa ra những mô hình kinh doanh mới, nhưng cần có thể chế cho việc triển khai các mô hình mới này. Câu chuyện của các mô hình kinh doanh như Grab, Uber phải mất nhiều năm mới đưa vào triển khai được, hay như Mobile Money cũng đã qua nhiều năm nghiên cứu nhưng đến nay cũng mới ở giai đoạn thử nghiệm cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng thể chế cho các mô hình mới này.
Theo đó, để đạt được mục tiêu vươn lên Top 30 về hạ tầng số (hiện đang ở Top 70), bên cạnh các kinh nghiệm quốc tế, ông Phạm Đức Long mong muốn nhận được đề xuất, kiến nghị của tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước để có thể hoàn thiện thể chế và tạo ra cách làm đột phá trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.
Tin liên quan
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trở ngại hạ tầng níu kéo doanh nghiệp phát triển
07:32 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK