7 nguy cơ "đe dọa" tới sự phát triển công nghiệp Việt Nam
Infographics: Chỉ số sản xuất công nghiệp nhiều địa phương giảm mạnh | |
Sản xuất công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 | |
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng với phương án “3 tại chỗ” |
Bộ Công Thương xác định cần tập trung hình thành nền tảng bền vững cho công nghiệp phát triển thông qua giải quyết các điểm nghẽn về công nghiệp phụ trợ. Ảnh: Thanh Nguyễn |
Theo Bộ Công Thương, những năm qua, mô hình tăng trưởng với phương châm từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu đã góp phần tạo sự chuyển mình, tích lũy nội lực đáng kể của ngành công nghiệp và thương mại Việt Nam.
Tuy vậy, động lực tăng trưởng dựa vào mở rộng quy mô đầu tư FDI trên cơ sở lợi thế về nhân công giá rẻ, chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngắn hạn có thể không còn phù hợp để thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.
Đáng chú ý, Bộ này đã chỉ rõ 7 nguy cơ chính đối với lĩnh vực công nghiệp Việt Nam.
Thứ nhất, tốc độ tăng suất lao động trong các ngành công nghiệp thấp hơn mức tăng của toàn nền kinh tế, ngành nông nghiệp, dịch vụ; đặc biệt là trong nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo (2,7%/năm so với 4,7%/năm của cả nước giai đoạn 2011-2015, ước chỉ tăng 1,5%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020).
Thứ hai, tính tự chủ của ngành công nghiệp thấp, sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI, phụ thuộc vào nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào, công nghệ sản xuất ngày càng cao, dẫn đến giá trị gia tăng tạo ra trong nước thấp.
Số liệu thống kê về xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2011 – 2020 cho thấy, tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng từ 88,6% năm 2011 lên 91,1% vào năm 2015, 91,2% vào năm 2019 và ước tăng 91,5% vào năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ mức 17% năm 1995 lên 69,9% vào năm 2019 và ước 70,1% vào năm 2020.
Thứ ba, liên kết rất yếu giữa khu vực FDI và khu vực trong nước, hiệu ứng lan tỏa năng suất thấp, yếu trong tận dụng công nghệ ngoại sinh từ khu vực FDI. Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, đạt 10% nhu cầu về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành công nghiệp xuất khẩu.
Thứ tư, công nghệ sản xuất trong các ngành công nghiệp lạc hậu. Khoảng 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ những năm 1960-1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang…
Thứ năm, phân bố không gian của các ngành công nghiệp không phát huy được lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng của các địa phương.
Chưa hình thành được các mô hình cụm ngành công nghiệp, đặc biệt là các cụm ngành chuyên môn hóa để liên kết phát triển chuỗi giá trị các ngành công nghiệp nhằm nâng cao khả năng tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ sáu, công nghiệp xuất khẩu mới chỉ tham gia được vào các phân khúc có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các ngành công nghiệp xuất khẩu chế biến, chế tạo như dệt may, da giày, điện tử chỉ tham gia được vào các khâu trung gian có giá trị gia tăng thấp (gia công, lắp ráp) trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Cuối cùng, Bộ Công Thương nêu rõ, công nghiệp, tiêu dùng chưa thân thiện với môi trường. Chính sách tăng trưởng ngắn hạn kìm hãm phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao.
Thời gian tới, Bộ Công Thương xác định cần tập trung hình thành nền tảng bền vững cho công nghiệp phát triển thông qua giải quyết các điểm nghẽn về công nghiệp phụ trợ, tự chủ về vật liệu, linh kiện và chi tiết thiết yếu…
Bên cạnh đó là phát triển bệ đỡ cho phát triển công nghiệp chế tạo, hướng đổi mới sáng tạo vào việc chế tạo các sản phẩm có tính năng và chất lượng ưu việt trên cơ sở thiết lập năng lực mới về tích hợp thiết kế và tích hợp hệ thống.
Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh vào góc độ chuyển đổi và nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp nặng; thay thế, chuyển đổi, nâng cấp công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả thông qua chương trình hỗ trợ chuyển đổi công nghệ, thiết bị, quy trình sản xuất theo hướng xanh, hiện đại, tiết kiệm và hiệu quả về năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu.
Báo cáo tổng kết đánh giá 10 năm phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu bật những thành tựu quan trọng của ngành. Đó là, quy mô sản xuất công nghiệp liên tục được mở rộng và tăng cao. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của toàn ngành công nghiệp tăng từ 7,4% năm 2016 lên 9,1% năm 2019; giá trị gia tăng (VA) của ngành công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng từ 867,64 nghìn tỷ đồng vào năm 2015 lên 1.108,16 nghìn tỷ đồng vào năm 2019. Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, chỉ số IIP vẫn duy trì tăng trưởng với mức khoảng 3%; VA tăng khoảng 3%. |
Tin liên quan
Gỡ “nút thắt” để chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp
10:02 | 06/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
15:53 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics