Lựa chọn cổ phiếu giữa vòng xoáy rủi ro
Định giá của VN-Index, khối phi tài chính và ngân hàng. Nguồn: FiinGroup |
Rủi ro gia tăng
Xung đột Nga – Ukraine đang gây ra những tác động không nhỏ đến thị trường. Theo bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc điều hành khối Đầu tư chứng khoán và trái phiếu của VinaCapital, rủi ro dễ thấy nhất có thể ảnh hưởng danh mục đầu tư từ sự kiện này là rủi ro lạm phát. Ở phía nguồn cung, các lệnh trừng phạt và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản, qua đó trực tiếp làm giá đầu vào của các DN tăng cao. Ở phía nguồn cầu, lạm phát còn có thể làm cho tiêu dùng và tiến độ giải ngân đầu tư trong nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư công) chậm lại, do mặt bằng giá tăng cao và biến động khó lường.
Các công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp có thể bao gồm các DN lệ thuộc vào giá hàng hóa cơ bản làm nguyên liệu đầu vào nhưng không có khả năng tăng giá bán bù lại chi phí nguyên liệu, vận chuyển tăng cao. Rất nhiều các DN này là những DN thuần túy xuất khẩu. Đặc biệt, các DN lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào sẽ có rủi ro khan hiếm nguồn cung trực tiếp do căng thẳng Ukraine-Nga gây ra, ví dụ như than (một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Nga), có thể bị ảnh hưởng lớn về lợi nhuận.
Các hãng hàng không có thể chịu ảnh hưởng kép, khi chi phí giá dầu tăng cao và các đường bay bị gián đoạn. Ngoài các rủi ro cụ thể nói trên, rủi ro vĩ mô thế giới nhìn chung cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đà phục hồi chung của nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, định giá ở mức khá cao của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là yếu tố tiềm ẩn rủi ro. Cụ thể, định giá của VN-Index hiện đang ở mức 17,2 lần, tương đương mức trung bình của thị trường từ giai đoạn 2018 đến nay.
Tuy nhiên, theo bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng nhóm phân tích dữ liệu, khối dịch vụ thông tin tài chính của FiinGroup lưu ý rằng, định giá của VN-Index chịu ảnh hưởng lớn của khối ngân hàng, do khối này chiếm tới 1/3 tổng giá trị lợi nhuận cũng như giá trị vốn hóa của toàn thị trường. Do đặc thù ngành, P/B (hệ số giá trên giá trị sổ sách) là chỉ số hợp lý hơn để định giá cổ phiếu ngân hàng thay vì P/E (hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu) như khối phi tài chính. Do đó, để đánh giá chính xác bức tranh định giá toàn thị trường, nhà đầu tư cần tách riêng khối ngân hàng và khối phi tài chính.
Trong đó, P/B của khối ngân hàng hiện đang tiệm cận mức 2 lần so với độ lệch chuẩn trung bình 10 năm. “Trong lịch sử 10 năm trở lại đây, rất ít khi định giá khối ngân hàng chạm tới vùng cao này, mà đa phần nằm ở mức dưới. Điều này cho thấy nền định giá hiện đã không còn thấp như những năm trước nữa” – bà Vân cho biết. Với mức định giá cao như vậy, dựa theo quy luật giữa giá và định giá, để giá cổ phiếu tăng thì lợi nhuận DN cần phải đạt mức tăng trưởng tương ứng, thậm chí là cao hơn P/E. Do đó, những cổ phiếu có tăng trưởng lợi nhuận dự kiến năm 2022 thấp hơn P/E sẽ khá rủi ro và nhà đầu tư cần cẩn trọng với mỗi quyết định đầu tư của mình.
Trong khi đó, thanh khoản thị trường những phiên gần đây đang cho thấy sự kém tích cực hơn so với năm 2021. Ông Đào Phúc Tường, CFA – chuyên gia tài chính chỉ ra rằng, trong các quý 2, 3 và 4/2021, dù dư nợ vay margin của các công ty chứng khoán tăng mạnh, nhưng trị giá mua ròng của nhà đầu tư cá nhân lại đi ngang. Cụ thể trong quý 4/2021, tổng trị giá vay margin tăng lên 31.000 tỷ đồng nhưng trị giá mua ròng của nhà đầu tư cá nhân chỉ ở mức 400 tỷ đồng. Còn nếu tính tổng 2 quý 3 và 4/2021, tổng mức margin tăng thêm là 50.000 tỷ đồng trong khi nhà đầu tư cá nhân rút ròng 4.000 tỷ đồng.
Bên cạnh nghịch lý trên, chất lượng của nhà đầu tư mới tham gia thị trường cũng là điều cần lưu ý. Ông Tường cho biết, trong năm 2021, số lượng nhà đầu tư mới tăng rất mạnh, nhưng số dư tiền gửi của nhà đầu tư mới trên mỗi tài khoản chỉ tăng thêm vài triệu đồng. Điều này cho thấy dù số tài khoản tăng lên nhiều nhưng chất lượng tài khoản chưa thu hút được dòng tiền.
Đối với dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài, ông Tường đánh giá, việc FED tăng lãi suất sẽ khiến các quỹ, các nhà đầu tư nước ngoài phải cơ cấu lại danh mục đầu tư. Theo đó, phần bù rủi ro đối với những thị trường mới nổi, thị trường cận biên như Việt Nam được yêu cầu phải cao hơn, do đó dòng tiền chảy vào những thị trường này sẽ bị hạn chế. Trên thực tế, trong những năm gần đây, dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam đa phần đến tư châu Á. Trong khi đó, theo đánh giá của ông Tường, dòng tiền từ châu Á không có tính bền vững như dòng tiền từ khu vực Bắc Mỹ và châu Âu. Khi có những thay đổi về chính sách tiền tệ, dòng tiền từ châu Á sẽ rút ra rất nhanh.
Lựa chọn cổ phiếu nào?
Trước hàng loạt những yếu tố rủi ro như trên, câu hỏi đặt ra hiện nay là lựa chọn cổ phiếu nào để đảm bảo hiệu quả đầu tư?
Các chuyên gia dự báo, lạm phát sẽ nhích lên trong năm 2022 do độ trễ về hấp thụ tăng giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Do đó, bà Vân đưa ra khuyến nghị đối với 2 nhóm cổ phiếu mang tính chất phòng thủ là điện và dược phẩm. Hai nhóm ngành ngày cũng được dự báo có triển vọng lợi nhuận tích cực hậu Covid-19. Riêng ngành dược, một số DN đang chuẩn bị đưa thêm dây chuyền, nhà máy vào hoạt động sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của nhóm này trong năm 2022 và có thể kéo dài sang 2023.
Cũng theo bà Vân, nhóm ngành vật liệu xây dựng đã bị suy giảm lợi nhuận trong năm 2021 do giãn cách xã hội. Do đó, khi các yếu tố bất lợi đã qua đi thì lợi nhuận sẽ chuyển từ suy giảm sang tăng trưởng cao trong năm 2022.
Ngành ngân hàng cũng sẽ đạt tăng trưởng tốt trong năm 2022 nhờ tăng trưởng tín dụng cao do nỗ lực kích thích kinh tế của Chính phủ; tỷ lệ thu nhập lãi thuần tiếp tục cao do một số ngân hàng không phải hỗ trợ lãi suất như năm 2021; thu nhập từ phí tăng và một số ngân hàng không còn phải trích lập dự phòng theo Thông tư 01, 03 và 14 của Ngân hàng Nhà nước do đã trích lập đủ, hoặc thậm chí được hoàn nhập dự phòng trở lại trong năm nay.
Các nhóm ngành được đánh giá là sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi hậu Covid-19 gồm có bán lẻ, hàng cá nhân và thủy sản. Trong đó, ngành bán lẻ sẽ có sự phân hóa và cơ hội có thể đến với những DN có lợi nhuận trong năm 2021 tăng thấp hơn so với trung bình ngành.
Tương tự, tăng trưởng của ngành hàng cá nhân trong năm 2022 cũng xuất phát từ nền tăng trưởng thấp, thậm chí suy giảm trong năm 2021. Trong khi đó, ngành thủy sản dù đã tăng trưởng cao trong năm 2021 nhưng vẫn chưa về mức trước dịch Covid-19.
Tin liên quan
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics