Xuất khẩu sụt giảm gióng hồi chuông cảnh tỉnh về phụ thuộc Trung Quốc
Trong tháng đầu tiên của năm 2020, giá trị XK hàng hóa của Việt Nam giảm hơn 14% so với cùng kỳ năm 2019, nhập siêu ước tính 100 triệu USD. Trong khi đó tháng 1/2019, XK hàng hóa của Việt Nam chỉ giảm 1,3% so với cùng kỳ 2018. Ông đánh giá như thế nào về những con số này?
- Thông thường, XK hàng hóa những tháng đầu tiên của năm vẫn đi theo chiều hướng sụt giảm. Năm nay, XK hàng hóa phải đối diện tình trạng bất thường do có dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona.
Việt Nam nhập siêu ngay tháng đầu năm, song cũng không nên quá lo lắng vì thời gian còn dài. Hiện nay mới bắt đầu bước vào đầu “trận đấu”. Dịp đầu năm, các DN đều cần nhập vật tư, các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng tiêu dùng, hàng XK, kể cả sản phẩm nông sản. Cần xem lại kết cấu hàng nhập, nếu đó là hàng nguyên vật liệu, là yếu tố đầu vào cho sản xuất thì sẽ mở ra động lực XK hàng hóa mạnh mẽ ở những tháng sau đó.
Ông có cho rằng dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona là một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến cho tình hình XK thêm phần ảm đạm ngay tháng đầu tiên của năm và nó sẽ còn tác động mạnh mẽ tới XNK hàng hóa thời gian tới?
Phải khẳng định rằng, dịch bệnh này là một trong những hiện tượng bất thường, bất khả kháng, ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trên thị trường thế giới, Trung Quốc nằm ở vị trí khởi đầu và kết thúc của chuỗi cung ứng. Hiện nay, Trung Quốc cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều quốc gia để sản xuất ra nhiều loại hàng hóa và cũng là nơi tiêu tiêu thụ nhiều loại hàng hóa. Ví dụ như dệt may của Việt Nam, Trung Quốc đóng vai trò cung cấp nguồn đầu vào rất lớn, đồng thời là nơi NK lớn hàng dệt may, giày dép của Việt Nam... Khi Trung Quốc bị cô lập do dịch tất nhiên sẽ ảnh hưởng ngay lập tức tới thị trường thế giới và các quốc gia có nền kinh tế mở như Việt Nam. Phải khẳng định rằng, đây là ảnh hưởng xấu.
Bên cạnh đó, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona làm giá dầu suy giảm, thị trường chứng khoán suy giảm và nhu cầu của toàn thế giới suy giảm. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng tới kinh tế thế giới, đặc biệt ảnh hưởng tới những nước có nền kinh tế mở như Việt Nam. Ảnh hưởng này làm giảm sự tăng trưởng, giảm bớt quy mô giao dịch trên phạm vi toàn thế giới.
Riêng với Việt Nam, mức độ ảnh hưởng càng sát sao, cụ thể bởi Việt Nam có đường biên giới rất lớn đối với Trung Quốc và có rất nhiều loại hàng hóa XK của Việt Nam coi thị trường Trung Quốc là thị trường XK chủ yếu. Ví dụ điển hình là câu chuyện thanh long, dưa hấu đang vào mùa nhưng nhiều xe hàng phải nằm chờ ở cửa khẩu, thậm chí có nguy cơ bị đổ bỏ vì chờ lâu, hàng hỏng…
Ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng, Việt Nam có nguồn du lịch lớn từ Trung Quốc, khoảng 5 triệu người/năm. Thời điểm hiện tại nếu bình thường, các khu vực như Khánh Hòa, các tỉnh miền Trung, miền Nam rất đông khách Trung Quốc, song hiện nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thiếu vắng khách du lịch sẽ làm cho XK tại chỗ của Việt Nam bị ảnh hưởng, góp phần tác động tiêu cực đến hoạt động XNK nói chung.
Nông sản là mặt hàng tiếp tục phải đối diện nhiều khó khăn trong XK thời gian tới . Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Bên cạnh những tác động bất lợi tới tình hình XNK hàng hóa, có cơ hội nào cho XK hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona ngày một hoành hành không, thưa ông?
Nhìn rộng ra có thể thấy rằng, trong bối cảnh dịch bệnh chưa được kiểm soát, nguồn XK của Trung Quốc sang các thị trường khác bị ảnh hưởng, giảm sút nặng nề. Nếu XK của Việt Nam tìm cách có thể thế vào chỗ đó thì lại là cơ hội. Ví dụ các mặt hàng giày dép, dệt may, đồ điện tử, máy tính, điện thoại di động… là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Khi XNK của Trung Quốc sang thị trường khác suy giảm thì các thị trường này phải tìm hàng thế vào hàng Trung Quốc và Việt Nam cần nắm được tình hình, cơ hội này.
Tình trạng tương tự đã diễn ra là trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hàng Trung Quốc xuất Mỹ bị đánh thuế cao và giảm sút nhưng thị trường Mỹ vẫn cần hàng hóa, phải NK ở thị trường khác. Nếu Việt Nam đáp ứng được yêu cầu, thế chân vào thì đó lại là cơ hội. Mỹ thời gian vừa qua giảm NK hàng Trung Quốc nhưng nhập nhiều hàng của Mexico, Canada, Nam Mỹ, ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, với sự cố gắng dập dịch của Chính phủ Trung Quốc và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona dần dần sẽ được khống chế. Khi đó, thị trường Trung Quốc sẽ có nhu cầu trở lại, nhu cầu thậm chí sẽ cao hơn khi bị cấm vận kéo dài. Việt Nam cần nắm vững diễn biến cung cầu để chuẩn bị hàng hóa, đàm phán về hợp đồng nhằm tận dụng cơ hội, thúc đẩy XK… Các mặt hàng điển hình có thể thúc đẩy XK là gạo, rau quả, các tra, cá ba sa…
Một số ý kiến cho rằng, sự lao đao của hàng Việt ngay khi giao thương Việt-Trung gián đoạn bởi dịch bệnh một lần nữa lại “gióng” hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc? Quan điểm của ông như thế nào?
Câu chuyện ùn tắc, ế ẩm thanh long, dưa hấu ngay khi Trung Quốc dừng giao thương với Việt Nam đã cho thấy thêm bài học nữa khi phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, đó là luôn luôn phải chấp nhận sự bất ổn.
Trước mắt, với các mặt hàng như nông, thủy sản để tháo gỡ khó khăn cần tìm cách chuyển hướng thị trường, đưa các mặt hàng đó sang tiêu thụ ở các thị trường gần trong ASEAN như Lào, Campuchia, Myanmar… Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, sức tiêu thụ của các thị trường này không thể so với Trung Quốc nên giải pháp song song cần tiến hành là thúc đẩy mạnh mẽ tiêu thụ nội địa.
Về dài lâu với các mặt hàng XK, Việt Nam cần phân tán sự rủi ro bằng cách tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA), FTA Việt Nam –Liên minh kinh tế Á-Âu…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
10:05 | 24/12/2024 Xe - Công nghệ
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics