Xuất khẩu lâm sản lần đầu tiên cán mốc 8 tỷ USD
Ngày 26/1, tại TP.HCM diễn ra “Lễ mừng xuất khẩu lâm sản Việt Nam về đích trước kế hoạch và triển vọng ngành chế biến gỗ giai đoạn 2018 – 2020”.
Sự kiện do Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với các hiệp hội: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định ( FPA), Hiệp hội chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWOOHA).
Mặc dù trong năm 2017, ngành chế biến gỗ còn gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết không thuận lợi và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường, song xuất khẩu lâm sản của Việt Nam vẫn cán mốc 8 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2016, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020. Gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN và đứng thứ hai châu Á và thứ 5 thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, kim ngạch 8 tỷ USD xuất khẩu là dấu mốc hết sức quan trọng của ngành lâm nghiệp, qua đó đã thể hiện sự cố gắng vượt bậc của toàn ngành cả về sản xuất lẫn những nỗ lực tuân thủ các điều ước quốc tế…
Ông Cường nhận định, trong những năm tới, ngành chế biến gỗ đứng trước cơ hội rất lớn ở thị trường rộng lớn ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Cùng với đó, nguồn tài nguyên trong nước hiện cũng rất dồi dào với 4,1 triệu ha rừng trồng cùng với nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên khác như tre, nứa…
Tuy nhiên, yêu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng cao. Do đó, yếu tố cần thiết cho ngành chế biến gỗ hiện nay chính là việc đẩy mạnh đầu tư cho chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp mắt, nhiều tính năng tiện dụng để thu hút khách hàng, gia tăng giá trị sản phẩm…
Đại diện cho các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, đã chỉ ra những cơ hội của ngành gỗ đến năm 2020. Theo đó, trong vài năm gần đây, các khu vực sản xuất đồ gỗ đều không tăng, trừ châu Á – Thái Bình Dương, nên áp lực cạnh tranh toàn cầu không tăng. Trong khi đí, nhu cầu thị trường đồ nội thất trên thế giới vẫn tăng trưởng. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành gỗ Việt Nam.
Tuy nhiên, thị trường nhập khấu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ đang có xu hướng tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp gỗ. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường lao động và nguyên liệu trong nước và có thể dẫn đến nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.
Trong năm 2018, ngành gỗ đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu lâm sản lên 9 tỷ USD, trong đó kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ đạt từ 8,5 – 8,7 tỷ USD.
Để thực hiện được mục tiêu này, ông Khanh cho rằng các doanh nghiệp cần tập trung đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, ổn định chất lượng. Đồng thời nâng cao giá trị gia tăng bằng thiết kế mới. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần thực hiện cam kết “nói không với gỗ bất hợp pháp” để đưa ngành chế biến gỗ trở thành ngành sản xuất bền vững bằng nguyên liệu gỗ hợp pháp.
Tin liên quan
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK